27 thg 3, 2014

Tưng bừng lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Là ngày hội dân gian truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đậm chất tín ngưỡng của ngư dân vùng biển, năm nay lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc diễn ra trong 4 ngày - 13, 14, 15 và 16 tháng 2 âm lịch (13 đến 16-3).

Lăng Ông Nam Hải tại thị trấn Sông Đốc - Ảnh: Hoài Vũ

Trong ngày lễ chính (rằm tháng 2), hàng mấy trăm tàu đánh cá, tàu vận tải, tàu buôn cùng ghe thuyền bắt đầu kéo đến neo đậu, chen kín cả một khúc sông. Trên bờ, khắp các nẻo đường đều đông nghẹt người đi dự lễ khiến không khí ngày hội trở nên náo nức.

26 thg 3, 2014

Bình yên như... Thái Bình

Thái Bình một trong những vựa lúa lớn nhất miền Bắc, thuộc đồng bằng sông Hồng. Một vùng đất địa linh, nhân kiệt, khung cảnh yên bình và trù phú đúng như tên gọi của mình.

Thái Bình không có rừng hay núi, bốn phía là sông và biển bao quanh (một mặt là biển, ba mặt là sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa). Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Hải Dương và Hải Phòng, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nam và Hưng Yên, phía Nam giáp Nam Định.

Với diện tích 1.546,5 km² bao gồm các huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình. Là một trong những tỉnh đông dân nhất Việt Nam, chỉ đứng sau hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thiên nhiên ban tặng cho Thái Bình đất đai bằng phẳng, mầu mỡ, phì nhiêu và nguồn tài nguyên phong phú. Toàn tỉnh có bờ biển dài 53km, cảng biển Diêm Điền, 5 cửa sông lớn và trên 16 nghìn ha bãi triều với trên 200 loài thuỷ sản, gần 2.500 đầu chim quý hiếm và những khoáng sản trầm tích tiến xa ra biển.

Mốc 79: Nóc nhà biên cương

Chúng tôi chạm tay vào mốc giới 79 cao nhất trên toàn tuyến biên giới Việt Nam vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc. Gió rít cuồn cuộn chào đón những người con từ miền Nam xa xôi mơ ước được một lần đứng ở nơi đây... 


Sau một quãng đường dài, chúng tôi đến được điểm dừng chân đầu tiên là lán trại của người Mông để thu hoạch thảo quả. Do đợt rét hại và băng tuyết của tháng trước nên toàn bộ hàng chục hecta thảo quả đều úa vàng khiến rất nhiều bà con người Mông lâm vào cảnh khốn đốn.

Không còn gì để thu hoạch, căn lán bỏ trống, hoang vắng giữa rừng. Trời lúc này vẫn mù mịt, chúng tôi tính nghỉ chân nhưng Thiếu tá Hoàng Đăng Mạnh hối cả đoàn lên đường và nói: "Cẩn thận đấy, bắt đầu từ đây là rất khó đi!". Lại tiếp tục những con dốc, chúng tôi băng qua những khu rừng vô cùng ẩm ướt cùng những con dốc cao.

Độc đáo lễ Tả Tài Phán ở Đồng Nai

Là lễ hội độc đáo của cộng đồng người Hoa tại Định Quán, Đồng Nai, Tả Tài Phán thường diễn ra vào dịp ba tháng cuối hoặc ba tháng đầu năm.

Mục đích chính của lễ hội này để cầu an, cầu siêu và tấn phong cấp bậc lên Đại Pháp Sư cho vị thầy cúng chủ trì buổi lễ. Không có quỹ riêng để tổ chức lễ hội nên ban tổ chức thường phải đứng ra kêu gọi sự đóng góp từ nhiều nguồn như thầy cúng muốn thăng cấp bậc trong lễ, người dân trong cộng đồng và các mạnh thường quân.

Trước đây, lễ được tổ chức trong các dịp thiên tai, bệnh dịch, mất mùa nhưng hiện nay, ngày tổ chức không cố định, và tùy thuộc vào số tiền quyên góp được, mong muốn cầu an, cầu siêu của người dân hoặc vị thầy cúng muốn thăng cấp bậc đứng ra tổ chức lễ. 

Một nghi thức trong buổi lễ. 

Măng ngâm ớt Cao Bằng - vị cay đại ngàn

Người ta thường ví von “Cao Bằng gạo trắng nước trong”, nhưng không chỉ có gạo trắng mới làm nên nét đẹp của Cao Bằng mà những lát măng trắng nõn ngâm cùng những quả ớt đỏ tươi, không biết vô tình hay hữu ý cũng làm say lòng khách du lịch gần xa.

Măng ngâm ớt đặc sản Cao Bằng - Ảnh: Thảo Nga

Măng ngâm ớt là món gia vị xuất hiện thường xuyên trong gia đình, quán ăn của người Cao Bằng. Người ta dùng măng ớt để ăn với canh bánh cuốn, phở, nước chấm, các món canh…

Trong những ngày đông giá rét, bữa cơm, bát phở có thêm vài lát măng ớt sẽ làm cái lạnh tự dưng biến mất, trong người dâng lên một cảm giác bừng bừng, phấn chấn thật dễ chịu. Măng ớt mang đến một hương vị đậm đà nhưng tinh tế cho ẩm thực Cao Bằng với những vị cay, ngọt, chua, hăng của ớt, măng hòa trộn như thế.

Khô nhái, món ngon vùng Bảy Núi

Có dịp về vùng Bảy Núi (An Giang), du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ngon vật lạ như khô rắn, cháo tắc kè, ếch đồng nướng muối ớt, nước thốt nốt tươi… Gần đây lại có thêm món khô nhái vừa thơm ngon vừa lạ miệng khiến ai ăn xong cũng hào hứng mua về làm quà.

Khô nhái chiên giòn - món ngon độc đáo vùng Bảy Núi - Ảnh: Hoài Vũ

Khô nhái là một loại khô được chế biến từ con nhái cơm bắt ngoài thiên nhiên. Đây là một loài động vật hoang dã thường sống thành đàn và xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng hoặc dưới chân núi, nhiều nhất là mùa mưa.

25 thg 3, 2014

Tìm về Bến Xưa

Dù mới chỉ hơn một năm đi vào hoạt động, Khu du lịch Bến Xưa (39A, Hà Huy Giáp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh) đang được nhiều du khách tìm đến với không gian thoáng đãng và lối kiến trúc mang đậm dấu ấn miền quê Nam Bộ. 

Nương theo bờ con sông Vàm Thuật hiền hòa, những hàng cây tỏa bóng mát, cùng với nhiều hồ nước, bể bơi đã làm Khu du lịch Bến Xưa hiện ra như một thế giới riêng độc đáo. Chủ nhân nơi đây là bà Võ Thị Thúy, một doanh nhân thành đạt, là người con của miền Tây sông nước. Cái tên "Bến Xưa" đối với bà như một chốn hoài niệm về kí ức tuổi thơ, cũng là nơi chia sẻ với bạn bè, du khách trong và ngoài nước những giá trị về văn hóa, tinh thần của một góc vùng quê sông nước.

Đến với Bến Xưa, bạn như bước vào một bức tranh làng quê yên bình và thơ mộng. Bến Xưa được xây dựng theo hướng là một khu du lịch sinh thái kết hợp hệ thống nhà hàng ẩm thực với tổng diện tích rộng khoảng 
25.000m2. Quanh năm, nơi đây đầy bóng cây xanh. Các công trình được thiết kế hầu hết đều bằng gỗ, vừa mang nét độc đáo, vừa sang trọng, nhưng cũng rất gần gũi, bình dị. Khách có thể thơ thẩn dạo bước dưới những bóng cây xanh mát, ngắm những bông hoa đang thi nhau khoe sắc, đi qua cây cầu khỉ cheo leo, hay có thể chèo thuyền thư giãn trên hồ. 

Một góc Khu du lịch Bến Xưa (Q.12, Tp. Hồ Chí Minh).

Lạ miệng “cà sóc” kiến vàng

Không phải món ăn làm từ các loại... cà, “cà sóc” là tên gọi tiếng Bahnar với kiến vàng trộn đu đủ xanh, ớt chín và lá é - một món ăn dân dã, lạ miệng của đồng bào Jrai, Bahnar ở vùng “chảo lửa” Krông Pa và chốn núi rừng Kbang, Gia Lai. 

Kiến vàng và trứng kiến được rửa sạch trước khi làm cà sóc - Ảnh: Tiến Thành

Giữa trưa nắng gắt ở làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tôi tình cờ thấy mấy người xúm quanh một người phụ nữ Bahnar đang sàng sẩy thứ gì đó màu nâu đất mà từ xa nhìn giống hệt mùn cưa.

“Chị Alếp đang sẩy kiến vàng làm cà sóc đấy. Ăn ngon lắm”, anh Đinh Bli - cán bộ xã liền giải thích.

Những món quà vặt không thể bỏ qua ở Đà Nẵng

Bánh tráng kẹp nướng lớp ngoài giòn lớp trong dẻo, bánh tráng xúc mít trộn ăn giòn thơm, ốc hút cay nồng đậm vị là những món quà vặt mà bạn nên thử khi một lần ghé thành phố bên sông Hàn.

Những món ăn vặt Đà Nẵng chỉ thực sự tấp nập từ 3h chiều đến đêm. Bất kể đông hè những món ăn được phục vụ quanh năm, những con hẻm nhỏ dần trở nên nổi tiếng và được các bạn trẻ tìm đến ken cứng lối đi.

1. Bánh tráng kẹp bò khô thơm lừng hẻm nhỏ 

Bánh tráng giòn bên ngoài, lớp nhân dẻo bên trong tạo nên điểm khác biệt của món bánh kẹp Đà Nẵng. 

10 món ngon nên thử khi đến Đà Lạt

Không chỉ nổi tiếng với các món ngon độc đáo như xắp xắp, bánh ướt lòng gà, mà Đà Lạt còn nhiều đặc sản vốn khá quen thuộc đã được biến tấu như bánh tráng nướng, bánh mì xíu mại.

Đến với Đà Lạt, bên cạnh việc tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như thung lũng tình yêu, vườn hoa thành phố hay cao nguyên Lang Biang, thì thưởng thức ẩm thực phố núi cũng là một trải nghiệm đáng nhớ.

1. Nem nướng

Không giống như nem chua rán, nem nướng Đà Lạt khi ăn thường cuộn kèm với bánh tráng, rau xà lách, chuối, khế... và chấm nước tương "độc chiêu". Nhờ vậy mà vị béo thơm của nem nướng cùng vị tươi mát của rau quả dậy lên hấp dẫn. Hai quán nem nướng trên đường Phan Đình Phùng và Bùi Thị Xuân là địa chỉ dành cho bạn khi muốn thưởng thức món này. 

Nem nướng Đà Lạt. Ảnh: yan