Hiển thị các bài đăng có nhãn rừng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn rừng. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 5, 2014

Trải nghiệm thiên nhiên rừng Cúc Phương

Cách Hà Nội 120 km, vườn quốc gia nằm tiếp giáp Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa là điểm đến thân thiện với môi trường cùng nhiều hoạt động khám phá thú vị.

Rừng Cúc Phương thích hợp cho một chuyến đi dã ngoại vào 2 ngày cuối tuần, nơi bạn vừa có thể nghỉ nghơi trong không gian thoáng đãng của rừng già vừa có dịp tìm hiểu thêm về thiên nhiên xung quanh.

Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích 25.000 ha và là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có quần hệ động thực vật phong phú, gồm rất nhiều loài cây và thú quý hiếm. Loài voọc đen mông trắng là loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu tượng của vườn quốc gia Cúc Phương. 

Muôn loài hoa cỏ nở rộ trong vườn quốc gia. 

10 thg 3, 2014

Lang thang tới rừng tràm Gáo Giồng

Gáo Giồng ở Cao Lãnh, cách Cao Lãnh 15 km. Ủa, sao kỳ vậy? Là vì ở Đồng Tháp có tới 2 cái Cao Lãnh: thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm tại ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, cách thành phố Cao Lãnh 15 km.

Cái khoảng cách 15 km ấy không phải tui nói nghen, mà là các website du lịch Đồng Tháp nói. Không biết tính theo kiểu gì, có thể theo đường chim bay, đường thủy, hay là sao đó... chớ còn thực tế tui đi bằng xe thì quãng đường từ trung tâm TP Cao Lãnh tới khu du lịch Gáo Giồng là gần gấp đôi con số nói trên. Cụ thể là đi từ TP Cao Lãnh theo quốc lộ 30 về hướng huyện Hồng Ngự được khoảng 15 km thì có bảng chỉ đường quẹo phải vào Gáo Giồng. Ngay đầu đường rẽ có bảng ghi: Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng 12 km. (và đồng hồ tốc độ trên xe cũng cho kết quả đúng như vậy). Nghĩa là từ TP Cao Lãnh tới Gáo Giồng là 27 km!

23 thg 2, 2014

Lạc ở rừng thiêng của người Stiêng

Cũng như nhiều người ưa du lịch khám phá, rừng quốc gia Nam Cát Tiên với chúng tôi không phải là cái tên xa lạ, thậm chí hết sức quen thuộc. 

Nhưng mỗi khi có dịp, chúng tôi lại khoác balô lên đường đến rừng quốc gia Nam Cát Tiên để khám phá.

Du khách trong đoàn du lịch khám phá tại rừng quốc gia Nam Cát Tiên - Ảnh: Anh Phạm

Đến Tà Lài Longhouse - bên cạnh rừng quốc gia Nam Cát Tiên - vào buổi chiều muộn, khi hoàng hôn gần tắt. Đập vào mắt chúng tôi là dãy nhà sàn nằm trên đỉnh ngọn đồi thoai thoải, cực kỳ yên tĩnh và bài trí đơn giản, tự nhiên.

9 thg 2, 2014

Tình rừng

Đối với người Việt, rừng không chỉ là vàng, mà còn được ví như lá phổi xanh của đất nước. Để tìm hiểu vai trò, ý nghĩa đặc biệt của những cánh rừng trong các khu vườn quốc gia đối với cuộc sống hôm nay và ngày mai, chúng tôi đã thực hiện một chuyến xuyên rừng quốc gia Xuân Sơn (thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). Chuyến đi tới những điểm đến mới lạ đã mang lại cho chúng tôi khá nhiều cảm xúc.

Qua rừng cọ, đồi chè

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát…

Những đồi chè Thanh Sơn như chạy tới tận chân trời

8 thg 1, 2014

Kho báu giữa trùng khơi

Nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long và sát cạnh Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long được ví như một “kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi ở vùng biển Ðông Bắc của Việt Nam. 

Một thế giới hoang sơ và kỳ diệu

«
          “VQG Bái Tử Long có một lợi thế rất lớn mà không phải nơi nào cũng có được. Ðó là sự hội tụ của 3 hệ sinh thái là biển, đảo và rừng cùng tồn tại, phân bổ khá đặc biệt trên một diện tích biển rộng lớn”.
(Ông Lê Văn Lanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội VQG và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam)
                                                  »

Từ cầu cảng xã đảo Minh Châu (huyện Vân Ðồn, tỉnh Quảng Ninh), mất chừng 10 phút luồn lách qua những dải núi đá, núi đất xen kẽ, chiếc ca nô do anh Nguyễn Ðăng Khoa, Hạt phó Hạt kiểm lâm vườn điều khiển đã đưa chúng tôi cập đảo Ba Mùn, một hòn đảo mang đậm đặc trưng của hệ sinh thái rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia (VQG) Bái Tử Long.

Phía Ðông hòn đảo, sóng biển ầm ầm tung bọt trắng xóa, bụi nước cao hàng chục mét, trong khi đó ở phía Tây khung cảnh lại thanh bình, mặt nước phẳng lặng, êm đềm. Bởi vậy, hòn đảo được ví như một bức tường thành che chắn cho vùng cư dân của huyện đảo Vân Ðồn sinh sống ở phía trong trước những trận cuồng phong của biển cả.


21 thg 12, 2013

Khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Một ngày trong “Rừng ông Giáp”, bạn không chỉ được sống lại những bước chân hành quân, tiếng hò dô kéo pháo hào hùng mà còn được thả hồn vào không gian trong lành của rừng nguyên sinh.

Ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La không ai là không biết đến khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà người trong vùng vẫn gọi bằng cái tên thân mật: “Rừng ông Giáp”. Là khu rừng rậm rạp, ít người lui tới nên muốn vào thăm, ai nấy đều phải gõ cửa ngôi nhà gỗ nhỏ nằm cạnh suối Bùa để được nghe chỉ dẫn. 

Năm 2008, tỉnh Sơn La đã công nhận khu rừng mang tên Đại tướng là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Ảnh: hanhtrinhvietnamxanh.com 

Men theo con đường mòn nhỏ dốc đá trơn trượt, bạn sẽ được chủ nhân của ngôi nhà gỗ, đồng thời là người giữ rừng kể lại câu chuyện năm xưa. Trong lần hành quân từ Nghĩa Lộ (Yên Bái) lên Điện Biên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đoàn quân đã chọn nơi đây làm nơi đóng quân, nghỉ ngơi.

Vốn có tên gọi là rừng bản Nhọt nhưng với lòng kính trọng, biết ơn và cảm phục công lao của Đại tướng, người dân địa phương đã gọi khu rừng này là "Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp" như một cách để con cháu luôn nhớ về nơi Đại tướng đã dừng chân. Vẫn là những con đường rêu đá nhỏ hẹp, lúc lên, lúc xuống, nhưng qua câu chuyện kể đồng hành, bước chân lữ khách như chững lại, để rồi hình dung về quãng đường thồ gạo, kéo pháo lên Điện Biên của đoàn quân năm xưa.

Lội qua con suối Bùa là con đường dẫn lên phía đỉnh núi Dưn. Từ đây nhìn xuống có thể thấy những hố đất sâu hoắm nham nhở dọc sườn núi, dưới những tảng đá, khe vách, gốc cây cổ thụ. Theo người dẫn đường, ở khu vực này xưa kia có rất nhiều hầm, hang trú ẩn do bộ đội đào khi dừng chân ở đây. 

Cây cổ thụ trong rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: vov 

“Rừng ông Giáp” hiện có diện tích khoảng 200 ha, được hình thành từ hai dãy núi bao bọc, cây cối xanh tốt, quanh năm mây phủ. Không giống như nhiều khu rừng khác chỉ còn gỗ tạp, dây leo, khu rừng vẫn còn nguyên vẹn với những cây chò chỉ đại thụ to vài ba người ôm không xuể. Một góc khác là cây lát, dổi, sâng, sấu cổ thụ lâu năm, là những cây pơ mu cao hàng chót vót, thẳng đứng lẫn trong làn sương mờ ảo.

Trong không gian tĩnh lặng của rừng già, văng vẳng bên tai là tiếng suối Dưn chảy róc rách đêm ngày như lời nguyện từ năm xưa vọng lại. Đây là nơi trú quân đầu tiên trong rừng bản Nhọt. Dọc theo các con suối khác trong rừng cũng được Tướng Giáp chọn đóng quân: đài quan sát trên đồi suối Hiền, trạm quân y dã chiến bên dòng suối Bùa và đặc biệt là trên ngọn suối Tắc Tè bên sườn đồi Tang Tú - nơi đặt sở chỉ huy mà Đại tướng dừng chân, đến nay vẫn còn hiện hữu. 

Suối trong rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: vtc 

Một ngày bách bộ, vượt dốc, lội suối trong “Rừng ông Giáp”, bạn không chỉ được sống lại những bước chân hành quân rầm rập, tiếng hò dô kéo pháo hào hùng mà còn được thả hồn vào không gian trong lành của rừng nguyên sinh được bảo vệ bởi bàn tay và tấm lòng của những người Mường.

Khu rừng cấm càng trở nên linh thiêng sau sự ra đi của vị Tướng già vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua. Nhiều người đã tìm đến đây chỉ để thắp một nén nhang tỏ lòng thành kính và tiếc thương vô hạn với người Anh Cả, rồi lặng lẽ đi vào sâu trong rừng như một cách hồi tưởng về Đại tướng. Khu rừng như ngôi “đền xanh” để người dân nơi đây ghi nhớ công lao của Đại tướng cùng với những chiến sĩ Điện Biên năm nào.

Vy An

12 thg 12, 2013

Rừng tràm Trà Sư, bữa tiệc màu xanh mùa nước nổi

Cứ độ tháng 10 tháng 11 hàng năm, dân du lịch từ Nam ra Bắc lại rủ nhau đi ngắm rừng tràm Trà Sư yên bình và xanh mát mùa nước nổi.

Với diện tích khoảng 850 ha, rừng tràm Trà Sư phủ một màu xanh mơn mởn của đám bèo tây giăng kín mặt nước. Đây sẽ là một trải nghiệm bạn không thể bỏ lỡ khi đi thuyền trên đồng nước mênh mang và say mê với vẻ đẹp mát rượi của khu rừng, lắng nghe tiếng chim chóc kêu thật gần và những bông điên điển vàng nghiêng nghiêng soi bóng. 

Màu xanh hun hút của rừng tràm Trà Sư. 

Đi về phía huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách Long Xuyên khoảng 100 km, bạn sẽ gặp con đường đất đỏ dẫn vào rừng tràm Trà Sư. Hai bên đường, những cánh đồng lúa ngút ngàn và những cây thốt nốt cao cao tỏa bóng như mê đắm, nhất là trong ánh hoàng hôn rực rỡ của miền nhiệt đới. Đâu đó, bạn còn gặp những đàn vịt đủ màu sắc, bởi họ nhuộm lông cho những chú vịt, nào vàng, nào xanh, nào tím… để nhận biết vịt của các nhà. 

31 thg 8, 2013

"U Minh xứ sở lạ lùng"...

Chiếc vỏ composite chở chúng tôi phăng phăng rẽ sóng, bỏ lại phía sau những cụm bèo và những giề lục bình non tơ xanh biếc. Một ngày ở Vườn quốc gia U Minh Thượng dường như quá ngắn... 

Ngư ông giữa cánh đồng nước bao la U Minh Thượng - Ảnh: Hoài Vũ

Sau khi qua phà Tắc Cậu, cho xe chạy dọc theo quốc lộ 63, tiến thẳng về U Minh Thượng, chúng tôi dừng chân ở hồ Hoa Mai - trung tâm du lịch của Vườn quốc gia U Minh Thượng - nghỉ ngơi, ăn uống để chuẩn bị cho một chuyến du lịch khám phá.


16 thg 8, 2013

Rừng ơi...

Đã 38 năm mà trước mắt tôi những chiếc xe con màu trắng xuất hiện trên những con đường giữa chiến khu Bắc Tây Ninh sáng ngày 2/5/1975 vẫn rõ nét như đang hiển hiện.

Di tích lịch sử Căn cứ Chiến khu Đ, nơi thành lập Trung ương Cục, năm 1961

1

Có lẽ thấy tôi mặc quân phục Quân Giải phóng, lại đạp xe ngược chiều, mấy chiếc ô tô vội vã dừng lại. Một tốp người ăn mặc sang trọng quây lấy tôi hỏi đường về "R". Họ là những người Sài Gòn đi tìm người thân là Việt Cộng ở "R".

Về R? Làm sao chỉ cho họ một cách chính xác được? Căn cứ của Trung ương Cục Miền Nam (TƯC) - đầu não của "R" - thì tôi chưa được phép tiết lộ, còn biết bao "B" và "C" - bí danh của cả bộ máy trực thuộc TƯC phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - đều gọi chung là "R".

13 thg 8, 2013

“Kho báu” Ý Tý

“Kho báu” Ý Tý là dải rừng nguyên sinh, có giá trị lớn trong sản xuất và đời sống của đồng bào Bát Xát. Gần đây, “kho báu” được ngành kiểm lâm tỉnh chọn làm “Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát” - địa chỉ hấp dẫn trong hành trình du lịch sinh thái tại Bát Xát hiện nay. 

Ngát xanh đại ngàn Ý Tý. 

“Kho báu” nằm ở độ cao từ 1.200 đến 1.800 mét so với mặt nước biển, có tổng diện tích rộng 21.893 ha, trong đó rừng trồng có 1.086 ha. Những đặc trưng về vị trí địa lý, địa hình, địa chất tạo cho “kho báu” có kiểu rừng á nhiệt đới, với tính đa dạng sinh học động, thực vật phong phú, quý hiếm. Nhiều sinh vật cảnh đặc hữu, với hệ thực vật có 452 loài thuộc các nhóm như: Lấy gỗ, làm thuốc, làm cảnh, cho dầu, cho sợi… Khảo sát trong rừng có 157 loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, như gấu ngựa, sơn dương, mèo rừng… là những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

11 thg 7, 2013

Lên Nà Hẩu vui hội Tết rừng

Cuối tháng Giêng, không đến với các lễ hội tâm linh truyền thống, chúng tôi lên Nà Hẩu (Văn Yên) xem tục cúng rừng, ăn tết rừng. 

Rừng tự nhiên xã Nà Hẩu được bảo vệ phát triển tốt. 

Sớm Nà Hẩu, sương khói quyện trong tán cây rừng, tỏa xuống từng mái nhà và cánh đồng lúa đang bén rễ lên xanh. Hiếm có dịp nào chúng tôi được gần rừng tự nhiên như vậy, rừng ngay trước mặt, mọc sát đường, sát nhà, sát nương, sát ruộng... chỉ vài bước chân là có thể ôm lấy những cây gỗ to, thân thẳng đứng, cao vài chục mét.

9 thg 6, 2013

Tận diệt đại ngàn vì thú chơi hàng độc

Cặp độc bình bằng gỗ quý giá 50 triệu đồng.

Thú chơi đồ gỗ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở thành cao trào trong vài năm trở lại đây. Việc săn lùng "hàng độc" không chỉ có giới đại gia mà ngay cả đối với những người dân thường. Thú chơi này đã làm cho rừng Tây Nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt. Những loại gỗ quý đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị tận diệt đến cả gốc lẫn rễ. 



10 thg 5, 2013

Việt phủ Thành Chương hoành tráng trong rừng đặc dụng

Bên trong Việt Phủ Thành Chương có nhiều tác phẩm nghệ thuật được bài trí đẹp mắt. Tuy nhiên, nơi được coi là bảo tàng văn hóa tư nhân này lại nằm trên diện tích 8.000 m2 đất sử dụng trái phép.


Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội vừa kết luận thanh tra về vi phạm trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở 8 xã thuộc huyện Sóc Sơn của Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn. Liên quan việc này, Việt phủ Thành Chương (xây dựng năm 2006) bị Thanh tra Chính phủ kết luận đã xây dựng trên khu đất có nguồn gốc đất rừng đặc dụng. 

31 thg 3, 2013

Mảnh trăng cuối rừng Bum Nưa

Ai đã một lần đến Tây Bắc sẽ mãi say cái mây, cái gió, cái rét mướt, mưa gào của vùng biên cương xa xôi. Đã nhiều năm lang thang qua các nẻo đường Tây Bắc nhưng tôi vẫn chọn Lai Châu là nơi để quay lại bởi vùng đất này gieo vào tâm trí tôi sự huyền bí thẳm sâu, tình người chân tình sâu sắc.

Tà dương trên núi rừng Bum Nưa

Cung đường khám phá lần này là xã biên giới Pa Vệ Sủ (giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với hai điểm nhấn quan trọng: thứ nhất là tìm hiểu cuộc sống người La Hủ - một dân tộc đang được bảo tồn đặc biệt với cuộc sống có nhiều điều bí ẩn và thứ hai là chinh phục vùng núi hiểm trở Phu Xi Lùng, nơi có mốc biên giới Việt - Trung số 42 ở cao độ 2.856,5m - cột mốc cao thứ hai của Việt Nam.


18 thg 3, 2013

Đến với Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà

Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà nằm trong khu rừng nguyên sinh cổ nhất ở Lâm Đồng, được thành lập từ năm 2004. Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đây là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà có giá trị rất cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều nguồn gene động - thực vật quý hiếm và đặc trưng cho hệ sinh thái rừng á nhiệt đới.

Cung đường xuyên sinh thái

Ra khỏi thành phố Đà Lạt khoảng 50km, theo tỉnh lộ ĐT 723 (Đà Lạt - Nha Trang), chúng tôi đến cổng Vườn quốc gia Biduop.


Rừng vẫn còn vẻ nguyên sinh

Cung đường chạy qua những khu rừng nguyên sinh và bản làng dân tộc ít người với nhiều nét văn hóa khác nhau hứa hẹn mở ra những cơ hội lớn về giao thương, đi lại giữa các trục tam giác TP.HCM - Đà Lạt - Nha Trang, cùng với nhiều loại hình du lịch mới như trekking, du lịch sinh thái...


3 thg 3, 2013

Phượt lên rừng biên giới

Từ Sài Gòn, chỉ tốn khoảng 500.000đ, bạn có thể trải nghiệm một chuyến “phượt” lên rừng quốc gia Lò Gò - Xa Mát (biên giới Việt Nam - Campuchia) để trải nghiệm một ngày và một đêm với đúng chất “bụi”. 

Khởi hành tại trung tâm Sài Gòn lúc 6g chiều, đúng 9g tối, đoàn chúng tôi đã bắt đầu được hít thở không khí mát lạnh ở rừng già Lò Gò - Xa Mát (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh). Các nhân viên bảo vệ rừng ở trạm Lò Gò đón khách bằng một con heo vừa xả thịt. Chú heo nặng 20kg, được tẩm ướp đậm đà và nướng đến ba tiếng đồng hồ, tỏa hương thơm phức khiến bụng khách đường xa “nhảy múa”. Dăm chén rượu sắn Campuchia nhắm với thịt heo nuôi ở... rừng, khiến du khách ngà ngà. Lửa nổi lên, đoàn vây quanh nghe các anh kiểm lâm kể chuyện bảo vệ rừng. Bên ánh lửa, đàn guitar bập bùng, cả đoàn vừa hát, vừa nói chuyện suốt đêm. 



Bên ánh lửa, đàn guitar bập bùng... (ảnh: Trần Triều) 

Vẻ đẹp Vườn Quốc gia Cát Tiên

Vườn Quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. 


Vườn Quốc gia Cát Tiên cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 km về phía bắc, tổng diện tích là 71.920 ha. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... 

2 thg 3, 2013

Thăm Đảo Tiên

Cách TP.HCM khoảng 170 km, Đảo Tiên (thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên) như một trái núi nhỏ nằm giữa sông Đồng Nai nơi thượng nguồn.

Dưới những tán rừng nguyên sinh rộng 57 héc ta, có những con người đã "lôi kéo" vượn, voọc, culi về đây nuôi dưỡng. Đó là các chuyên gia về động vật và môi trường của tổ chức Monkey World cùng các nhân viên lâm sinh Việt Nam, cùng chung nỗ lực cứu hộ loài linh trưởng đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và Campuchia. 

Ban đầu, những con voọc phải sống trong những chuồng kín trước khi được huấn luyện chuyển tiếp tập tính sống 

28 thg 2, 2013

Chơi rừng Trà Sư

Đi xuồng vào ruột rừng tràm hoang dã. Ảnh: Cát Lộc 

Hàng năm, cứ hễ vào mùa nước nổi là rừng tràm Trà Sư cũng bắt đầu vào mùa du lịch. Đến đây lúc này khách sẽ bị choáng ngợp bởi nét hoang sơ hiếm có của cánh rừng tràm nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia chừng 10 cây số về phía tây bắc. 

Sáu anh em chúng tôi sau khi dong ruổi khắp huyện Tri Tôn, mãi tới xế chiều mới rong xe đến rừng tràm Trà Sư. Khu rừng nổi tiếng về cảnh quan du lịch này nằm trên địa bàn hai xã Văn Giáo và Vĩnh Trung của huyện Tịnh Biên; trong đó, một phần giáp Ô Long Vĩ của huyện Châu Phú, cũng đều thuộc tỉnh An Giang.

25 thg 2, 2013

Khám phá Pù Luông

Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông hiện đang lưu giữ những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ động thực vật đa dạng, là điểm đến hấp dẫn với những ai ưa thích khám phá thiên nhiên…

Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông có diện tích 17.662 ha, hiện là khu vực rừng núi đá vôi đất thấp lớn nhất còn lại ở miền Bắc Việt Nam với 3 kiểu rừng chính: Rừng rậm trên đất thấp, núi thấp; rừng trên núi đá vôi; các thảm thực vật măng tre nứa và cây bụi. 


Ở độ cao từ 800 - 1000m là khu vực rừng nguyên sinh, xứ sở của loài Trai Lý cổ thụ. (Ảnh: Thông Thiện)