17 thg 1, 2019

Kéo co ngồi - Di sản độc đáo giữa lòng Hà Nội

Nghi lễ và trò chơi kéo co được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại bốn nước Việt Nam, Hàn Quốc, Campuchia, Philippines. Ở Việt Nam, ngay giữa lòng Hà Nội, có nghi lễ kéo co ngồi vô cùng độc đáo.

Độc đáo ngồi kéo co 


Theo truyền thuyết, xưa kia làng Ngọc Trì (nay là Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) gặp hạn hán, làng có 12 cái giếng thì 11 giếng đã cạn nước chỉ còn 1 giếng thuộc xóm Đìa (hay còn gọi là mạn Đìa). Trai mạn Đường, mạn Chợ xuống giếng mạn Đìa lấy nước bị trai mạn Đìa ngăn không cho lấy nước. Thời đó, nước được gánh bằng quang làm bằng dây song. Hai bên giằng co nhau cái quang đựng nước. Bên giằng, bên giữ, lại sợ đổ mất nước nên ngồi xuống đất mà ôm lấy cả thùng nước. Giằng co nhau, có khi đứt cả dây quang. Hạn hán qua đi, nhớ lại tích ấy, các cụ nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn trong hội làng với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa.

Biên Hòa: Đặc sản ốc - Ẩm thực đêm hấp dẫn thực khách

Không phải ngẫu nhiên mà các món ăn được chế biến từ ốc được xem là những món ăn đặc sản, thu hút nhiều thực khách thưởng thức vào những ngày cuối tuần hay những buổi chiều tối đổi gió.
Sau một ngày làm việc vất vả, trong buổi tối của khí trời se lạnh, không ít bạn trẻ lại thích rảo bước trên những con phố đã lên đèn, những quán cà phê với những điệu nhạc du dương hay những góc phố với các quán ăn vặt với những món ăn đa dạng, phong phú như níu chân du khách.

Không cần chờ tới dịp ra biển, đến với Biên Hòa, du khách có thể lựa chọn cho mình và gia đình những quán ốc ngon hấp dẫn với giá cả bình dân.

1. Quán ốc Hiếu Long 

16 thg 1, 2019

Ngôi chùa mang tên Chùa Cô hồn

Dân Biên Hòa hầu hết đều biết hoặc nghe tên chùa Cô hồn, cái tên nghe là lạ. Thật ra chùa có tên là Bửu Hưng, nằm ở đầu đường Phan Đình Phùng. Nguồn gốc tên chùa Cô hồn là một câu chuyện lịch sử bi tráng.


Đầu thế kỷ 20, một Hội kín yêu nước được lập nên ở Biên Hòa, mang tên trại Lâm Trung. Trại chiêu tập người, tổ chức luyện tập võ nghệ, trang bị vũ khí, tích trữ lương thực…chờ thời cơ đánh Pháp. Người dân xem những trại viên Lâm Trung trại như những vị hảo hán Lương Sơn Bạt. Căn cứ trại đóng tại núi Gò Mọi, vùng Thiện Tân, Vĩnh Cửu.

Phủ Tây Hồ - chốn linh thiêng giữa lòng Hà Nội

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, thờ Bà chúa Liễu Hạnh – một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam.

Phủ Tây Hồ tọa lạc trên doi đất hình Kim Quy, với long chầu – hổ phục hai bên trái – phải. Đất này thuộc ấp Tây Hồ, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay thuộc địa phận phường Quảng An, quận Tây Hồ

Vẻ đẹp trang phục dân tộc Cor

Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của đồng bào Cor (Quảng Ngãi) không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo, mà còn thể hiện nét văn hoá, bản sắc riêng của toàn thể cộng đồng.

Dân tộc Cor cư trú chủ yếu ở hai huyện Trà Bồng, Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi- đây là chiếc nôi, là quê hương ruột thịt của họ. Ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ di cư từ Trà Bồng sang sinh sống ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Người Cor mang nhiều tên gọi phiếm xưng khác nhau như Cùa, Khùa, Của, “Mọi Thanh Bồng”, “Mọi Trà Bồng”, “Mọi Trầu”, “Ta- Kua” hay “Mọi Quế. Tuy dân số không đông, địa bàn cư trú không rộng nhưng đồng bào Cor vẫn còn lưu giữ nhiều vốn văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc tộc người, nhất là lễ hội dân gian, trong đó bộ trang phục truyền thống mang nhiều dấu ấn văn hóa tộc người đặc sắc.

Đến Bình Liêu - 'thiên đường' vùng biên

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới của Quảng Ninh (giáp với Trung Quốc), được dân phượt ví von là “Sa Pa vùng Đông bắc”, “thiên đường cột mốc”. 

Bình Liêu cũng mang vẻ đẹp hoang sơ với những ngôi nhà sàn, nhà trình tường bên những cánh đồng bậc thang hút mắt mùa lúa chín vàng - Ảnh: NAM TRẦN

Bình Liêu có thể còn là một địa danh khá xa lạ với khách du lịch. Nhưng nếu một lần đặt chân đến vùng đất này, chẳng ai cưỡng nổi vẻ hút hồn từ cảnh vật tới con người nơi đây.

Hình ảnh đẹp như tranh thủy mặc trên cao tốc 12.000 tỷ ở Quảng Ninh

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn có mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, chuẩn bị thông xe vào ngày 30.12. Một điểm đặc biệt là hiếm có cao tốc nào ở Việt Nam, cảnh sắc hai bên đường đẹp tựa một bức tranh thủy mặc như cao tốc này.

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh) với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, chuẩn bị thông xe kỹ thuật sáng 30.12. 

Miền Tây Nghệ An - Điểm đến lý tưởng mùa Đông


Thời điểm cuối năm, khi tiết trời trở lạnh cũng là lúc cảnh sắc các huyện vùng cao Tây Nghệ trở nên thơ mộng hơn hết thảy bởi sương, mây, hoa và khói tỏa ấm áp của những món đồ nướng đặc sản. Nếu còn đang băn khoăn chưa biết đi đâu trong mùa đông này, đừng ngại ngần lên kế hoạch một chuyến khám phá các bản làng vùng cao để trải nghiệm phong cảnh, văn hóa và ẩm thực đặc sắc. 

Khám phá vẻ đẹp nên thơ của bản Mông cách thành phố Vinh 200km

Đến Huồi Giảng (Kỳ Sơn) mùa này, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí se lạnh với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng lãng mạn của những chái nhà mái sa mu, hồng chín đỏ rực và đào chớm nụ. 

Huồi Giảng là cụm bản người Mông thuộc xã Tây Sơn, Kỳ Sơn. Nơi đây yên bình với những mái nhà sa mu dầu chen giữa tán cây xanh mướt và những nụ đào chớm nở. Ảnh: Thành Nguyễn 

Di tích Chiến thắng Chi khu Ngã Năm

Nếu như trước đây đến với Ngã Năm, du khách được khám phá tìm hiểu đời sống văn hóa sông nước trên chợ nổi, nghe nhắc đến chiến thắng mang ý nghĩa lịch sử quan trọng – Chiến thắng chi khu Ngã Năm, là 1 trong 8 di tích cấp quốc gia của tỉnh Sóc Trăng, được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng theo quyết định số 73/2004/QĐ-BVHTT, ngày 23/8/2004; thì giờ đây, Tượng đài chiến thắng chi khu Ngã Năm đã hiện hữu, vững vàng, hiên ngang, tỏ rỏ ý chí của quân, dân ta lúc bấy giờ.

Lễ khai mạc