20 thg 4, 2018

Biển Cửa Lò hoang sơ làm "cháy lòng" du khách

Có một biển Cửa Lò nước trong, cát trắng...Ảnh: Trần Lưu 

Đã được công nhận là đô thị du lịch biển từ nhiều năm, song biển thị xã Cửa Lò (Nghệ An) vẫn giữ được những nét hoang sơ làm mê mẩn lòng du khách. 

Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

Nằm cách Quốc lộ 1A khoảng chừng trăm mét, đoạn gần dốc Vườn Xoài, cầu gỗ Miếu Ông Cọp (hay tên khác là cầu Ông Cọp, Bình Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) bắc qua sông Bình Bá có chiều dài hơn 700m nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam.

Ông Trần Văn Thủy (48 tuổi) một trong số những người đứng ra làm cây cầu chia sẻ: "Cầu được xây dựng từ năm 1998 với tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng, có chiều dài hơn 700m và rộng 1,5m. Vật liệu chính của cầu là những tấm ván gỗ làm từ thân cây phi lao. Thành cầu làm bằng những thân tre già". 

Từ quốc lộ 1A du khách có thể nhìn trọn chiều dài cây cầu. Ảnh: Văn Định 

Băng giá bao phủ Fansipan, đỗ quyên biến thành hoa tuyết

Nhiều du khách đến Fansipan ngỡ ngàng khi được ngắm hiện tượng băng giá giữa tháng 4, đúng mùa hoa đỗ quyên nở. 

Hiện tượng băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan, Sa Pa, Lào Cai từ đêm qua và kéo dài đến sáng nay. Cây cỏ và nhiều công trình ở độ cao hơn 3.000 m sáng 7/4 vẫn bao phủ bởi lớp băng giá trong suốt. 

10 điểm săn ảnh đẹp khi đến Đồng Văn

Làng Thiên Hương, Lao Xa là địa điểm ít người biết nhưng có khung cảnh tuyệt đẹp ở Đồng Văn, Hà Giang.

Làng Thiên Hương 


Đây là một ngôi làng trăm tuổi nằm ẩn sau phố cổ Đồng Văn, nơi cư trú của đồng bào người Tày. Đầu làng là những cây đa cổ thụ, bên trong làng có rất nhiều nhà cổ với mái ngói âm dương.

Đi hội Ná Nhèm

Nổi tiếng bởi màn rước sinh thực khí, Hội Ná Nhèm là một nghi thức độc đáo nhằm cầu may mắn, bình an của bà con dân tộc Tày Làng Mỏ (xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn).

Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, người dân Làng Mỏ lại nô nức kéo về đình làng mở hội và tiến hành các nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng, đức thánh Cao Sơn Quý Minh, đức vua Miêu Tĩnh và đức vua Cao Quyết.

Đi đầu là đám rước long ngai và bài vị của đức vua Cao Quyết từ đình Làng Mỏ đến miếu Xa Vùn, tiếp đó là đoàn rước do bốn nhân vật gồm một Chánh tướng và ba phó tướng dẫn đầu.

Người dân Làng Mỏ rước bài vị, long ngai của vua Cao Quyết từ đình làng ra miếu Xa Vùn.

19 thg 4, 2018

Nhộn nhịp nghề cá ở Nghi Quang

Chỉ một đoạn bến nơi Bara Nghi Quang (Nghi Lộc) nhưng đã diễn ra bao nhiêu hoạt động mưu sinh tấp nập của người dân xã Nghi Quang.

Bara Nghi Quang (thuộc khối 9, Nghi Quang) nơi những con thuyền đi biển tìm về bến đậu và bên cạnh đó còn có lồng nuôi cá của người dân. Ảnh: Trung Hà 

Khám phá suối Cẩm Hương

Cẩm Hương là con suối lớn, nơi hoà dòng của rất nhiều con suối nhỏ khác nhau. Nhìn từ trên cao, Cẩm Hương như dải lụa mềm uốn lượn len lỏi giữa thảm rừng xanh mát, ngút tầm mắt.

Suối Cẩm Hương nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng hơn 60km, thuộc địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Suối bắt nguồn từ ngọn núi có vách đá dựng đứng hùng vĩ. Đây là con suối rất thú vị, vừa rộng lớn như một dòng sông, vừa có những hồ nước sâu nằm lưng chừng trên cao với màu nước xanh lam hút hồn, vừa có thác lớn đổ ầm ào phả hơi nước mát lạnh. 


Khung cảnh hữu tình tại suối Cẩm Hương

Thơm lừng ốc bươu nướng

Giữa cuộc sống bộn bề nơi phố thị, đôi lúc thèm những ngày thong thả được về quê để lòng mình lắng lại, ăn một vài món dân dã để nhớ lại thời thơ ấu. Nhớ những ngày chăn bò cắt cỏ trên cánh đồng làng. Nhớ những ngày bắt ốc, hái rau dọc bờ sông Bàu Dài. Nhớ mùi vị thơm lừng của những con ốc bươu nướng...

Tôi nhớ ngày xưa mỗi khi qua rằm tháng Giêng người dân quê tôi lại tất bật chuẩn bị dụng cụ vớt ốc bươu. Nói cho oai tí, chứ dụng cụ bắt ốc bươu rất đơn giản, chỉ cần cái giỏ mồm bò buộc vào cây sào là được, hoặc cắt miếng lưới của cái vó đã cũ luồn vào cây sắt khoanh tròn lại rồi buộc vào cây sào.

Gà kiến luộc chấm muối lá chanh

Chán ngấy những món ăn ngày Tết, tôi lại nhớ đến món gà kiến luộc chấm muối lá chanh.

Ngày xưa, ở nông thôn hầu như nhà nào cũng nuôi gà kiến. Bởi thịt nó vàng ươm, săn chắc, thơm và ngọt. Vả lại nuôi gà kiến bán rất có giá. Cha mẹ tôi nuôi gà kiến không chỉ để bán, mà còn để dành bồi bổ sức khỏe. Vì vậy mà lâu lâu, nhà tôi lại làm món gà luộc chấm muối lá chanh để bồi dưỡng sức khỏe cho cả nhà sau những ngày lao động mệt nhọc.

Để làm được món gà luộc chấm muối lá chanh vừa ngon vừa bổ dưỡng, mẹ tôi thường chọn con gà kiến tơ vừa mới nhảy ổ. Mẹ nói theo kinh nghiệm dân gian: "Cơm chín tới, cải ngồng non, gà nhảy ổ" là ngon và bổ nhất.

Gà kiến luộc chấm muối lá chanh. Ảnh: Internet 

Cá thài bai nấu canh khổ qua

Nhiều du khách đã nói: "Đến Quảng Ngãi thưởng thức những món ăn đặc sản: Chim mía Xuân Phổ, cá bống Sông Trà, kẹo gương Thu Xà, mạch nha Thi Phổ... mà chưa có dịp ăn cơm với cá thài bai, thì coi như chưa hưởng trọn vẹn hương vị ẩm thực của Quảng Ngãi". 

Cá thài bai là loại cá rất đặc biệt, hình thù giống cá bống con, thân nhỏ như chiếc que tăm trắng toát. Không chỉ vì nó rất nhỏ, mà dòng đời, nơi sinh sống... cũng rất lạ. Cá thài bai ngon nhất là vào khoảng cuối đông đầu xuân. Khoảng thời gian này là thời điểm cá sinh trưởng và phát triển.

Theo những người chuyên đánh bắt cá thài bai, thì những ấu trùng của cá bống đẻ trong cát trôi theo dòng nước về phía biển; tại vùng nước lợ, nơi gặp nhau giữa nước biển và nước sông, trứng được nở ra; sau đó, chúng đi từng đàn ngược về phía thượng lưu để sinh sống.