![]()
Bánh hỏi là một món ăn truyền thống mang hương vị rất độc đáo của miền đất võ Bình Định.
Không giống như bún, cũng không giống bánh cuốn, bánh ướt... Người dân đất võ (Bình Định) có thói quen ăn bánh hỏi bất cứ lúc nào trong ngày. Ăn sáng bằng bánh hỏi với lòng heo, ăn bánh hỏi bữa trưa khi không nấu được cơm, tối đi chơi về thấy đói cũng có thể ra phố mua nửa cân bánh hỏi về ăn...Theo những người già kể lại, bánh hỏi có từ xưa, là thứ bánh lạ, lúc đầu mới làm ra, ai thấy cũng hỏi là bánh gì? Từ đó, cái tên bánh hỏi được khai sinh. Cùng họ với bánh hỏi có bánh tráng, bánh đúc, bánh ít và bún. Bánh hỏi là biến thể của bún tươi. Nhận thấy sợi bún lớn, ăn không ngon nên người thợ chế biến làm cho sợi bún nhỏ lại. Bánh hỏi và bún có cách chế biến tương tự nhưng bánh hỏi được làm cẩn thận và công phu hơn. |
19 thg 1, 2013
Bánh hỏi - miếng ngon đất võ
Về Bàu Đá, thưởng rượu làng nghề
Rượu Bàu
Đá xưa nay nức tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc. Từng được nghe tiếng,
từng được thưởng thức, nhưng thú thật tôi chưa có dịp về thăm nơi khai
sinh ra thứ mỹ tửu lừng danh dù nó chỉ cách nơi tôi đang sống chưa đầy
40km.
Dịp may, anh bạn làm nghề nhiếp ảnh rủ rê. Vậy là chọn một ngày chủ nhật không vướng bận việc nhà, việc cơ quan, chúng tôi tìm về làng rượu Bàu Đá cốt để thỏa nhãn quan về thứ rượu vốn danh bất hư truyền.

Người phụ nữ này đang chuẩn bị lò nấu rượu
Dịp may, anh bạn làm nghề nhiếp ảnh rủ rê. Vậy là chọn một ngày chủ nhật không vướng bận việc nhà, việc cơ quan, chúng tôi tìm về làng rượu Bàu Đá cốt để thỏa nhãn quan về thứ rượu vốn danh bất hư truyền.
Nón ngựa Gò Găng
Không hiểu sao một chiếc nón được làm công phu và đẹp một cách kiêu kỳ lại mang một cái tên không đẹp chút nào: nón ngựa.
Nón được làm từ Gò Găng, một tiểu thị trấn trên quốc lộ 1, gần thành Đồ Bàn, Bình Định - nơi cách đây trên 500 năm, một cuộc hôn nhân vương giả giữa Chế Mân và Huyền Trân đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực và những giọt nước mắt.
Không mỏng nhẹ như nón bài thơ xứ Huế, cũng không nặng nề như nón quai thao, nón ngựa Gò Găng thanh mà không mảnh, dày mà không nặng. Nón được làm bằng những phiến lá kè rất nhỏ lấy về từ đỉnh Cù Mông, xếp thật khéo, san sát bên nhau cùng đồng quy trên đỉnh như ngàn muôn tia nắng ấm áp phát ra từ mặt trời. Có lẽ vì vậy nên màu nón không trắng mà vàng như lụa.
Nón được làm từ Gò Găng, một tiểu thị trấn trên quốc lộ 1, gần thành Đồ Bàn, Bình Định - nơi cách đây trên 500 năm, một cuộc hôn nhân vương giả giữa Chế Mân và Huyền Trân đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực và những giọt nước mắt.

Nón ngựa Gò Găng
Không mỏng nhẹ như nón bài thơ xứ Huế, cũng không nặng nề như nón quai thao, nón ngựa Gò Găng thanh mà không mảnh, dày mà không nặng. Nón được làm bằng những phiến lá kè rất nhỏ lấy về từ đỉnh Cù Mông, xếp thật khéo, san sát bên nhau cùng đồng quy trên đỉnh như ngàn muôn tia nắng ấm áp phát ra từ mặt trời. Có lẽ vì vậy nên màu nón không trắng mà vàng như lụa.
Hát hò Bình Định
Ði
khắp các huyện"Phù Cát, Phù Mỹ, An Nhơn, Tây Sơn... trên đồng ruộng,
nương rẫy, hoặc trong những đêm trăng họp mặt, ta thường nghe vút lên
những giọng hò khoan thai dìu dặt, những lời đối đáp nhộn vui, thú vị,
ấy gọi, goi là "Hát hò",còn gọi là "hát đối đáp". Các cụ già vẫn yêu
thích Hát hò như người ta yêu quý máu thịt của mình vậy, vì một thời
Hát hò đã trôi qua trong tuổi trẻ của họ trong ánh mặt trời cần thiết
cho cuộc sống.
Đến nay vẫn chưa biết được phạm vi sinh hoạt của Hát hò có đến đâu, song dù sao Hát hò cũng cần được xem là một vốn quý trong kho tàng văn hoá địa phương, bởi vì nó sống trong sinh hoạt của người địa phương từ lâu đời, rất thiết tha, gắn bó.

Đến nay vẫn chưa biết được phạm vi sinh hoạt của Hát hò có đến đâu, song dù sao Hát hò cũng cần được xem là một vốn quý trong kho tàng văn hoá địa phương, bởi vì nó sống trong sinh hoạt của người địa phương từ lâu đời, rất thiết tha, gắn bó.
Đồ Bàn miền Trung đường về đây...
Chăm
Pa là tên gọi chung các vương quốc Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và
Thuận Thành, theo từng thời kỳ lịch sử. Theo Việt Nam sử lược của Trần
Trọng Kim quốc gia này độc lập từ năm 192 và kết thúc năm 1832. Tuy vậy,
có thể coi năm 1472, khi Lê Thánh Tôn bình Chiêm thì Chiêm Thành đã
không còn nữa, Thuận Thành chỉ còn là 1 phiên thuộc của Việt Nam từ đó
mà thôi.
Tuy Phước, một ngày trên bước trăm năm
Đêm
ngủ ở Tuy Phước là để mà không ngủ / Thức với quê hương như vậy đã vừa
đâu/ Xin thơ ta được thức mãi về sau/ Với Tuy Phước ngày nào còn đất
nước… (Đêm ngủ ở Tuy Phước - Xuân Diệu). Nếu bạn chỉ có 24 giờ ở Bình Định? Cùng tôi “thức” với quê mẹ của thi sĩ Xuân Diệu là một đề nghị ngọt ngào. ![]()
Tháp Bình Lâm.
Bánh xèo sáng và tháp cổ 6 giờ! Xuất phát ở Quy Nhơn, đi xe máy đều ga theo Quốc lộ 19, quãng hai mươi phút sau ta đã có mặt ở thị trấn Tuy Phước – quê hương của hậu tổ tuồng Đào Tấn, quê mẹ của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Ngược ra mạn Đông theo hướng Gò Bồi độ mươi phút ta đã có mặt tại quán bánh xèo bà Năm. Ăn sáng nhé! |
Ai vô Bình Định mà coi ...
Câu ca dao nổi tiếng “Ai vô Bình Định mà coi, con gái Bình Định múa roi đi quyền”
đã tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách phương xa về một vùng sơn
thủy hữu tình, cảnh quan kỳ thú. Đó chính là đất võ Bình Định, xứ sở của
những truyền thuyết lịch sử gắn liền với vương triều Tây Sơn oai hùng.
Những năm trước, từ Hà Nội hay TPHCM tới Bình Định thật nhiêu khê, không có lựa chọn nào khác hơn là ngồi ô tô hoặc tàu hỏa ê mình và tốn nhiều thời gian. Ngày nay, sân bay Phù Cát đã hoạt động trở lại, chỉ trong khoảng hơn 1 giờ bay từ Hà Nội và chừng 40 phút từ Sài Gòn, du khách đã có mặt tại sân bay Phù Cát.

Sông nước Hầm Hô. Ảnh: Thanh Hương
Những năm trước, từ Hà Nội hay TPHCM tới Bình Định thật nhiêu khê, không có lựa chọn nào khác hơn là ngồi ô tô hoặc tàu hỏa ê mình và tốn nhiều thời gian. Ngày nay, sân bay Phù Cát đã hoạt động trở lại, chỉ trong khoảng hơn 1 giờ bay từ Hà Nội và chừng 40 phút từ Sài Gòn, du khách đã có mặt tại sân bay Phù Cát.
Đến với Bảo tàng Quang Trung
Tọa
lạc ở huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 60km, giáp với huyện An
Khê (Gia Lai), Bảo tàng Quang Trung chứa đựng bao điều bí ẩn của lịch
sử. Tưởng như điều bí mật ấy sẽ ngủ yên sau hàng trăm năm nay, nhưng nó
đã được đánh thức trong Festival Tây Sơn - Bình Định năm 2008, được tổ
chức vào những ngày tháng 8. ![]()
Toàn cảnh bảo tàng
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, lẫy lừng nhất vẫn là vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nhà Tây Sơn có gốc họ Hồ ở Nghệ An, sau đó di cư đến Bình Định. |
Tháp Bánh Ít
Trên
quốc lộ 1A, theo hướng bắc-nam, qua khỏi cầu Bà Di thuộc địa phận thôn
Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nổi bật trên
nền trời xanh là những ngôi tháp cổ sừng sững trên ngọn đồi nằm phía bên
tay trái. Khi nghiên cứu quần thể kiến trúc này, người Pháp ghi tên
tháp là Tour d’Argent (tháp Bạc), nhưng người địa phương xưa nay vẫn gọi
đó là tháp Bánh Ít. Đây là cụm quần thể tháp cổ Chăm Pa có nhiều tháp
nhất hiện còn trên đất Bình Định.
Quần thể tháp Bánh Ít được
xây dựng khoảng gần 1.000 năm trước, dưới thời hai quốc vương Harivarman
IV và V; trong giai đoạn phong cách kiến trúc Champa chuyển tiếp từ
phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Cụm tháp hiện có 4 ngọn,
nhưng căn cứ vào dấu tích còn lại, số lượng hạng mục ở đây còn nhiều hơn
và đã đổ nát. Quả đồi dốc thoai thoải về phía Đông. Trên đường đi tới
tháp chính, ngang qua những dấu vết đổ nát của hai lớp tường xây bằng
gạch, đá ong là tháp cổng. Qua tháp cổng là một khoảng sân, nơi đây còn
dấu tích vòng tường thành bao quanh khu trung tâm.
|
Kỳ vĩ Ghềnh Ráng
Những tảng đá núi nhấp nhô, ngổn ngang giữa ngàn
lớp sóng vỗ; cỏ cây ướt đẫm sau những trận mưa bất chợt; mặt nước biển
xanh màu ngọc bích bên dải cát mịn… Tất cả tạo nên một Ghềnh Ráng nguyên
sơ, một bức tranh sơn thủy hữu tình kỳ vĩ và thơ mộng.
Ghềnh Ráng là một quần thể sơn thạch của dãy núi Xuân Vân chạy đến sát chân biển phía nam thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Điểm xuất phát lý tưởng để khám phá danh thắng này là những bãi tắm kéo dài từ đường An Dương Vương đến đường Hàn Mặc Tử - nơi có cổng chào tham quan Ghềnh Ráng.

Câu cá ngày biển động tại bãi tắm Tiên Sa
Ghềnh Ráng là một quần thể sơn thạch của dãy núi Xuân Vân chạy đến sát chân biển phía nam thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Điểm xuất phát lý tưởng để khám phá danh thắng này là những bãi tắm kéo dài từ đường An Dương Vương đến đường Hàn Mặc Tử - nơi có cổng chào tham quan Ghềnh Ráng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)