Được lưu giữ ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Đồng Dương
là tên gọi của những đài thờ lớn được phát hiện tại Phật viện Đồng
Dương, một trung tâm Phật giáo nằm ở đô thành Indrapura (nay nằm ở huyện
Thăng Bình, Quảng Nam) thời kỳ vương triều Indrapura của người Chăm.
23 thg 9, 2018
Kiệt tác nghệ thuật của Phật viện lớn nhất vương quốc Chăm Pa
Đài thờ Đồng Dương cùng các hiện vật khác được khai quật ở Phật viện Đồng Dương chính là chứng tính quan trọng nhất về sự tồn tại của trung tâm Phật giáo lớn nhất vương quốc Chăm Pa một thời.
Khám phá tòa thành Chăm cổ còn nguyên vẹn nhất Việt Nam
Thành cổ Châu Sa có niên đại trên 1.000 năm là một trong những thành lũy kiên cố nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế ở phía Nam vương quốc Chăm Pa. Tình trạng của tòa thành này ngày nay ra sao?
Nằm ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thành cổ Châu Sa là một tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa xưa còn lưu lại dấu tích khá nguyên vẹn
21 thg 9, 2018
Thiên nhiên kỳ thú tạo nên bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình
Bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình, bạn đã đến đó chưa? Thật bất ngờ khi tôi có dịp ghé qua đây dù đi Quảng Bình rất nhiều lần.
Với tôi và có lẽ với nhiều người nữa Quảng Bình chỉ có hang động. Có thể nói, ngoài danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng, Đá Nhảy cũng là điểm dừng chân quá hấp dẫn đối với du khách cũng như người yêu thích thiên nhiên, thích khám phá.
Về Quảng ăn mì
Mỗi lần đón bạn bè, đồng nghiệp là dân Quảng Nam xa quê về, câu đầu tiên sau cái bắt tay chào hỏi là “đi mô tìm tô mì Quảng ăn hè”. Dường như với những người Quảng xa quê, nỗi nhớ quê và những hồi ức tuổi thơ đọng lại rất cụ thể qua tô mì Quảng.
Mì Quảng là tên gọi của một món ăn đã quá quen thuộc trong đời sống hằng ngày của cư dân xứ Quảng Nam-Đà Nẵng. Dân Quảng gốc chỉ gọi một từ là mì. Danh xưng mì Quảng chỉ xuất hiện khi dân Quảng trên đường vào Nam làm ăn, đem theo món ăn truyền thống của quê mình - và gọi tên mì Quảng để phân biệt với các loại mì xíu, mì hoành thánh, mì xào giòn... của người Hoa.
Mì Quảng. Ảnh: Nguyễn Thiện
Mì Quảng là tên gọi của một món ăn đã quá quen thuộc trong đời sống hằng ngày của cư dân xứ Quảng Nam-Đà Nẵng. Dân Quảng gốc chỉ gọi một từ là mì. Danh xưng mì Quảng chỉ xuất hiện khi dân Quảng trên đường vào Nam làm ăn, đem theo món ăn truyền thống của quê mình - và gọi tên mì Quảng để phân biệt với các loại mì xíu, mì hoành thánh, mì xào giòn... của người Hoa.
Bánh tráng cuốn: Nét ẩm thực đặc sắc ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Các món cuốn từ bánh tráng là một trong những nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Với những du khách đã từng đặt chân đến Đà Nẵng, ít ai có thể bỏ qua được hai món cuốn đã đi vào đời sống ẩm thực của người dân nơi đây, đó là bánh tráng cuốn cá nục hấp và bánh tráng thịt heo.
Cá nục hấp cuốn bánh tráng là món ăn quen thuộc đối với nhiều người dân vùng biển nói chung và Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng. Thông thường, người nấu sẽ hấp cá theo cách phổ biến là dùng nồi hấp, không tẩm ướp quá nhiều để cá giữ được vị đặc trưng.
Cá nục hấp cuốn bánh tráng là món ăn quen thuộc đối với nhiều người dân vùng biển nói chung và Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng. Thông thường, người nấu sẽ hấp cá theo cách phổ biến là dùng nồi hấp, không tẩm ướp quá nhiều để cá giữ được vị đặc trưng.
Cá nục hấp là món ăn quen thuộc với nhiều người bởi vị đậm đà của cá nục hòa cùng các loại rau, dưa ăn kèm.
Độc đáo món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú
Măng là một nguyên liệu để chế biến thức ăn rất quen thuộc, tuy nhiên, có một món ăn từ măng khá độc đáo, ít người đã từng được ăn và biết đến là món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn.
Những ngày này người Khơ Mú ở xã vùng cao Bảo Thắng, Kỳ Sơn rủ nhau vào rừng hái măng luồng để chế biến món măng trộn tro bếp. Ảnh: Lữ Phú
Nét xưa làng xứ Nghệ
Ở Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương… hay bất cứ vùng quê nào xứ Nghệ, cũng có thể tìm được những ngôi làng bình yên như đã thế từ trăm năm.
Những ngõ quê óng ả cây rơm vàng. Ảnh: Hồ Chiến
19 thg 9, 2018
Độc đáo nghề làm đầu lân xứ Huế
Những chiếc đầu lân xứ Huế với nhiều nét riêng biệt so với các vùng miền khác, được xuất đi mọi miền đất nước, mang niềm vui đến cho trẻ em trong ngày Trung thu.
Những ngày đầu tháng 8 âm lịch, các lò làm đầu lân truyền thống ở TP Huế (Thừa Thiên - Huế) tất bật hoàn thành sản phẩm để đưa ra thị trường. Khuôn đầu lân được làm từ xi măng, người thợ dán giấy và hoàn tất các công đoạn cần thiết trên khuôn này.
Lưu luyến ‘hương cốm’ làng Nông Xá
Ít ai biết ở làng Nông Xá (xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng), nơi nổi tiếng về làm bánh đa, còn có một nghề truyền thống lâu đời, đó là nghề làm cốm mộc.
Ông Bùi Văn Tuyển thường ngồi liên tục nhiều giờ để làm cốm. Ảnh Lê Tân
Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Tiến, thì nghề làm cốm ở làng Nông Xá tồn tại gần trăm năm nay, tập trung chủ yếu ở thôn Đông và thôn Nam. Lúc hưng thịnh nhất, cả làng đều làm cốm. Đến nay, vì nhiều lý do, chỉ còn 3, 4 hộ làm nghề. Trong đó, có gia đình các ông Bùi Văn Tuyển (60 tuổi) và Nguyễn Văn Đê (58 tuổi), đều ở thôn Nam, là duy trì làm cốm quanh năm.
Lễ cúng mừng sức khỏe của người Ê Đê
Người Ê Đê sống trên vùng đất Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Từ xưa đến nay, đồng bào Ê Đê vẫn giữ gìn Lễ cúng mừng sức khỏe và coi đó là một nghi lễ không thể thiếu trong vòng đời của mỗi người. Lễ cúng mừng sức khỏe được tiến hành vào những thời gian rảnh rỗi, lúc nông nhàn và người được cúng phải hơn 60 tuổi.
Trước đây đồng bào tổ chức lễ này rất lớn, nay quy mô tùy vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi nhà. Dù linh đình hay đơn giản, Lễ cúng mừng sức khỏe là để tỏ lòng thành kính tới các đấng thần linh với mong muốn các thần linh che chở phù hộ cho người được cúng sức khỏe và cả buôn làng.
Khi chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, chủ nhà sẽ mời anh em bên họ của vợ đến để bàn bạc và phân công việc tổ chức lễ. Sau đó tất cả các nghi thức cúng của lễ đều được thực hiện bên trong ngôi nhà dài mà đã từ lâu được ví von là dài như tiếng chiêng ngân.
Trước đây đồng bào tổ chức lễ này rất lớn, nay quy mô tùy vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi nhà. Dù linh đình hay đơn giản, Lễ cúng mừng sức khỏe là để tỏ lòng thành kính tới các đấng thần linh với mong muốn các thần linh che chở phù hộ cho người được cúng sức khỏe và cả buôn làng.
Khi chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, chủ nhà sẽ mời anh em bên họ của vợ đến để bàn bạc và phân công việc tổ chức lễ. Sau đó tất cả các nghi thức cúng của lễ đều được thực hiện bên trong ngôi nhà dài mà đã từ lâu được ví von là dài như tiếng chiêng ngân.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê được tổ chức trong ngôi nhà dài của người được cúng sức khỏe.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)