21 thg 1, 2013

Kỳ quan đá núi Cù Lao Chàm

Không chỉ có những bãi biển cát trắng mịn, thơ mộng, đến Cù lao Chàm, với chiếc thuyền con bạn hãy thử một chuyến hành trình vòng quanh đảo để thưởng ngoạn một "kỳ quan" khác: đá núi.


Đá tạo thành những hình thù quái dị mặc sức ta tưởng tượng

Từ đô thị cổ Hội An, bồng bềnh trên chuyến tàu du lịch, vượt qua 10 hải lý trên biển cả bao la mây nước, các hòn đảo xinh đẹp dần hiện ra trước mắt khiến chúng ta ngỡ ngàng.
Đảo Cù lao Chàm (xã Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam) có tổng diện tích hơn 15km2, gồm tám hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Dài, Hòn Tai, Hòn Ông, Hòn La, Hòn Lá, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con. Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, những bải biển sạch đẹp, những di tích lịch sử cổ xưa, đảo Cù Lao Chàm xứng đáng được UNESCO công nhận là Khu bảo tồn sinh quyển thế giới (tháng 5-2009).


Gỏi cá Nam Ô


Rong ruổi trên đường “thiên lý” Bắc Nam, bạn hãy dừng chân ở Nam Ô, một làng biển nằm dưới phía nam chân đèo Hải Vân, nổi tiếng với nghề làm nước mắm.

Giữa không gian khoáng đạt của núi rừng, sông, biển, bạn có thể thưởng thức món đặc sản gỏi cá Nam Ô mang hương vị độc đáo, chỉ có ở vùng đất: “mênh mông biển nước, một màu thênh thang” này.

Món gỏi cá Nam Ô được dọn lên, có nhiều màu sắc bắt mắt

Ven quốc lộ 1A, làng biển Nam Ô có chừng mươi hộ bán gỏi cá. Có quán sang trọng, có quán bình dân. Tôi gặp anh Vinh - chủ quán gỏi cá vừa đi hái rau rừng trên đèo Hải Vân về. Chỉ rổ rau còn đẫm hơi sương với nhiều màu sắc, anh cho biết: “Đây là những đọt non của cốc rừng, tim lan, lành ngạnh, rau sưng, lá trâm, lá dừng... với gam màu “tím úa”, chứa nhiều tanin, ngoài việc đem lại hương vị riêng cho món gỏi cá, loại rau này còn giúp tiêu hóa tốt, trị đau bụng tài tình...”.



Bánh khô mè Cẩm Lệ


Bánh khô là một đặc sản xứ Quảng. Khởi đầu người ta thường dùng lúa hay nếp rang cho phồng lên, ngào với đường rồi đóng khuôn để ăn dần, đây là bánh khô nổ. Không biết từ bao giờ, những bà nội trợ ở làng Cẩm Lệ, P.Khuê Trung, Q.Hải Châu, phía nam TP Đà Nẵng sáng tạo một loại bánh khô đặc sản: bánh khô mè Cẩm Lệ (ảnh).



Cũng như mọi loại bánh truyền thống VN khác, nguyên liệu để làm bánh khô mè rất đơn giản bao gồm: bột gạo tẻ hay gạo nếp, đường, mè với một ít bột quế Trà My hay nước ép của củ gừng để tăng thêm hương vị. Tuy nguyên liệu đầu vào đơn giản nhưng muốn có thành phẩm bánh khô mè ngon, bổ và đúng “gu” đất Quảng, người làm bánh cũng khá mất thời gian qua rất nhiều khâu chế biến phức tạp.

Sơn Trà - "kho báu mong manh"



Sườn phía đông núi Sơn Trà với con đường mới mở cho xe chạy vòng quanh lên đỉnh núi. Ảnh: La Thanh Hiền

Bán đảo Sơn Trà, từ lâu được coi là lá phổi xanh điều tiết khí hậu, là bức bình phong chặn gió bão cho thành phố Đà Nẵng. Cùng với Ngũ Hành sơn ở phía nam, con sông Hàn đổ ra vịnh Đà Nẵng dưới chân Hải Vân sơn cao vời vợi, bán đảo Sơn Trà góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà giữa sông, biển, núi - một không gian sơn thuỷ hữu tình hiếm hoi của dải đất hình chữ S.

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là một khu rừng xinh đẹp tập hợp của một kho tàng sinh thái phong phú, đa dạng và sống động; đầy sức hấp dẫn đối với du khách với những bí ẩn của rừng tự nhiên. Theo các nhà sinh thái học, hiện nay Sơn Trà có tất cả 287 loài thú, 106 loài chim, 15 loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo tồn.


Ngạc nhiên ở vườn tượng sông Hàn



Vườn tượng bên bờ sông Hàn, Đà Nẵng. Ảnh: TMB

Như một thói quen từ hơn 40 năm rồi, mỗi lần đến Đà Nẵng, dù bận cách mấy tôi cũng phải đi một vòng dọc đường Bạch Đằng, con phố ven tả ngạn sông Hàn lộng gió. Lần này, nghe nói có vườn tượng đá Non Nước trưng bày tô điểm thêm cho dòng sông Hàn thơ mộng trong dịp diễn ra cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2012 (DIFC), chúng tôi càng háo hức...

Qua báo chí, được biết đã qua 4 mùa lễ hội pháo hoa, năm nào thành phố Đà Nẵng cũng dành một mặt bằng ở vị trí đẹp nhất thành phố bên bờ tây sông Hàn để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn). Năm nay, hai cơ sở lớn của làng nghề nổi tiếng này là Tiến Hiếu và Nguyễn Hùng được chọn để trưng bày tác phẩm với quy mô hoành tráng hơn những năm trước.


Nam Ô - huyền sử sắp mất?

“Nhân sinh bách tuế vi kỳ, dã tử đắc táng nhi vinh” (Người sống trăm năm là chuyện diệu kỳ, nhưng cái vinh của con người ta là chết mà được chôn), cụ Sáu Hào, 86 tuổi, ở làng Nam Ô, dưới chân núi Hải Vân (Đà Nẵng), nói với chúng tôi về cái lẽ sống chết, vinh nhục ở đời khi nghe hỏi về chiếc quan tài cụ để sẵn cho mình bên giường.

Từ Nam Ô nhìn lên Hải Vân - Ảnh: Hồ Trung Tú

Huyền thoại trong tâm thức dân gian

Ngồi trước mặt tôi không chỉ là một người dường như của “muôn năm cũ” còn lại mà là nhân chứng, nếu có thể nói như vậy, của một thiên tình sử lắm vẻ vang mà cũng nhiều đau đớn từ tận 700 năm trước.


20 thg 1, 2013

Thác Ràng trong rừng chiến khu Đ

Con suối Ràng bắt nguồn từ đâu đó trong vùng rừng Tà Lài, chảy ngoằn ngoèo qua vùng rừng xã Phú Lý rồi đổ ra hồ Trị An. Điều trớ trêu là trong thời kỳ chiến tranh, con suối này là nguồn nước hậu cần cho cả hai phía đối đầu nhau: ở đầu nguồn, trong vùng chiến khu Đ, suối là nguồn nước cho các chiến sĩ cách mạng - ở cuối nguồn, đó là nguồn nước cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa. Cũng ở đầu nguồn, trong vùng rừng chiến khu Đ, con suối chảy qua ghềnh đá tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp: thác Ràng! Đẹp thì đẹp, nhưng trong thời chiến tranh, đây không phải là... chỗ đi chơi!

Năm 2004, tỉnh Đồng Nai thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, thác Ràng thuộc địa bàn xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu nằm trong khu Bảo tồn này.

Là một nơi chưa được biết đến nhiều, cảnh quan còn hoang sơ nhưng tuyệt đẹp, thác Ràng là địa điểm tuyệt vời cho những người yêu thích du lịch sinh thái, thích khám phá.

Thác Ràng cách ngã Ba Trị An khoảng 70 km. Bạn lần lượt qua các tỉnh lộ 767, 768 rồi 761. Những cung đường khá tốt, đi qua lòng hồ Trị An, qua rừng Mã Đà, chiến khu Đ. Đường đèo uốn lượn giữa rừng, nhắc bạn nhớ đến ngày xưa nơi đây là chiến khu Đ, rừng xanh bao bọc "rừng che bộ đội, rừng vây quân thù", bạn cũng nhớ đến câu "Mã Đà sơn cước anh hùng tận" để nghe lòng xao xuyến bồi hồi.





Đặc sản thời khẩn hoang Đồng Tháp


Cơm gói lá sen. Ảnh: Phương Kiều 

Đến Đồng Tháp, đi xuồng tham quan rừng tràm Gáo Giồng xong, bạn có thể thư thả dùng bữa ăn trưa. Ngồi vào bàn, nơi một trong các chòi lá mát mẻ ven bàu sen, bạn sẽ được thưởng thức một bữa tiệc ngon “thấu trời”: cháo cò, cháo rắn nấu đậu xanh ăn với rau đắng đồng; rắn bông súng nướng; chuột đồng (Đồng Tháp là “vương quốc” loài gặm nhắm này) nướng với nước mắm xoài bằm, rồi ốc lác luộc…

Nhưng “ác liệt”, đáng nhớ nhất là món cá lóc nướng trui ăn kèm lá sen non sao mà ngon quá vậy. Vị nhẩn của mật cá hòa vị nhân nhẩn của lá sen non quấn quýt chân răng. Rồi cơm gói lá sen. Cơm nấu bằng gạo huyết rồng với hột sen hấp chín và muối mè, gói trong chiếc lá sen, có thể dùng cho 2 tới 4 người ăn. Ấn mũi dao rạch ba đường vuông góc, vén tấm lá sen lên, sẽ thấy muối mè và hạt sen nổi bật cái màu trắng trên nền cơm đỏ sậm. Cơm ngon, càng nhai càng có vị ngọt và bùi, lại càng bùi béo nhờ tinh chất hột sen và mè tan hòa trong nước bọt. 

Về Sa Huỳnh ăn nhum

Thời điểm này về Sa Huỳnh, Đức Phổ (Quảng Ngãi), du khách sẽ có dịp thưởng thức món nhum chả trứng hoặc thịt heo luộc cuốn bánh tráng chấm mắm nhum - món mắm dân Quảng Ngãi từng đem tiến vua, gọi là mắm “tiến”. 


Săn nhum ở Đức Phổ - Ảnh: V.Q.C.

Theo những cư dân Sa Huỳnh, nhum có nhiều loài như nhum đen, nhum bắn và nhum sò. Trong các loài này, nhum đen sống khá nhiều ở vùng biển tỉnh Quảng Ngãi và nhiều nhất là vùng ghềnh đá xã Phổ Thạnh, Phổ Châu, Đức Phổ.

Về Quảng Ngãi ăn don


Không chỉ để mời khách phương xa mà người Quảng tha hương trở về đều tìm đến quán ăn bát don quê. Vị cay của của ớt bay, vị ngọt dịu của bát don có màu đùng đục... từ lâu món don ăn dân dã trở thành đặc sản của tỉnh này... 

Thực khách đến Quảng Ngãi muốn tìm quán don nhanh nhất là đến ngã ba Cống Kiểu nằm trên đường Quang Trung, gần Trường THPT Trần Quốc Tuấn. Nếu có thời gian thì theo đường Lê Trung Đinh về đất Thu Xà (cách TP Quảng Ngãi chừng 10km) hoặc cũng theo con đường này, nhưng đến ngã tư Ba La đi về hướng bắc dọc dòng sông Trà xuống vùng Nghĩa Phú tìm đến những quán don nằm sát bên đường để thưởng thức món don. Còn muốn hỏi chuyện về don, chắc sẽ được trả lời bằng câu ca dao nằm lòng mà ai cũng thuộc:

“Nghèo nghèo, nợ nợ
Cũng cưới con vợ bán don 
Mai sau nó chết cũng còn cặp ui “ 


Chuyện “cặp ui” là chuyện của một thời. Trong ký ức của người dân từng sống ở thị xã Quảng Ngãi (nay là TP Quảng Ngãi ) thập niên 1960, 1970 chẳng ai quên những gánh don bán trên đường Trần Hưng Đạo.


Don đã nấu chín