18 thg 2, 2018

Tỏa sáng với cánh đồng hoa "mặt trời"

Nhiều năm gần đây, cứ mỗi độ gió mùa Đông Bắc bắt đầu thổi là cộng đồng lại được một phen thổn thức bởi những cánh đồng hoa hướng dương rộng bạt ngàn tại Nghĩa Đàn, Nghệ An mời gọi. 

Với diện tích trên 100 ha, cả triệu bông hoa trên cánh đồng đang ngậm những giọt sương, giọt nắng để sẵn sàng bung nở phủ một màu vàng rực sáng cả một khoảng trời. Vẻ đẹp của cánh đồng “hoa mặt trời” đang cuốn hút hàng trăm nghìn người dân đủ mọi lứa tuổi hội tụ để chiêm ngưỡng, chụp ảnh tạo dáng, đua sắc cùng hoa, trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn như một cánh đồng châu Âu giữa lòng xứ Nghệ.

Cánh đồng hoa hương dương này thuộc quyền quản lý của trang trại TH. Cứ sau 2 vụ ngô và cao lương, các kỹ sư nông nghiệp ở Trang trại TH lại trồng hướng dương với mục đích luân canh cây trồng để giảm các nguy cơ tích lũy bệnh, cỏ dại thay vì dùng cây họ đậu như dân gian quen làm, bởi lẽ hướng dương cho năng suất rất cao, chịu hạn, lạnh tốt hơn nhiều. Năm nay, trang trại TH trồng hoa hướng dương ở 2 địa điểm: ven đường Hồ Chí Minh và cánh đồng thuộc khu farm 3. 

Cánh đồng hoa hướng dương rộng 100 ha nằm ở nông trường 19/5, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 

Bánh chưng Bờ Đậu nhộn nhịp đón Tết

Mỗi dịp cận kề Tết đến, Xuân về làng nghề bánh chưng Bờ Đậu (xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) lại thấy người người, nhà nhà tấp bật bên những nồi bánh chưng nghi ngút hương thơm nồng. Với lịch sử hơn 50 năm duy trì và phát triển, bánh chưng Bờ Đậu đã khẳng định được thương hiệu và trở thành một trong 5 làng bánh chưng nổi tiếng nhất miền Bắc.

Cách thành phố Thái Nguyên khoảng 8km, ngã ba Bờ Đậu là một trong những nơi trung chuyển, giao thương của các tỉnh miền Bắc. Theo bà Nguyễn Bích Liên- Trưởng Làng nghề Bánh chưng Bờ Đậu cho biết, những năm 1960, Bờ Đậu bắt đầu manh nha nghề làm bánh chưng. Trước đây do kinh tế khó khăn và người dân chưa ưa chuộng sản vật này lắm, nên người dân chỉ gói bán bắt đầu từ dịp 23 Tháng Chạp đến Tết Nguyên đán, còn ngày thường thì làm nghề trồng lúa nên cuộc sống nhiều gia đình bấp bênh do không có nguồn thu nhập. Thế nhưng, đến nay khi thương hiệu làng nghề được công nhận với hương vị thơm ngon, bánh chưng được các hộ làm quanh năm. 

Mỗi năm khi dịp Tết gần đến, các hộ đều phải thuê nhân công địa phương hoặc vùng lân cận đến để gia tăng sản xuất, kịp trả các đơn hàng của các tỉnh đặt.

Huyền bí tập tục người Dao đỏ

Mỗi dịp Xuân về, người Dao đỏ ở huyện Bát Xát (Lào Cai) lại rộn ràng tổ chức những lễ hội, tập tục cổ xưa huyền bí, tưởng nhớ đến tổ tiên và cuội nguồn mang tính nhân văn sâu sắc.

Đám cưới theo phong tục truyền thống
 
Người vùng Tây Bắc có câu thành ngữ “Người Mông ăn theo mây, người Thái ăn theo nước, người Dao ăn theo lửa” để chỉ đặc tính của các tộc người này là: Người Mông thường sinh sống trên những ngọn núi mây mù, người Thái thường sinh sống ở gần nguồn nước sông, suối, người Dao có nhiều tập tục tín ngưỡng liên quan đến lửa như Lễ cấp sắc, lễ nhày lửa...
Tình cờ gặp ông thầy cúng Chảo Duồn Liềm nổi tiếng trong vùng Bát Xát, nghe chuyện ông sắp làm chủ lễ cưới theo phong tục truyền thống cho đôi nam nữ ở thôn Tùng Chỉn I (xã Trịnh Tường), chúng tôi theo chân ông đến gia đình ông Chảo Phù Sài ở thôn Tùng Chỉn I khi trời đã sẩm tối. Ông Sài đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai út Chảo San (24 tuổi).

Bên chén rượu, thầy cúng Chảo Duồn Liềm khề khà cho biết: “Người Dao chúng tôi quan niệm, cô dâu Tẩn Mẩy khi về nhà chồng là mang theo những điều may mắn và tốt đẹp. Vì vậy, lễ cưới này bắt buộc phải có lễ ăn hỏi, lễ rước dâu và lễ đón dâu vào nhà”.

Đoàn đón dâu nhà trai cúi chào cô dâu và nhà gái. 

Ngọt thơm rượu hoẵng của người Dao

Rượu hoẵng của đồng bào Dao đỏ Yên Bái có mùi thơm dịu nhẹ của gạo nếp nương, với loại men truyền thống làm từ vị thuốc quý.

Để làm rượu hoẵng, quan trọng nhất là phải có gạo nếp nương thơm ngon. Gạo nếp trước khi xôi phải được ngâm qua đêm, vò đãi sạch, để ráo nước cho vào chõ đồ chín. Xôi sau khi chín được đổ ra chiếc nia có rải lớp lá chuối phía dưới, đợi xôi nguội thì tiến hành lên men.

Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm trong việc làm rượu hoẵng thì độ nóng nguội của xôi để lên men cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của rượu. Xôi nếu lên men khi còn quá nóng dễ làm rượu bị chua, hoặc để nguội quá cũng không thể thành rượu được.


Rượu hoẵng được sử dụng trong những dịp lễ tết, cưới xin hay vào nhà mới. 

Da trâu muối chua - Đặc sản của người Thái Sơn La

Đồng bào Thái Sơn La thường dùng da trâu, bò để làm mặt trống, làm nẹp đập lúa. Cũng từ da trâu bò, qua bàn tay khéo léo của bà con đã trở thành một món ăn ngon, đó là món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết.

Nguyên liệu để làm món da trâu muối (hoặc da bò muối, thường bà con dùng da trâu để làm món này) bà con chuẩn bị da trâu miếng dày mịn, giềng giã nhỏ, gạo rang thơm giã nhỏ thành thính, một lượng tỏi bóc, ớt thái nhỏ vừa đủ, cùng các gia vị khác như đường, muối, mì chính.

Món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết. 

Hoa đá Đồng Văn

Cứ mỗi độ xuân về, nhìn những xe hoa cúc, hoa ly, hoa mai, hoa đào ngập tràn các ngõ phố Thủ đô, lòng lại rộn ràng nhớ Lũng Cú, Đồng Văn. Có phải vì hoa không, hay vì xuân về trên cao nguyên đá Đồng Văn có gì đặc biệt. Mùa xuân thì ở đâu chẳng có hoa, ở đâu chẳng rộn ràng, sao lại nhớ Lũng Cú, nhớ Đồng Văn đến thế?!

Đá biết nở hoa


Người ta bảo đá ở cao nguyên Đồng Văn biết nở hoa, có thật thế không? Hoa trên cao nguyên đá Đồng Văn nở từ đầu thu tháng 10, hoa ngũ sắc, hoa cúc cam vàng, hoa thun tu đỏ, hoa tam giác mạch tím hồng nối tiếp nhau nở rộ.

Loài hoa này nở nối tiếp loài hoa kia, hoa nối hoa như mùa nối mùa, hoa nở từ trong những khe đá nhỏ, phủ lên trên đá, phủ lên màu xám xanh của đá những sắc màu rực rỡ. 


Sắc xuân trên cao nguyên đá Đồng Văn. 

12 thg 2, 2018

Tết về Cần Đước ăn lạp xưởng, bánh in

Từ lâu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nổi tiếng với các đặc sản: Gạo Nàng Thơm Chợ Đào, bột Long Sơn, bún Mỹ Lệ,... Và sẽ thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến lạp xưởng và bánh in Long Hựu - 2 đặc sản làm nổi danh xứ Cần Đước.

Bà Ngô Thị Thanh cho biết: “Lạp xưởng phơi nắng ngon và thơm hơn lạp xưởng sấy bằng máy” 

Nghề mõ xứ Thần Kinh

Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Và chính những thanh âm kỳ lạ ấy cho thấy sự tồn tại của một làng nghề độc nhất vô nhị đất Thần Kinh (tên gọi khác của Huế), đó là nghề đục mõ. 

Huế mùa mưa thật buồn. Trời đất, đường sá, cỏ cây đâu đâu cũng ủ dột một màu xám xịt, dầm dề, ướt át. Định bụng chẳng đi đâu nhưng rồi nghĩ ngợi thế nào tôi lại khoác áo mưa, dắt xe máy vượt qua cầu Trường Tiền, lên đường Điện Biên Phủ, rồi quẹo phải sang đường Lê Ngô Cát hướng lên phía lăng Tự Đức. Loanh quanh một chặp, vượt qua mấy cái dốc, mấy khu vườn mênh mông vắng ngắt sùi sụt mưa rơi, cuối cùng tôi cũng đến cái xóm làm mõ của phường Thủy Xuân.

Xóm đã vắng gặp hôm mưa dầm càng thêm quạnh quẽ, đường sá tịnh không bóng người. Đang loay hoay chưa biết hỏi ai thì chợt nghe có tiếng đục đẽo, rồi tiếng mõ lốc cốc vọng ra. Tôi đưa mắt ngó quanh thì phát hiện ra một cái xưởng nhỏ làm mõ nằm khuất trong khu vườn xanh um lá. Tôi dắt xe vào ngõ, gặp đám thợ 4-5 người đang cắm cúi ngồi làm, hỏi thăm mới biết đây là nhà cụ Phạm Ngọc Dư, nhà có ba đời làm mõ nổi tiếng ở Huế.

Gỗ mít, đặc biệt là mít trồng ở Huế là thứ gỗ hảo hạng dùng để làm mõ. Ảnh: Thanh Hòa

Thơm ngát vùng rau Trà Quế

Đối với mỗi du khách, cái cảm giác được lấm lem bùn đất, được đặt đôi chân trần mơn man trên làn đất nâu mịn màng mát rượi, được nhìn đến no mắt trước cái màu xanh mướt mát của những ruộng rau và được hít hà làn hương thơm nồng nàn của húng, é, hành, tỏi, tía tô, bạc hà… là những trải nghiệm ấn tượng chẳng thể nào quên khi đến với làng rau Trà Quế của xứ Quảng.

Tiết trời Quảng Nam cuối đông đầu xuân thật đẹp. Cái nắng vàng ươm và bầu trời bình yên xanh ngắt cao vời vợi khiến cho những đôi chân cuồng đi chẳng thể nào chịu ngồi yên một chỗ. Vì vậy khi hay tin anh bạn làm du lịch chuẩn bị đưa một đoàn du khách Pháp đi thăm làng rau Trà Quế tôi liền ngỏ ý đi cùng.

Trà Quế là làng trồng rau nổi tiếng của Quảng Nam. Làng nằm kề sông Đế Võng và đầm Trà Quế, cách phố cổ Hội An một quãng không xa. Tương truyền, nghề trồng rau ở đây có từ hơn 300 năm về trước và do chính những người làm nghề chài lưới ven sông lập nên. Rau Trà Quế có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất là các loại rau thơm, loại rau đã góp phần làm nên tên tuổi của nhiều món ăn ngon nổi tiếng xứ Quảng như: cao lầu, hoành thánh, mì Quảng, bánh xèo, bánh mì...

Bí ẩn pháo đài chiến lược lớn bậc nhất Đông Dương

Vị trí đặt pháo có thể kiểm soát 3 con sông và một số khu vực TP.HCM, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ít người biết rằng, xung quanh pháo đài lớn bậc nhất Đông Dương này có không ít điều bí ẩn.

Vị trí chiến lược 


Đến huyện Cần Đước, tỉnh Long An, PV hết sức ngạc nhiên khi được giới thiệu về pháo đài Rạch Cát. Tuy nhiên, hiện nay, do cây cối mọc um tùm nên rất khó để hình dung ra sức mạnh như những gì diễn ra trong quá khứ. Đứng trên nóc của pháo Rạch Cát (hay còn gọi là đồn Rạch Cốc) có thể quan sát được 3 con sông: Cần Giuộc (Rạch Cát), Vàm Cỏ và Soài Rạp (Nhà Bè).

Nhằm củng cố thế lực, thời điểm đó, thực dân Pháp đã tính đến việc xây pháo đài này nhằm kiểm soát 3 con sông lớn trên. Đây cũng là cửa kiểm soát khu vực rộng lớn, gồm một phần các địa phương TP.HCM, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu và cả Tiền Giang ngày nay, đặc biệt là về đường thủy. 

Vị trí pháo đài Rạch Cát.