14 thg 9, 2016

Bình yên nơi non xanh Đồng Nghệ

Cứ đến thu lòng lại xốn xang, để lại quấn quýt lên đường về với Đồng Nghệ, để được nằm dài trên cỏ, tận hưởng cái ram ráp, nhồn nhột sau lưng, nghe mùi cỏ non và thưởng thức "đặc sản" rừng trâm, sim, dủ dẻ… 

Bờ đập trải dài nơi thú vị để du khách dạo chơi ngắm cảnh - Ảnh: THANH LY 

Đã bao lần, khi về Đồng Nghệ (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), bấm máy với những góc ảnh giống nhau, tôi lại tự nhủ “không đi nữa”.

Nhưng rồi cái cảm giác như được về lại quê hương khi đứng giữa lòng hồ mênh mang chờ mặt trời xuống trong khoảnh khắc nắng tắt cuối ngày hay ngắm những ngôi nhà chìm khuất sau rặng núi tỏa làn khói xa xa… lại khiến lòng xốn xang. 

Về Cần Giờ khám phá làng nuôi hàu lớn nhất Sài Gòn

Chẳng cần phải vượt qua hàng trăm cây số để đến Vũng Tàu hay Phan Thiêt để ăn hải sản. Cần Giờ (TP.HCM) là sự lựa chọn thông mình cho những ai ghiền ăn đồ hải sản tươi sống. 

Nuôi hàu tại Cần Giờ 

Bên cạnh đó, Cần Giờ còn là nơi thực khách được tận mắt khám phá làng nuôi hàu lớn nhất Sài Gòn.

Con đường nằm dưới mực nước biển ở Khánh Hòa

Buổi sáng, khi thủy triều hạ xuống, Điệp Sơn thủy đạo lại xuất hiện, nối liền 3 hòn đảo ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 


Thôn đảo Điệp Sơn (xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) cách cảng cá Vạn Giã khoảng 30 phút đi xe máy, cách bờ Tân Dân khoảng 15 phút chạy ghe. Dù rất gần bờ, nơi đây còn giữ nhiều nét hoang sơ, bình dị, không có xe máy, mỗi ngày chỉ có điện 3 tiếng. 

Về Biển Hồ xanh ngắt ở Pleiku

Trên chiếc thuyền độc mộc, nghe những câu chuyện bí ẩn về hồ T'nưng sẽ là trải nghiệm đầy trữ tình và lãng mạn. Biển Hồ lấy lòng bao du khách bằng sự dịu dàng, hoang sơ hiếm có. 


Đến với Pleiku, Hồ T'nưng là một trong những điểm đến không nên bỏ lỡ. Hồ T’nưng hay Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Nơi này nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng, cao khoảng 500 m so với mực nước biển. 

Lan Hạ - những ngày rực rỡ

Ngủ đêm trên bè hải quân, đạp xe khám phá làng chài Việt Hải... Bỏ qua Cát Bà với sự quá tải ngột ngạt, ít người có thể ngờ rằng có một hành trình thú vị đợi mình trên vịnh Lan Hạ. 

Du khách chèo thuyền kayak trên vịnh Lan Hạ - Ảnh: ĐỨC HÙNG 

Đã có kinh nghiệm sau lần trekking xuyên rừng quốc gia Cát Bà vào làng chài Việt Hải, chúng tôi nhanh chóng chốt được lộ trình di chuyển Hà Nội - Hải Phòng bằng xe chất lượng cao, lúc nào cũng có tại bến xe phía bắc (Lương Yên, Gia Lâm).

Nhớ hương cơm... “cứt dừa” nội nấu

Cơm “cứt dừa” - món ăn mà có lẽ nhiều người lần đầu nghe qua không khỏi sốc, thế nhưng, nó ngon lắm bạn ạ. 

 “Cứt dừa” ăn cùng với cơm gạo dẻo rất ngon. 

Cứ mỗi năm, vừa dứt tháng 7 mưa ngâu là đến giỗ nội tôi. Các con cháu lại làm cơm “cứt dừa” - món khoái khẩu của nội và cũng là của cả nhà ngày xưa, để cúng nội. Ngồi ăn, xúm nhau ôn lại kỷ niệm ngọt ngào cách đây hàng chục năm mà ngậm ngùi, thương nhớ nội không thôi, nhớ cả cái hương cơm ngày ấy nội nấu, ngon hơn chúng con nấu bây giờ nhiều lắm…

Ngọt bùi cá trôi đầm Lâm Bình

Hương vị đặc trưng của thịt cá trôi đầm Lâm Bình khó phai trong ký ức, khiến những người con sinh sống phương xa thêm nhớ nhung về quê nhà. 

Cá trôi vừa được đánh bắt - Ảnh: MINH KỲ 

Chiều thu, đầm Lâm Bình (xưa gọi là đầm Lâm Đen, xã Phổ Cường, H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) tựa chiếc gương khổng lồ in nền trời xanh thẳm lơ lửng vầng mây trắng bay.

Mùa dâu da xuống núi

Múi dâu da mọng nước ngọt lịm pha vị chua dịu tan dần trong miệng, ăn một múi rồi muốn... ăn thêm múi nữa. Hương vị núi rừng như thấm đẫm vào từng múi dâu da làm ai cũng mê mẩn. 

Cây dâu da với những chùm quả ửng đỏ - Ảnh: MINH KỲ 

Tháng 8 âm lịch, núi rừng miền tây Quảng Ngãi phủ màn sương bàng bạc, báo hiệu đất trời vào thu. Giữa màu xanh ngút ngàn của cây lá là những chùm dâu da đất ửng đỏ hay trắng ngà bám vào thân cây cổ thụ vươn thẳng lên trời xanh.

12 thg 9, 2016

Cao Biền ở đất Phú Yên

Cao Biền (821-887) là một danh tướng đời nhà Đường. Tên tuổi Cao Biền gắn với những truyền thuyết huyền hoặc của người Việt. Những truyền thuyết ấy kể rằng Cao Biền thấy ở đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét, rồi dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sơn thủy đẹp, và chặn những đất có long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu.

Truyền thuyết núi Cánh Diều ở Ninh Bình kể rằng Cao Biền thường cưỡi diều giấy đi dò phá long mạch nước Nam, khi bay đến đất Hoa Lư đã bị một đạo sĩ cùng nhân dân ở đây dùng tên bắn, Cao Biền bị trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống một hòn núi, từ đó hòn núi mang tên là núi Cánh Diều.


Ở Phú Yên có một gò cát và đất sỏi gọi là mả Cao Biền.

Mả Cao Biền ở Tuy An. Ảnh: Trần Quỳ trên Báo Phú Yên online

Đến hòn Bảy Cạnh tận mắt xem 'cua xe tăng', rùa đẻ trứng

Được mệnh danh là “Đảo du lịch sinh thái bậc nhất Côn Đảo” hòn Bảy Cạnh là nơi du khách không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo du lịch. 

Hòn Bảy Cạnh là đảo lớn thứ 2 trong quần đảo Côn Đảo với những bờ biển dài tuyệt đẹp, cùng rừng ngập mặn, những bãi san hô muôn màu và nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm như sóc đen, kỳ đà, sóc mun, rắn, chim biển… 


Để đến được hòn Bảy Cạnh, tôi phải khá mất công để xin giấy phép của Vườn quốc gia Côn Đảo. Thời gian tôi được lưu lại cũng chỉ trong ngày vì đây là khu vực được quy hoạch bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái phục vụ cho công tác bảo tồn thiên nhiên.