21 thg 1, 2013

Bún thịt nướng xứ Huế

Bún thịt nướng không xa lạ với nhiều người Việt Nam, nhưng trên đất Huế món ăn này lại có một phong vị riêng biệt. Nó được xem là một đặc sản "không nếm thử thì vô cùng thiếu sót" một khi có dịp đặt chân lên mảnh đất cố đô. 


Bún thịt nướng đặc trưng Huế - Ảnh: N.P.T.

Việc chế biến món này thì đơn giản nhưng để làm đúng với khẩu vị, mang đậm chất Huế là điều không dễ.

Với riêng thịt để nướng, các bà các mệ thường chọn mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc. Xắt thịt mỏng rồi cho vào một tô lớn, sau đó cho gia vị gồm tiêu, mắm, muối, bọt ngọt, dầu, đường, nước sốt, lá lốt, mè trắng. Dùng tay nhồi khoảng 5 phút cho thấm gia vị vào thịt rồi trải ra vỉ. Đưa vỉ thịt vừa kẹp xong lên bếp than, dùng tay trở liên tục để lửa không làm cháy sém thịt.

Bánh bèo Huế dưới mắt Wall Street Journal

Cây bút John Krich của tờ nhật báo Wall Street Journal (WSJ) chia sẻ với bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về ẩm thực Huế, đặc biệt là món bánh bèo nổi tiếng đất cố đô.

Trong tất cả các món bánh mà người ta dùng để nhâm nhi giữa các bữa ăn chính trong ngày, thì bánh bèo Huế - cùng những phụ gia không thể thiếu đi kèm, là nước mắm và tôm nõn, được tờ WSJ đánh giá là xứng đáng đứng ở "tầm vương giả".




Bánh bèo chén xứ Huế



Bánh bèo chén, một trong những đặc sản của xứ Huế. Ảnh Yến Linh 

Đến cố đô Huế, du khách thường được giới thiệu nhiều về ẩm thực, những món đặc sản khá cầu kỳ của người Huế. Thế nhưng nhiều người bạn của tôi chỉ mê mệt với món bánh bèo chén. Món bánh này lại là món ăn dân dã và được chế biến khá đơn giản.

Khu ẩm thực của các loại bánh mà chúng tôi thường đến là con hẻm một bên Cung An Định (đường Nguyễn Huệ và đường Phan Đình Phùng), hoặc là khu bánh Huế trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm với quán Bà Đỏ, Hương Cau… Những hàng quán này được thiết kế không gian thưởng thức thú vị với vườn rộng, cây lá tự nhiên đặc trưng của xứ Huế.


Làng ai mướt quá...

Tôi đến Huế nhiều lần, và lần nào cũng có một cảm giác y như nhau, không thay đổi. Những gặp gỡ tụ tập với bạn bè cũng thế, họ cũng không thay đổi. Những món ăn hương vị cũng y như cũ.

Thời tiết cũng y như thế, không nóng không lạnh hơn, mùa lũ vẫn lụt, mùa mưa vẫn dầm dề thúi đất, mùa đông vẫn buồn đến não lòng, mùa xuân vẫn có cái nắng trong như thuỷ tinh một cách hắt hiu của xứ sở thần kinh.


Chợ nổi trên phá Tam Giang

Không nhộn nhịp và nhiều màu sắc, nhiều sản vật bán mua như các chợ nổi vùng sông nước miền Tây Nam bộ, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh trên phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế) được tổ chức theo kiểu “chợ đuổi”: người mua rong thuyền đuổi theo người bán để mua hàng, không hề nghe một tiếng tranh cãi, ồn ào. 

Một cái chợ lặng lẽ diễn ra trên mặt nước, chỉ cách TP Huế chừng 25km về phía bắc.


Với những dân chài trên chợ nổi, thuyền cũng là nhà. Đêm cả gia đình chài lưới, sáng vào chợ nổi bán cá tôm và những đứa trẻ được đưa vào bờ đến trường. Khi mặt trời lên, chợ lại trở thành một xóm chài

Mưa Huế: Đặc sản du lịch?

Ở xứ Huế có thứ mưa dầm dề “thối đất thối trời”, một thuộc tính tự nhiên bất biến không thể dời đổi. Và người Huế đang nghĩ về sự thuận hòa với đất trời, để sống và làm ăn chủ động hơn, ví như chuyện biến mưa Huế thành một thứ “đặc sản” của ngành du lịch...

Huế nghèo vì mưa?



Học sinh Huế đi học trong mưa dầm - Ảnh: Trương Vững

Dãy Trường Sơn chạy song song bờ biển, đến Thừa Thiên - Huế đột nhiên rẽ một nhánh đâm ngang ra biển Đông, tạo thành một bức tường thiên nhiên hình vòng cung kéo dài từ A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Hải Vân, chắn ngang hướng thổi của gió mùa đông bắc. Không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống bị bức tường này chặn lại, tạo thành những đám mây dày đặc hơi nước dồn tụ suốt mùa đông, lưu trú ở đây gần như quanh năm suốt tháng.

Đền Huyền Trân

Nằm cách thành phố Huế khoảng 7km về phía Tây , Đền Huyền Trân tại phường An Tây - thành phố Huế là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch mỗi khi đến Huế . 

Đây không chỉ là điểm du lịch văn hoá, tâm linh, mà còn là điểm du lịch lịch sử, đưa du khách trở về sự kiện lịch sử trong đại trong việc bảo vệ và mở mang bờ cõi của đất nước vào thời nhà Trần, thế kỷ 14.


Ngôi đền thờ Huyền Trân công chúa 

Toạ lạc trên diện tích rộng hơn 28 ha, đền Huyền Trân được xây dựng dưới chân núi Ngũ Phong, là một cụm quần thể kiến trúc truyền thống bốn bề đồi núi trùng điệp, phong cảnh hữu tình. Gần 2 năm nay, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch văn hoá tâm linh, thu hút mỗi ngày hơn 1.000 lượt khách đến vãn cảnh và thắp hương tưởng niệm vị công chúa đã có công mở mang bờ cõi nước Việt.

Trấn Hải thành - một di tích bị bỏ quên

Từ Huế đi về Thuận An, bãi biển du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, qua cầu Thuận An, rẽ về phía tay phải chừng 100 mét, sẽ thấy dấu tích của một thành cổ nhỏ trông tựa một lâu đài hoang trong truyện cổ tích. Đó là Trấn Hải thành - một bộ phận trong quần thể di tích cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới (1993) và được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia từ năm 1998.


Ngôi thành cổ này nằm ngay trên bãi biển thuộc thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang), cách trung tâm thành phố Huế chừng 13 cây số đường bộ. Trấn Hải thành xây dựng từ năm 1813, dưới thời vua Gia Long, có nhiệm vụ phòng thủ mặt biển và kiểm soát mọi tàu thuyền ra vào cửa biển để bảo vệ kinh đô



Trúc Lâm Bạch Mã - danh lam mới giữa xứ Huế

Chuyến qua phà giữa lòng hồ Truồi mênh mang sóng nước sẽ làm khách hành hương thích thú khi đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. 

Bên kia bờ nước, dưới chân ngọn linh sơn, những tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường, phương trượng, lầu chuông, tháp xá lợi… quần tụ trên khu đồi nguyên sinh bên kia bờ hồ Truồi dưới chân đỉnh Bạch Mã quanh năm chìm trong mây trắng.

Đại đức Thích Tâm Hạnh, trụ trì thiền viện, cho biết trong một lần đi tìm cuộc đất xây thiền viện, từ đỉnh Bạch Mã nhìn xuống chợt gặp một vùng non nước xứ Truồi in bóng trời mây. Thiền viện được khởi công từ tháng 3-2006, sau hai năm thi công trong điều kiện khá khó khăn vì cách trở đường vận chuyển. Với tổng kinh phí gần 15 tỉ đồng từ nguồn đóng góp của giáo hội và phật tử, nay đã nên hình hài một quần thể danh lam giữa vùng sơn thủy hữu tình.

Với khoảng cách chưa đầy 30km từ trung tâm thành phố Huế, xuôi quốc lộ 1A về phía nam đến địa phận xứ Truồi (huyện Phú Lộc) rẽ phải thêm 10km, qua chuyến phà hồ Truồi, bỏ lại sau lưng những bụi bặm trần thế trước khi bước chân lên 172 bậc tam cấp để đứng trước tam quan thiền viện.


Thảnh thơi bên lầu Tứ phương vô sự

Thuộc quần thể kiến trúc Đại nội, lầu Tứ phương vô sự được vua Khải Định cho xây vào năm 1923, là một công trình kiến trúc hai tầng, giao thoa giữa hai nền kiến trúc Á - Âu, được dùng làm nơi học tập cho các hoàng tử và công chúa cuối triều Nguyễn. 

Xung quanh công trình này là các vườn cảnh đối xứng, tạo nên nét hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan của khu vực. Tuy nhiên, dưới tác động của khí hậu khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh, đặc biệt giai đoạn Xuân Mậu Thân 1968, công trình này chỉ còn là một phế tích, bị cỏ cây xâm thực, nứt đổ và sụt lún trầm trọng. 



Dấu vết còn lại của di tích xưa