16 thg 8, 2019

Thơm ngon chè bưởi xứ Tân Triều

Cách thành phố Biên Hòa 7km, làng bưởi Tân Triều nằm ở xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nổi tiếng với khung cảnh vùng quê thanh bình và những vườn bưởi sum suê trái như các loại bưởi: thanh trà, đường lá cam, bưởi xiêm, bưởi ổi, bưởi núm, bưởi thanh long, bưởi thanh dây, bưởi ổi…mỗi loại có một hương vị đặc trưng khác nhau. 


Đến Tân Triều mà chỉ ăn mỗi bưởi tươi Tân Triều thôi thì chưa tận hưởng hết vị ngon của nó. Bởi từ bưởi Tân Triều người ta chế biến ra rất nhiều món ăn ngon và độc đáo như gỏi bưởi, rượu bưởi, chè bưởi, nem bưởi, gà hấp bưởi… 

Trải nghiệm không gian yên tĩnh tại khu nghỉ dưỡng Thiền Tâm

Tọa lạc tại phường Phước Tân - Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với gần 4 hecta được thiết kế hướng về thiên nhiên trong lành. Khu nghỉ dưỡng Thiền Tâm là một nơi chỉ phù hợp với những ai muốn có được không gian tĩnh lặng, tách biệt với ồn ào náo nhiệt; muốn được sống trọn vẹn với chính mình, hoàn toàn yên bình với thiên nhiên, với chim muông, với hương vị thanh khiết của cỏ cây hoa trái; là chốn an trú của thực tại với những khoảng rừng tự nhiên.


Với hệ thống ôn tuyền thủy trị liệu và nhiều loại hoa đủ màu khoe sắc tạo không khí trong lành, thoáng mát, cùng cảnh vật thiên nhiên hòa quyện với các hồ bơi tạo nên một khung cảnh yên bình. Tổng thể thì hồ bơi không lớn cũng không nhỏ, nhưng được thiết kế có lợi cho sức khỏe nên khá phù hợp với nhóm gia đình. 

15 thg 8, 2019

Hội An –Thành phố cổ quyến rũ

Phố cổ Hội An của Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau khi vượt qua Tokyo - “trái tim” của nước Nhật, bỏ xa Rome - nơi được mệnh danh là thiên đường của sự lãng mạn của nước Ý để trở thành điểm đến tuyệt vời nhất thế giới trong năm 2019 do tạp chí du lịch hàng đầu của Mỹ Travel + Leisure bình chọn. 

Nơi thời gian ngưng đọng



Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 cây số về phía Nam. Xưa người phương Tây gọi là Faifo. Trong suốt thế kỉ 17 và 18, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là nơi giao thương nhộn nhịp của đội thuyền buôn lớn đến từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ấn Độ… Trước thời kì này, nơi đây cũng từng được nhắc đến như một điểm dừng chân quan trọng của con đường tơ lụa trên biển.

Hội An được ví như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị, một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở vùng Đông Á mà cho đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây mang dáng dấp kiến trúc truyền thống của người Việt, có niên đại từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19. Xen kẽ giữa các ngôi nhà ấy là những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa, hội quán, nhà thờ họ… được xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của thương cảng cổ xưa này.


Phố cổ Hội An nằm yên bình bên bờ sông Hoài. Ảnh: Tất Sơn

Chả cá Hà Thành

Người Hà Nội luôn được đánh giá cao bởi sự tinh tế, thanh nhã nhưng cũng vô cùng cầu kỳ, khó tính trong thưởng thức ẩm thực. Chính sự cầu kỳ này đã khiến một món ăn dân giã, đơn giản như chả cá cũng được thổi hồn và trở thành nét tinh túy của ẩm thực Hà Thành. 

Đặc biệt, với sự hấp dẫn và ngày càng phổ biến của nó theo thời gian, món ăn này đã trở thành tên một con phố nhỏ trong khu phố cổ, là điểm dừng chân không thể thiếu trong hành trình khám phá mảnh đất ngàn năm văn hiến của du khách thập phương: Đó là phố Chả Cá.

Chả cá thường làm bởi thịt cá lăng. Đây là một loại cá có da trơn, ít xương, ngọt thịt và thơm. Đặc biệt da của chúng ăn rất ngon. Bí quyết làm nên hương vị thơm ngon cho món ăn này chính là khâu tẩm ướp. Hỗn hợp ướp cá chỉ gồm bột nghệ, tỏi, hành, củ riềng, muối, đường và nước mắm, thêm chút mắm tôm.

Nguyên liệu làm ra món chả cá gồm cá Lăng, hành, thì là , ớt, mắm tôm…

Lăng Ông, kiến trúc Huế ở Sài Gòn

Trải qua gần 200 năm, Lăng Ông Bà Chiểu còn mang đậm kiến trúc cung đình Huế trên những bức phù điêu tinh xảo bằng sành sứ. 


Nằm trong khuôn viên rộng 18.500 m2, kế bên hông chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM), Lăng Ông còn có tên gọi dân gian là Lăng Ông Bà Chiểu, là nơi chôn cất Tả quân Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn thành Gia Định xưa. Đây đồng thời là công trình kiến trúc có giá trị văn hoá, nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Nam Bộ.

Khu di tích được bao quanh bởi cây xanh, trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”.

Ngan cháy tỏi - món ngon phố cổ nhâm nhi ngày mát mẻ

Giới trẻ Hà Nội đang rỉ tai nhau về một món ăn vốn đã quen nhưng được làm mới rất thích hợp với những buổi đi ăn cùng bạn bè, đem lại vị lạ miệng, vừa ăn, đó là ngan cháy tỏi.


Phố Hàng Thiếc ồn ào nhộn nhịp trong khu phố cổ. Ban ngày, nơi này lúc nào cũng ầm ĩ bởi tiếng gõ của búa, hàn xì, tiếng làm đồ thiếc cùng khách mua bán đồ. Buổi tối, khi trời vừa tắt nắng, các cửa hàng thiếc vừa kéo cửa cũng là lúc các vị khách nườm nượp ghé đến, đông chật vỉa hè một quán ăn nhỏ.

Bên dòng Long Xuyên

“Long Xuyên nước ngọt gió hiền/ Tàu xuôi Nam Hải ngược miền Nam Vang/ Thương hồ chiếc dọc chiếc ngang/ Tiếng rao lảnh lót nhịp nhàng chèo khua…”. Nằm bên bờ sông Hậu, TP. Long Xuyên ôm thêm con sông Long Xuyên trong lòng. Con sông trở mình chia thành nhiều nhánh, nhiều dòng chảy, làm mềm mại nỗi niềm nhớ quê của người xa xứ. Trở lại nguồn gốc xa xưa, nó chính là kênh Thoại Hà, con kênh đào sớm nhất ở Nam Bộ.

Những khúc sông Long Xuyên quanh thành phố 

Hấp dẫn bánh canh Bảy Núi

Nếu có dịp về Bảy Núi, bạn đừng quên một lần ghé lại thưởng thức món bánh canh nóng hổi, thơm ngon, đậm đà hương vị của những người đầu bếp chân quê, không những thu hút người dân bản xứ mà còn làm nức lòng du khách phương xa…

Nhắc đến bánh canh ở Bảy Núi không thể không nhắc đến bánh canh Vĩnh Trung, món ăn được làm từ bột gạo kết hợp với nước súp đậm đà được bày bán nhiều nơi ở xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên). Cách đây rất lâu, bà Neang Oanh Na vì mê hương vị gạo thơm Neang Nhen nên cất công chế biến bánh canh từ nguyên liệu lúa sóc, một loại lúa mùa do người Khmer Bảy Núi trồng. Cọng bánh canh Vĩnh Trung không tròn mà lại dẹp, nhỏ, trắng phau, mềm, dai, mang đậm vị ngọt từ hạt gạo thơm thuần khiết ở Bảy Núi. Bên cạnh cọng bánh canh ngon vẫn không thể thiếu nồi nước súp đặc trưng được ninh với xương heo, xương gà, cá đồng, tôm hòa quyện với nhau tạo nên tô bánh canh đặc biệt có hương vị khó quên. "Tôi ăn bánh canh ở khắp nơi nhưng chưa nơi nào có hương vị khó quên như ở đây. Nước súp đậm đà, vị ngọt thanh của thịt, cá, thêm vào đó là cọng bánh canh dai dai ngon không thể tả. Lần nào về Bảy Núi du lịch, tôi và bạn bè cũng phải ghé ăn 1 tô bánh canh Vĩnh Trung mới đi tiếp” - anh Phạm Minh Long (du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ. 

Thực khách thưởng thức bánh canh Vĩnh Trung 

Giữ nghề làm gốm truyền thống của người Ba Na

Ngồi bên nhà sàn, các chị Y Khel và Y Pư (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) tỉ mỉ nặn từng chiếc nồi làm bằng đất sét để nấu cơm, đựng nước. Đôi bàn tay khéo léo của các chị cứ thoăn thoắt quay tròn quanh chiếc nồi để tạo độ bóng. Các chị bảo, để nặn được một chiếc nồi như vậy phải mất vài ngày mới xong - đó là chưa kể thời gian chuẩn bị nguyên liệu mất cả tháng liền. Tuy kỳ công, nhưng đây là nét văn hóa truyền thống của đồng bào Ba Na (Jơ Lâng) nên các chị cố gắng giữ nghề để lưu truyền lại cho con cháu. 

Còn nhớ, cách đây không lâu, tại sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh lần thứ 4 năm 2018, nghệ nhân làm gốm Y Pư (1966) và Y Khel (1969) đã mang đến cho du khách một sự trải nghiệm thú vị về nghề truyền thống này. Nhiều em học sinh rất thích thú khi được các nghệ nhân cho mượn nguyên liệu đất sét để trực tiếp thử nghiệm. Thấy các em nhỏ hào hứng, chị Y Pư và Y Khel càng có động lực chế tác nhiều sản phẩm hơn nữa để phục vụ du khách tham quan được nhìn ngắm và mua sắm.

Tháng bảy, về thăm lại ngục Đăk Glei

Ngục Đăk Glei được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận Di tích lịch sử tại Quyết định số 2307/QĐ-VHTT ngày 30/12/1991. Gần 20 năm sau, Dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo di tích được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 với tổng mức đầu tư trên 35,456 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng cho đến nay, dự án được đánh giá đầu tư khá kiên cố, có tính thẩm mỹ cao, cơ bản tái hiện được nguyên mẫu Ngục Đăk Glei do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1932.

Đong đầy cảm xúc 


Chiếc xe 7 chỗ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei chở chúng tôi đi từ UBND huyện đến Ngục Đăk Glei đúng vào ngày đầu tháng Bảy, bầu trời trong xanh và nhiều đám mây bàng bạc. Tuyến đường, được trải nhựa hoặc đổ bê tông phẳng lỳ nên xe đi rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Đến đoạn từ Tỉnh lộ 673 lên Ngục Đăk Glei dài chừng 3km, đường rất quanh co và dốc đứng. Hai bên đường là những vườn cà phê catimo, bời lời... của bà con đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở làng Đăk Lây, xã Đăk Nhoong xanh tốt, nép mình dưới những cánh rừng già xa xa ôm lấy khu Di tích.