21 thg 1, 2018

Chiếc xích đu và cây dừa đổ 'huyền thoại' ở Phú Quốc

Hình ảnh cây dừa đổ treo xích đu trên nền biển xanh ngắt ở Bãi Sao từ lâu đã quen thuộc với du khách khi nhắc về Phú Quốc. 

Trong loạt ảnh du khách check-in ở Phú Quốc trên Instagram, bạn dễ dàng tìm thấy hình ảnh cây dừa đổ và chiếc xích đu bằng gỗ. Hiện ở Phú Quốc không hiếm nơi treo xích đu trên cây dừa nghiêng bên bờ biển để du khách chụp ảnh. Nhưng địa điểm đầu tiên nổi tiếng với hình ảnh này là Bãi Sao. Ảnh: linhlaplalaplanh18. 

7 món ngon phải thử tại ngôi chợ lâu năm nhất Hội An

Chợ Hội An có từ thế kỷ 17, nay là điểm đến nổi tiếng với nhiều món như cao lầu, bánh ướt hay bánh xèo. 


Cao lầu

Cao lầu là món ngon mà bất kỳ du khách nào tới Hội An cũng nên thử một lần. Từng được báo Anh khen ngợi là món ăn "chứa đựng lịch sử của cả Hội An", một tô cao lầu ngon phải có sợi mì vàng mềm mại được làm từ nước giếng cổ, nhào kỹ.

Những sợi mì được đặt gọn ghẽ dưới đáy tô cùng một ít giá trụng, rau quế, húng lìu, bên trên là vài lát thịt xá xíu, tôm, thịt gà, da heo chiên giòn. Thực khách cho thêm ớt xanh ăn kèm sẽ ngon hơn. Mỗi tô có giá từ 30.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ. 

Có một Đồng Tháp Mười thu nhỏ ở Long An

Là 1 trong 3 tỉnh thuộc tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Long An có tiềm năng khá phong phú về tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch tự nhiên dựa trên các giá trị cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng.

Độc đạo xuyên rừng! 


Nhắc đến du lịch Long An, có lẽ các bạn trẻ sẽ nghĩ ngay đến Làng nổi Tân Lập với con đường xuyên rừng tràm dài 5km. Đó được xem là địa điểm “check in” không thể bỏ qua của các bạn “ưa di chuyển”. Vào dịp cuối tuần, nếu bạn muốn về với thiên nhiên, đắm mình trong màu xanh cây cỏ và tiếng hót chim trời thì lựa chọn tốt nhất là về Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập. Với địa thế thuận lợi, cách TP.Tân An khoảng 60km, men theo Quốc lộ 62, du khách có thể chọn Làng nổi Tân Lập như địa điểm xả stress vào dịp cuối tuần. 

Đến Làng nổi Tân Lập, ngoài trải nghiệm đường xuyên rừng tràm đặc biệt, du khách có thể khám phá cảm giác ngồi xuồng ba lá len lỏi giữa những con rạch nhỏ trong rừng tràm để có được trải nghiệm chân thật nhất về thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh: Thanh Mỹ 

20 thg 1, 2018

Một chiều đông dạo Bãi Xép Phú Yên

Kể từ sau thành công của bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", Bãi Xép - Gành Ông, Phú Yên trở nên nổi tiếng và đến nay vẫn chưa hết hot.

Bãi Xép - Gành Ông nằm ở xã An Chấn, huyện An Tuy, tỉnh Phú Yên, là một trong những bối cảnh chính trong bộ phim truyền hình này. 

Du khách đến đây không chỉ tham quan ngắm cảnh ở Gành Ông tuyệt đẹp, mà còn dạo chơi tắm biển bãi Xép đầy hoang sơ. 

18 thg 1, 2018

Chùa Sư Muôn - Hùng Long tự

Hầu hết các tour du lịch Phú Quốc đều có một điểm đến là chùa Sư Muôn, tức Hùng Long tự. Có vài lý do khiến ta nên đến đây, nhưng có một lý do... trật lất (thường được các hướng dẫn viên vốn không phải dân Phú Quốc, nói bô lô ba la): Đây là ngôi cổ tự, ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên hòn đảo này.

Hùng Long tự, ngôi chùa không cổ, kiến trúc cũng khá bình thường

Giếng nghìn năm tuổi và người gánh nước thuê lâu nhất ở Hội An

Cụ Nguyễn Đường hiện đã 90 tuổi vẫn ngày ngày gánh nước ở giếng Bá Lễ, phố cổ Hội An. 

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thông tin & Du lịch Quảng Nam, giếng Bá Lễ được người Chăm xây dựng từ trước thế kỷ 10, có độ sâu khoảng 12 m, diện tích khoảng 10 m2. Hiện tại, giếng nằm trong một con ngõ nhỏ trên đường Phan Chu Trinh (phường Minh An, TP Hội An), gần lối vào phố cổ.

Giống như thánh địa Mỹ Sơn, chất kết dính các mảng gạch của giếng cũng được làm từ chất liệu bí ẩn. Hàng thế kỷ đã đi qua, giếng không hư hỏng, mạch nguồn nước vẫn trong vắt, dồi dào và trở thành điểm thu hút du khách khắp nơi với sự kỳ bí này.

Giếng cổ Bá Lễ còn lại ngày nay. Ảnh: Sophia. 

Khu biệt thự cổ giữa rừng thông Đà Lạt

Những biệt thự cổ mang kiến trúc Pháp gần 100 năm tuổi nay thuộc khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Villas Dalat là chốn dừng chân yêu thích của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài mỗi lần ghé thăm Đà Lạt.

Thấp thoáng trong không gian trên sườn đồi, ánh nắng chiều đổ bóng thông ngàn càng tô điểm thêm vẻ đẹp cổ kính đến huyền hoặc của những căn biệt thự cổ nằm trên đường Lê Lai, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (nên còn gọi là khu biệt thự Lê Lai - PV). Cách trung tâm thành phố không xa, song khu biệt thự lại được sở hữu không gian tĩnh lặng riêng biệt. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm phố phường Đà Lạt phía trung tâm, hay cũng có thể nhìn qua thung lũng đầy hoa ngay ngoại ô Đà Lạt theo một hướng khác.

Trải qua gần 1 thế kỷ, khu biệt thự Lê Lai còn được coi là chứng nhân lịch sử của một Đà Lạt thuở sơ khai. Ngoài những nét kiến trúc cổ độc đáo, những vật dụng sinh hoạt còn lại trong các căn biệt thự gợi nhớ về cuộc sống xa hoa của giới thượng lưu Pháp vào đầu thế kỷ 20 tại Đông Dương như: công tắc đèn, sàn lát gỗ, hệ thống cửa sổ được làm bằng gỗ quý, lò sưởi…

Khu biệt thự cổ Lê Lai nằm yên bình trên một khu đồi gần trung tâm Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Tư liệu

Cổng chào hình vòm đặc trưng kiến trúc Pháp thể hiện nét kiến trúc cổ kính của khu biệt thự cổ Lê Lai. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt

Làng lụa Hội An

Xứ Quảng là quê hương của nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó không thể không nói đến những làng lụa ở hạ lưu sông Thu Bồn. Nghề ươm tơ dệt lụa “một thời vang bóng”, nay đang hồi sinh, tìm lại vị trí, thương hiệu của mình bởi sự ra đời của làng lụa Hội An bên thềm đô thị cổ - di sản văn hóa thế giới.

Dòng sông lụa mượt mà


Từ thế kỷ XVI - XVIII, những bậc tiền nhân khai khẩn đã sớm nhận ra đất xứ Quảng rất phù hợp với nghề trồng dâu, nuôi tằm. Làng lụa bên sông Thu Bồn gắn liền với sự tích Bà chúa Tàm tang Đoàn Quý Phi và Thế tử Nguyễn Phúc Loan. Xuất thân từ một cô gái làm nghề trồng dâu nuôi tằm, sau khi trở thành Quý Phi của chúa Thượng, bà đã khuyến khích nông dân các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa lúc bấy giờ chú trọng phát triển nghề nuôi tằm dệt lụa, nhờ đó mà nghề tằm tang - dệt lụa ở xứ Đàng Trong có điều kiện mở mang. Sản phẩm tơ lụa Quảng Nam lúc đó chuyên cung cấp cho vua chúa và giới quý tộc hoặc xuất khẩu đi nước ngoài. 

Kéo kén. Ảnh: Trần Tấn Vịnh 

Cây mây trong đời sống của người Cơ Tu

Cũng như các dân tộc thiểu số khác sinh sống lâu đời ở khu vực núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên… cây mây chiếm một vị thế quan trọng trong sinh hoạt, đời sống, ẩm thực, văn hóa… của người Cơ Tu sinh sống trên dãy Trường Sơn.

Cây mây trong đời sống sinh hoạt


Mây thường mọc ở các khu rừng âm u trên dãy Trường Sơn với hàng chục loài mây (C’ree) như: mây song, mây nước, mây voi, mây cám… Mây mọc thành bụi, có dây mây mọc dài đến vài chục mét. 


Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ của đầm Vân Long

Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Khu bảo tồn này nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1998 và hiện là một trọng điểm du lịch của Quốc gia Việt Nam.

Từ năm 1960, một tuyến đê dài hơn 30 km được đắp bên phía tả ngạn để trị thủy sông Đáy, biến Vân Long thành một vùng đất ngập nước rộng 3.500 ha, kéo những loài chim di trú dừng chân kiếm ăn trên đường tránh rét. Những quả núi bị cô lập thành những đảo đá giữa thung nước mênh mông đã "tình cờ" trở thành cứu cánh cho nhiều loài động, thực vật thoát khỏi bàn tay triệt phá của con người. 

Vẻ đẹp hoang sơ ở đầm Vân Long.