Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 11, 2022

Về vùng Bảy núi An Giang thưởng thức bánh Kà tum

Kà tum theo tiếng Khmer nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu. Bánh Kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc, chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang, như: Chôl Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ok om bok. Điều đặc biệt, loại bánh này chỉ có duy nhất ở vùng đất Ô Lâm, huyện Tri Tôn (An Giang).

20 thg 11, 2022

Bánh dày ngày Tết của người Mông Xanh

Người Mông Xanh coi bánh dày tượng trưng cho Mặt trăng và Mặt trời, là nơi sinh ra con người và vạn vật trên trái đất. Bánh dày còn là biểu tượng cho sự thủy chung của các đôi trai gái, không đơn thuần là một món ăn truyền thống có từ lâu đời mà còn là loại bánh mang nghi thức cúng lễ, tâm linh không thể thiếu trên ban thờ của các gia đình người Mông Xanh mỗi dịp Lễ, Tết.

Người Mông Xanh ở Mộc Châu chỉ làm bánh dày trong những ngày lễ, Tết.

Giòn tan bánh xèo Đồng Cát

Bánh xèo là món ăn quen thuộc của người dân xứ Quảng. Song, thay vì đúc bánh xèo mềm để ăn cùng bánh tráng, rau sống như thường thấy, thì các cô, các chị ở chợ Đồng Cát, thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức) lại đúc ra những chiếc bánh xèo giòn rụm, thơm ngon, lạ miệng.

Không có nhân tôm, nhân thịt, cũng chẳng được bán kèm rau sống, bánh tráng mỏng như các quầy bánh xèo thường gặp, bánh xèo giòn ở chợ Đồng Cát chỉ đơn giản là những chiếc bánh xèo không nhân, ăn kèm nước mắm ớt tỏi. Nguyên liệu làm nên chiếc bánh xèo giòn giản đơn vậy thôi, nhưng giá của mỗi chục bánh xèo không nhân này cũng ngang ngửa với các loại bánh xèo tôm, thịt, ấy thế mà thực khách vẫn cứ tìm mua.

Những chiếc bánh xèo giòn, vàng ươm là món bánh xèo đặc trưng chỉ có ở chợ Đồng Cát. Ảnh: Đông Yên

18 thg 11, 2022

Nhớ mãi vị bánh ống quê

Không khí trở nên nhộn nhịp mỗi khi xe bánh ống đi ngang qua xóm. Nhà này, nhà kia rủ nhau mang gạo, đường... để làm bánh ống. Tụi nhỏ, đứa cầm túi ny-lon trên tay nôn nao chờ tới lượt, đứa thì háo hức thưởng thức từng chiếc bánh mới xay nóng hổi, giòn, xốp, thơm lừng. Vị bánh ống quê đã nhẹ nhàng đi vào tuổi thơ của nhiều người.

Anh Trần Văn Học đang xay bánh ống cho khách

Ngày trước, trẻ con không có nhiều quà bánh để lựa chọn như bây giờ, gặp xe xay bánh ống đi ngang nhà, là mừng không sao tả. Tụi con nít, cứ nhộn nhịp, cười đùa í ới, chạy theo tiếng máy nổ lạch cạch của những chiếc xe xay bánh ống, thích thú nhìn những khúc bánh ống thẳng tắp mới ra lò. Khúc bánh ống được máy đẩy ra đến đâu, hương thơm nhè nhẹ của gạo và vị béo của dừa phảng phất đến đó. Hương vị quê hương làm người ta thêm lưu luyến.

15 thg 11, 2022

Bánh tu hú - món ăn dân dã gợi ký ức tuổi thơ của người dân Hà Tĩnh

Bánh tu hú - tên gọi dân dã đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người dân Hà Tĩnh. Dù trong đời sống hôm nay xuất hiện nhiều món quà vặt mới lạ nhưng nhiều người vẫn tìm về ký ức ngày thơ bé với món bánh mang hương vị quê nhà.

Gia đình bà Lê Thị Tịnh (TDP Xuân Hòa - thị trấn Lộc Hà) đã có hơn 5 năm làm bánh tu hú. Bà Tịnh chia sẻ: “Ngày chúng tôi còn nhỏ, ông bà, cha mẹ vẫn thường làm món bánh này để ăn, nhất là mùa đông. Giờ không còn mấy ai làm nữa nhưng gia đình tôi vẫn muốn lưu giữ ký ức ngày xưa, cũng là một nghề để kiếm sống".

10 thg 11, 2022

Bánh đúc nóng cho ngày đông

Bánh đúc nóng mềm, chan nước mắm chua ngọt, là món quà chiều quen thuộc của người thủ đô khi trời trở lạnh.

Bánh đúc vốn được biết đến là loại bánh truyền thống đặc quánh khuấy từ bột gạo cùng nước vôi trong, thường để nguội rồi cắt miếng vuông, chấm với tương bần, khi ăn dậy mùi lạc ẩn trong miếng bánh giòn, thấm vị tương đậm đà. Nếu không ăn theo cách cổ truyền, nhiều người sẽ chọn bánh đúc nộm, miếng bánh đúc được thái con chì, dùng kèm giá chần cùng các loại húng, ngổ, tía tô, chan trong nước pha thơm mùi lạc vừng rang, thanh mát.

Không biết từ bao giờ, bánh đúc nóng ra đời, lưu giữ một nét tinh hoa của ẩm thực phố phường Hà Nội. Bánh đúc nóng không liên quan gì tới thứ bánh đúc thường được ăn kể trên, thậm chí có vẻ còn làm mất đi nét mộc mạc của một món ăn cổ truyền. Và bánh đúc nóng, đương nhiên không còn là một món ăn để mát ruột gan. Người ta ăn món này khi thèm một thức quà vặt ấm, ngon lành mà không trôi tuồn tuột như cháo.

Bánh đúc nóng 14 Hàng Than. Ảnh: Khánh Ly

24 thg 9, 2022

Bánh phồng hàu

Vốn là sản phẩm nổi tiếng của Vân Đồn, hàu sữa Thái Bình Dương nay đã được chế biến, đưa hương vị và giá trị dinh dưỡng đặc trưng vào bánh phồng hàu.

Trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 3.000 ha của Vân Đồn thì hơn một nửa số đó là nuôi hàu sữa. Đây là giống hàu sữa chất lượng, nhập giống gốc từ Đài Loan, được nuôi ở vùng biển phù hợp, sinh trưởng tốt và đã tạo thương hiệu trên thị trường. Diện tích nuôi trồng và sản lượng hàu ngày càng tăng nhưng giá trị sản phẩm giảm đã đặt ra nhiều vấn đề về sự cần thiết sản xuất các sản phẩm chế biến thay vì xuất nguyên con đầu ra vừa khó, giá trị thấp như hiện nay.

Lựa chọn chế biến hàu nguyên liệu chuẩn bị cho quy trình chế biến bánh phồng hàu.

10 thg 9, 2022

Bánh lọc xứ Lệ

Bánh bột lọc (ảnh) là thức quà miền Trung có vị mát thanh thanh của bột lọc, thơm ngọt béo bùi của tôm thịt. Đây là món ăn mà khi đến miền Trung bạn nhất định phải thưởng thức một lần.

Nhớ lúc nhỏ, mỗi lần mạ (mẹ) làm bánh bột lọc mà ở quê còn hay gọi là béng sắn là cả nhà đều háo hức mong chờ. Mạ xào tép nhỏ với thịt, rồi mạ nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Để có một nồi nhân bánh thơm ngon, thịt phải được tẩm ướp cho thấm gia vị. Tôm thì khỏi nói rồi, Lệ Thủy - Quảng Bình quê tôi tôm tép tươi rói, săn chắc. Tất cả cho vào chảo rim ngọt đến khi sánh đặc và keo lại là hoàn chỉnh. Rồi mạ nhấc xuống bếp, cho lá nén với chút tiêu. Chao ui, thơm cay sống mũi chi lạ lùng!

9 thg 9, 2022

Bánh trái cây xứ Huế

Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết: "Có cái vẻ như là người sông Hương non Ngự thì ăn bằng mắt nhiều hơn bằng miệng. Những cái đĩa nho nhỏ, những cái chén xinh xinh, trên đó sắc màu của những miếng chín hài hòa giữa một bức tranh tĩnh vật ngon lành. Chẳng cần kể hết các món ăn xứ Huế, chỉ đơn cử món bánh trái cây thôi cũng đủ làm minh chứng”...

Bánh trái cây, hay còn gọi là bánh hoa quả, là một món ăn chơi, không riêng gì của Huế nhưng khi "lạc" vào mảnh đất Cố đô, món bánh này dường như cũng mang chút tinh tế, cầu kỳ và đặc biệt. Thời phong kiến, bánh trái cây chỉ xuất hiện ở các yến tiệc của Vua tại Hoàng cung, hay tại các ngày lễ lớn của các quan và hoàng tộc. Lấy cảm hứng từ những loại trái cây trong vườn, qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế, món bánh trái cây ra đời - ngọt thơm, dịu nhẹ làm đẹp lòng biết bao người thưởng thức. Nguyên liệu chính của món bánh này là đậu xanh và rau câu. Đậu xanh và lá rau câu có tính mát, giàu vitamin và đạm thực vật. Dù là món ăn chơi nhưng vẫn giàu chất dinh dưỡng.

27 thg 8, 2022

Bánh xèo Đức Phổ

Nhiều người bảo, món bánh xèo Đức Phổ đã ăn rồi cũng muốn được ăn thêm lần nữa. Dù rằng, đó là bánh xèo không nhân thịt, tôm, trứng, chỉ có lá hẹ rắc đều...

Món bánh xèo ở TX. Đức Phổ rất đặc trưng, bởi vậy đã tạo nên "thương hiệu" bánh xèo Đức Phổ. Ngày xưa, bánh xèo Đức Phổ chỉ giới hạn ở làng quê, đặc biệt là trong những ngày đông trời mưa phùn gió bấc, hay vào dịp rằm, đặc biệt là rằm tháng Mười, nhà nhà đúc bánh xèo. Còn bây giờ, món bánh xèo ở TX. Đức Phổ theo xe buýt ra TP. Quảng Ngãi và đi các nơi, để đáp ứng nhu cầu của thực khách gần xa.

12 thg 8, 2022

Bánh xèo rau rừng trên đỉnh núi cao nhất miền Tây

Bánh xèo nóng hổi ăn kèm 30 loại rau rừng là đặc sản trên núi Cấm cao 700 m, nơi được ví như "nóc nhà miền Tây".

Trên đường từ chân lên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), du khách có thể bắt gặp hơn chục quán bánh xèo rau rừng, tập trung nhiều nhất quanh chùa Phật Lớn. Mỗi quán bố trí hơn chục rổ rau rừng, còn tươi rói thay cho biển hiệu. Chủ quán ngọt ngào: "Cô, chú, anh, chị ủng hộ bánh xèo rau rừng. Bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn".

Tại một quán đông khách trên đỉnh, vừa ngồi vào bàn, nhân viên liền mang lên một đĩa rau rừng đầy ắp chưa cần biết khách sẽ gọi mấy cái bánh. Nếu chưa đủ dùng, thực khách có thể lấy thêm tuỳ thích ngoài quầy rau. Chị Hoàng, chủ quán, giới thiệu có khoảng 30 loại rau trên núi ăn kèm với bánh xèo. Mỗi loại có vị đặc trưng riêng, một số rau theo kinh nghiệm nhân gian là vị thuốc tốt cho sức khoẻ.

Quầy rau rừng đầy ắp là nét đặc trưng của các quán bán xèo ở núi Cấm. Ảnh: Ngọc Tài

29 thg 7, 2022

Ăn bánh quê nơi phố thị…

Như nhiều khu chợ ở đồng bằng sông Cửu Long, tại các chợ ở Hậu Giang, bên cạnh đủ thứ hàng hóa, nông sản, thực phẩm, sẽ có khu vực dành cho bánh quê. Nói bánh quê cho dung dị, chứ những loại bánh “quê một cục” đó giờ có mặt trong nhiều nhà hàng, quán ăn sang trọng…

Trong những ngày lưu lại Hậu Giang tham gia giải chạy marathon quốc tế, du khách, vận động viên bên cạnh khám phá, du lịch, sẽ muốn biết ẩm thực nơi này ra sao?. Ông bà ta thường có câu: “Muốn ăn bánh ngon thì ra chợ”. Đã bao đời, chợ là nơi quy tụ biết bao nhiêu loại bánh trái ngon trong dân gian.

Bánh quê ở chợ Vị Thanh bán từ sáng sớm đến tầm 10 giờ sẽ hết.

28 thg 7, 2022

Bánh xèo hải sản Nha Trang

Bánh xèo Nha Trang vàng ươm, quyến rũ với hải sản tôm mực tươi ngon hấp dẫn thực khách. Thưởng thức miếng bánh xèo béo giòn, nóng hổi chấm nước mắm chua chua cay cay, bạn sẽ không thể nào quên được món bánh dân dã đầy mê hoặc ấy khi đến với phố biển Nha Trang.

Bánh xèo có mặt nhiều nơi trong thành phố, từ nhà hàng, quán ăn rộng rãi đến các hàng quán nhỏ thân quen trong ngõ xóm. Đa số các quán bánh xèo mở cửa vào buổi chiều muộn và phục vụ đến đêm khuya. Cùng bỏ túi một số điểm bán bánh xèo nổi tiếng tại Nha Trang...

18 thg 7, 2022

Bánh chưng đen – Đặc sản độc đáo của người Tày Bắc Sơn

Bánh chưng đen được biết đến là một món bánh độc đáo của người dân tộc Tày ở huyện Bắc Sơn. Sở dĩ món bánh này được nhiều người yêu thích bởi nó có màu đen của tro rơm nếp, có vị thơm, mềm và ăn mát hơn so với bánh chưng truyền thống. Để hoàn thiện một chiếc bánh chưng đen cần phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Phóng viên Báo Lạng Sơn xin giới thiệu cùng bạn đọc các công đoạn làm món bánh đặc sản này qua một số hình ảnh tiêu biểu.

Gia đình chị La Thị Chuyên, khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn là một hộ gói và kinh doanh bánh chưng đen với số lượng nhiều nhất huyện. Gia đình chị có 3 người (thuê thêm 1 nhân công), mỗi người phụ trách một công đoạn khác nhau.

Bánh áp chao ngày đông Xứ Lạng

Nhắc đến Lạng Sơn là nhắc đến đặc sản vịt quay, lợn quay lá mác mật… Biến tấu từ món vịt trứ danh, bánh áp chao là “món ăn vỉa hè” bình dị, khiến du khách ấm lòng ngày đông lạnh giá giữa phố phường Lạng Sơn tấp nập.

Món bánh này được người Lạng Sơn giải thích nhiều cách khác nhau. Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Món ăn xuất xứ từ Trung Quốc, khi du nhập vào Việt Nam kết hợp với khẩu vị của người Việt, đã được người Tày, Nùng xưa chế biến thành một thứ quà đặc sắc của Xứ Lạng. Nói về tên gọi chúng ta có thể hiểu là người Tày, Nùng xưa đặt theo cách làm bánh nặn rồi đem chao, hoặc là phiên âm của từ vịt chao.

Món bánh áp chao

7 thg 7, 2022

Đặc sản "lạ" chỉ có ở Huế, khách tự mua nguyên liệu, giá "rẻ bèo"

Thay vì được phục vụ đầy đủ tại chỗ, thực khách muốn thưởng thức đặc sản này phải tự tìm mua nguyên liệu tươi ngon rồi thuê các cô bán hàng trong chợ chế biến giúp với tiền công chỉ vài nghìn đồng.

Nhắc đến ẩm thực Huế, người ta sẽ nhớ ngay những cái tên như bún bò Huế, nem lụi, bún thịt nướng, các loại chè và bánh,… Tuy nhiên ở vùng đất cố đô còn có một đặc sản dân dã, dù không nổi tiếng bằng nhưng đủ làm nên tên tuổi cho cả một ngôi làng. Đó chính là món bánh khoái cá kình của làng Chuồn.

Theo người dân địa phương, bánh khoái cá kình là món ăn truyền thống có nguồn gốc từ làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Lâu dần, bánh khoái cá kình trở thành đặc sản dân dã của bà con vùng đầm Chuồn (hay còn gọi là đầm Cầu Hai) thuộc hệ thống phá Tam Giang, cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km. 

Đến Đầm Chuồn, du khách có thể trải nghiệm ngắm bình minh, nghe những người lái thuyền chia sẻ về cách đánh bắt hải sản, chèo SUP hay thưởng thức bánh khoái cá kình,... (Ảnh: Vũ Bảo Khánh).

6 thg 7, 2022

Thưởng thức bánh ngô dẻo thơm giữa chợ phiên Đồng Văn

Từ người cao tuổi đến những đứa trẻ mặc váy Mông sặc sỡ, hễ tìm đến chợ phiên là thưởng thức ngay bánh ngô nếp trắng tròn to, dẻo thơm, nóng hổi trên bếp than hồng.

Hàng bánh ngô nếp trắng, bánh tam giác mạch thu hút rất nhiều người dân ở phiên chợ Đồng Văn - Ảnh: HÀ THANH

5 thg 7, 2022

Bánh khọt '60 phút', muốn ăn phải đặt lịch hẹn và đến đúng giờ!

Thoạt nghe, tưởng quán bánh khọt này sang chảnh, nhưng hóa ra chỉ là hàng bánh bé tí góc ngã ba con hẻm nhỏ quận Phú Nhuận. Thế mà cứ mỗi 2h chiều thứ 5 và chủ nhật hằng tuần, hàng bánh khọt cô Gái (cô Thu) vừa dọn hàng sau 1 tiếng là hết sạch.

Bánh khọt, ăn với rau tươi, đồ chua và nước mắm mặn ngọt - Ảnh: Minh Đức

26 thg 6, 2022

Ba đặc sản của xứ dừa Bình Định

Bánh tráng, bánh hồng, bánh trụng... của người dân Hoài Nhơn đều có nguyên liệu là nước cốt dừa, hoặc cơm dừa.

Từ sân nhà ra đến ven đê, những trảng dừa mướt mắt tạo thành tấm lá chắn tự nhiên cho đất Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn) khỏi nắng gió, bão bùng... Dừa trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Tam Quan, có lẽ vì thế người dân nơi này lưu giữ hương dừa trong mọi món ăn. Từ bánh tráng dừa, bánh hồng, bánh ít đến bánh trụng..., ít nhiều đều có nguyên liệu là nước cốt dừa, hoặc cơm dừa, để bánh luôn thoảng vị quê hương.

Những rặng dừa bao quanh đầm sen ở Hoài Nhơn. Ảnh: Quin Quin

16 thg 6, 2022

Quán bánh bèo rẻ nhất Việt Nam, 15.000 đồng cả nhà ăn không hết

Chỉ là một quán nhỏ nhưng luôn đông khách vì nơi đây được mệnh danh là "rẻ như bèo", chỉ cần 500 đồng trong túi là bạn có thể thưởng thức một chén bánh bèo đầy đủ hương vị.

Khi đến xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hỏi bánh bèo bà Lan thì ai cũng biết vì quán này được mọi người gọi vui với cái tên bánh bèo rẻ nhất Việt Nam.