Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 10, 2023

Biển người dự đại lễ của đạo Cao Đài

Hàng trăm nghìn người từ khắp các tỉnh thành đổ về Tòa thánh Tây Ninh dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung (vía Đức Phật Mẫu), tối Rằm tháng 8.

Tối 29/9 (15 tháng 8 Âm lịch), tín đồ đạo Cao Đài, người dân các địa phương đổ về Tòa thánh Tây Ninh dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023. Đây là một trong hai đại lễ quan trọng trong năm (cùng lễ vía Đức Chí Tôn vào 9 tháng Giêng) của đạo Cao Đài. Lễ rước nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Trước đó, các tín đồ đã dự lễ cúng Tiểu đàn, cúng Đàn Phật Mẫu lúc 0h và 12h.

Đại lễ này có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ vua Hán Vũ Đế tiếp đón Đức Phật Mẫu trong đêm Rằm tháng 8, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.

Đúng 18h30, đoàn rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương đi qua Báo Ân từ (đền thờ Phật Mẫu) trước sự chứng kiến của các tín đồ, người dân và du khách thập phương. Ảnh: Huỳnh Thanh Liêm

29 thg 9, 2023

30.000 người dự lễ cúng Tiểu đàn của đạo Cao Đài

30.000 tín đồ Cao Đài ngồi chật kín xung quanh Đền thánh rộng hàng nghìn m² trong Tòa thánh Tây Ninh dữ lễ cúng Tiểu đàn vía Đức Phật Mẫu.


Tối 14, rạng sáng 15/8 Âm lịch (Rằm tháng Tám), 30.000 chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài đổ về Đền thánh Cao Đài Tây Ninh để dự lễ cúng Tiểu đàn. Đây là một trong những nghi thức lễ đầu tiên và quan trọng trong Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023.

Hội yến Diêu Trì Cung (vía Đức Phật Mẫu) là một trong hai lễ lớn nhất trong năm (cùng lễ vía Đức Chí Tôn vào 9 tháng Giêng Âm lịch) của đạo Cao Đài, với sự tham dự của 100.000-200.000 người. Thông thường các tín đồ từ các tỉnh thành đã hành hương về nội ô Tòa thánh Tây Ninh trước đó cả tuần. Năm nay, đại lễ được tổ chức trong hai ngày 29-30/9, tức 15 và 16 tháng 8 Âm lịch (Tết trung thu).

Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ vua Hán Vũ Đế tiếp đón Đức Phật Mẫu trong đêm Rằm tháng Tám, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.

8 thg 9, 2023

Truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ làm nên tên gọi núi Bà Đen

Ngọn núi cao nhất Nam Bộ là nơi phát tích của tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, gắn với hai truyền thuyết lâu đời có liên quan đến một người phụ nữ mà dân gian gọi là Bà Đen.

Cao 986 mét, núi Bà Đen được biết đến với tư cách "nóc nhà" của toàn vùng Nam Bộ. Ngọn núi này là nơi phát tích của tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, gắn với hai truyền thuyết lâu đời có liên quan đến một người phụ nữ mà dân gian gọi là Bà Đen.

12 thg 6, 2023

Nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách đến Tây Ninh

Tây Ninh thu hút khách du lịch bởi loạt trải nghiệm khi chinh phục đỉnh núi Bà Đen, cùng các hoạt động đậm nét văn hóa Nam bộ khác.

Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu, đồng thời sở hữu đa dạng điểm đến tâm linh như chùa, am, động, miếu... Tuy nhiên, không chỉ thu hút du khách bởi sự linh thiêng, núi Bà Đen nói riêng và Tây Ninh nói chung còn mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách thập phương.

Tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Sun Group

Du khách Phạm Ánh Hoa (Quảng Ninh) cho biết để chinh phục được đỉnh núi Bà Đen, chị cùng gia đình đã di chuyển từ sân bay Vân Đồn vào TP HCM rồi mới đi xe đến TP Tây Ninh cách đó gần 100 km. Hành trình của chị tốn gần 6 tiếng đồng hồ cho quãng đường khoảng 1.800 km. Chị Hoa chia sẻ rằng vì hồi đầu năm lỡ hẹn đến bái Bà, nên dịp lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh lần này chị đã cố gắng thu xếp công việc để đến núi Bà Đen, tham gia vào dịp lễ lớn.

"Hòa mình vào dòng người về nghe pháp thoại, khung cảnh linh thiêng trong lễ vía cùng hàng nghìn hoa đăng trên đỉnh núi tạo cho tôi cảm giác an yên và thư thái", chị Hoa nói.

Cũng giống như chị Hoa, nhiều du khách chọn núi Bà Đen (Tây Ninh) là điểm tâm linh đến mỗi năm để chiêm bái, hành hương và ngoạn cảnh miền đất thiêng. Trong 3 tháng đầu năm 2023, hơn 2,5 triệu lượt khách đã đến Tây Ninh. Địa phương cũng nằm trong số những điểm đến mới do chuyên trang du lịch Vietnam Nomad gợi ý.

Chiêm bái quần thể núi Bà Đen

Du khách Hải An (TP HCM) cho rằng "chìa khóa" mở rộng cánh cửa đón du khách đến núi Bà Đen chính là quần thể du lịch tâm linh Sun World Ba Den Mountain với khí hậu mát mẻ, khung cảnh hữu tình. Nổi bật là bức tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng uy nghi tại đỉnh núi. Ở khu vực trung tâm của quần thể là cụm trụ kinh Bát Nhã gồm 5 trụ kinh bằng đá granite đen kim sa, điêu khắc 12.000 chữ kinh Tây Tạng được dát vàng.

Triển lãm Phật giáo dưới chân đại tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn. Ảnh: Sun Group

Ngay dưới chân đại tượng Phật là một khu triển lãm với hàng trăm pho tượng, tranh và phù điêu mang đậm phong cách Phật Giáo Việt Nam qua các thời kỳ. Cùng với đó là công nghệ trình chiếu phim (video mapping) hiện đại về sự vận động của vũ trụ. Tại đây, du khách được tận mắt ngắm các phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo kinh điển, trong đó có nhiều pho tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, đồng thời chiêm bái Phật Bảo Xá Lợi Phật tỏa sáng giữa không gian uy nghiêm.

Những tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ các cổ vật trong kiến trúc Phật giáo bằng gỗ, đá có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII.

Đại diện Sun World Ba Den Mountain cho biết, khu du lịch chú trọng gìn giữ bản sắc văn hóa và những nét bản địa của vùng đất Tây Ninh, qua đó mang lại hiệu quả thu hút du khách rõ rệt.

Nhiều hoạt động đặc trưng Nam bộ

Có dịp tham quan núi Bà Đen trong đợt lễ 30/4 vừa qua, anh Lê Thanh Sơn (Hà Nội) cho biết trước đây Tây Ninh không nằm trong danh sách các điểm đến du lịch của anh nhưng khi biết có liên hoan nghệ thuật đờn ca tài tử, anh cùng bạn bè đã quyết định đến đây thưởng thức.

"Vùng đất này đã đổi thay rất nhiều, không chỉ là điểm đến tâm linh, Tây Ninh đang trở thành điểm đến du lịch văn hóa độc đáo với rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn", anh Sơn nói.

Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain. Ảnh: Sun Group

Du lịch tâm linh không phải là lý do duy nhất để nhiều người chọn đến đây. Bên cạnh các điểm đến nổi tiếng như núi Bà Đen, tòa Thánh Cao Đài hay chùa Gò Kén, Tây Ninh còn đang đầu tư phát triển du lịch văn hóa với một loạt các sự kiện lễ hội hấp dẫn như lễ hội xuân núi Bà đầu năm, lễ hội ẩm thực chay, lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát, hay sắp tới là lễ hội Vía Bà Đen được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia.

Sở hữu đến 8 di sản văn hóa phi vật thể, Tây Ninh là một trong số ít địa phương có đời sống văn hóa, tâm linh đặc trưng tại khu vực Nam bộ. Các di sản văn hóa được biết đến nhiều nhất tại đây có thể kể đến như nghệ thuật đờn ca tài tử, điệu múa trống Chhay Dăm mang đặc trưng văn hóa Khmer, tất cả đều đang được tái hiện một cách độc đáo trong các lễ hội tại núi Bà Đen.


Trình diễn các điệu múa tại Sun World Ba Den Mountain. Ảnh: Sun Group

"Nếu được khai thác đúng cách, đây sẽ là những sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của Tây Ninh thu hút du khách đến để trải nghiệm. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều hạng mục vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng quy mô lớn để tạo thành sản phẩm du lịch trọng điểm, thu hút khách Việt Nam và quốc tế", đại diện Sun World Ba Den Mountain chia sẻ.

Quế Anh

28 thg 5, 2023

Đến núi Bà Đen chiêm ngưỡng trụ kinh dát vàng, nghe đờn ca tài tử

Không gian đỉnh núi mát lạnh như mùa thu, nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật hoành tráng, quần thể tâm linh kỳ vĩ nổi bật có trụ kinh Bát nhã dát vàng… là những lý do khiến núi Bà Đen trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu Nam bộ dịp lễ 30/4 năm nay.

Trụ kinh dát vàng - điểm đến mới thu hút Phật tử 

13 thg 2, 2023

Ngắm hoa tulip nở rộ trên núi Bà Đen

Dù thời gian cao điểm Tết Nguyên đán, rằm tháng giêng đã qua nhưng lượng khách đến núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) vẫn chưa “hạ nhiệt”. Nhiều du khách cho biết rất ấn tượng bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là vườn hoa tulip đang nở rộ.

Những ngày này, hoa tulip nở rộ trên núi Bà Đen được nhiều du khách "săn đón" - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đây là năm thứ hai, hàng ngàn bông hoa tulip - loài hoa đặc trưng của đất nước Hà Lan - xuất hiện tại khu du lịch núi Bà Đen.

8 thg 2, 2023

Phiên chợ lá 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Phiên chợ độc đáo có một không hai ở Tây Ninh, đó là người mua hàng bằng lá thay tiền. Nghe tưởng chuyện đùa nhưng đó lại là sự thật - phiên chợ lá ở Tây Ninh.

Ngày 5.2.2023 (tức ngày 15 tháng giêng), phiên chợ lá ở Tây Ninh lại nhộn nhịp, thu hút hàng ngàn người dân khắp nơi đến chợ. Phiên chợ lá kỳ lạ ở chỗ, người đi chợ không dùng tiền mà dùng lá cây để mua thức ăn, nước uống... Thế nên, người ta mới gọi phiên chợ này là "chợ tiên" hay "chợ lá".

Ở phiên chợ lá, người mua không dùng tiền mà dùng lá cây để mua thức ăn, nước uống và ai cũng có thể mua. Ảnh: GIANG PHƯƠNG

13 thg 1, 2023

Góc nhỏ Gia Huỳnh

Chúng tôi đi tìm ký ức chiến tranh nơi xóm Bàu Me, thì đã chạm vào ký ức ác liệt ấy ở ngay tại ngã ba đầu thị xã Trảng Bàng. Bà Hồ Thị Hôn, một trong những em bé chạy giữa bom đạn mù trời trên quốc lộ 1, trong tấm ảnh “Em bé Napalm” kể lại: “Chúng tôi đang chạy vào trong thị trấn, bởi nhà cửa ở ngoài kia bị bom Napalm của quân đội Cộng hoà đốt sạch. Bé Phạm Thị Kim Phúc cháy hết quần áo nên bị bỏng nặng. Dù vậy, em vẫn cố gắng chạy vào. May mà gặp phóng viên Nick Út. Ông chụp ảnh xong thì chạy lại cứu giúp các em. Việc đầu tiên là ông lấy bình tông nước đổ lên người Kim Phúc…”.

Một góc thị xã Trảng Bàng. Ảnh: Trịnh Hải Nguyên

15 thg 12, 2022

Tên đất Lồ Cồ


Thật may mắn là tôi được biết tên ấp này từ sớm, khoảng 15 năm trước. Đầu tiên là nhờ bài thơ ấp Lồ Cồ của cố thi sĩ Cảnh Trà. Đấy là: “Không có đèo/Tên ấp nghe như tiếng vó ngựa trời chiều/ Bước thấp/ Bước cao/ Lật đật/ Trèo leo/ Trồi sụt/ Ấp Lồ Cồ nằm bên dòng Vàm Cỏ Đồng xanh mát/ Có bến sông và cô gái chèo đò...". Vài năm sau nữa, tôi lại có dịp đi cùng cán bộ biên phòng khảo sát tuyến sông biên giới, từ Phước Vinh lên Lò Gò - Xa Mát. Ghe máy xuất phát từ bến Phước Trung, nơi có trạm chốt của đồn Vàm Trảng Trâu. Khi tới vàm rạch Trảng Châu (ngã ba sông), các anh chỉ cho khoảng gò có cây cao vút mé bên hữu ngạn, bảo: - Bên kia là ấp Lồ Cồ.

14 thg 12, 2022

Bến Củi - Miền cửa ngõ phía Đông

Bến Củi - nay đã thành tên xã, theo sách Truyền thống cách mạng xã (2017) thì mới có từ thời Pháp thuộc. Ấy là khi “thực dân Pháp cai trị và lập đồn điền ở vùng đất này, người dân lập ra nhiều bến cặp sông Sài Gòn để dùng ghe thuyền chở củi buôn bán các nơi, và tên Bến Củi được dân gian gọi từ đó…

Sông Sài Gòn qua Bến Củi (bên kia là hồ Dầu Tiếng, Bình Dương)

Chuyện xưa nay Bến Sỏi 

Nước sông Vàm xanh ngắt, lộng bóng mây trời cùng những dề lục bình trôi lững lờ. Dường như đất trời, mặt nước đã hoà chung một sắc xanh không tưởng, đẹp nao lòng.

Quán cà phê dưới chân cầu.

Như vậy là bạn đọc đã biết phần nào về địa danh Bến Sỏi. Một bến sông đầy sỏi đá, nổi cao trên hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc xã Ninh Điền, xã được định danh từ thời vua Thiệu Trị thứ nhất năm 1841. Bến Sỏi sau đó nằm trên tuyến đường quan trọng nhất Tây Ninh thời Pháp thuộc- đường thuộc địa (quốc lộ) số 1. Trước năm 1916, từ Sài Gòn đi Nam Vang phải theo đường này. Từ Tây Ninh đến Bến Sỏi chỉ khoảng 10km. Từ Bến Sỏi đến cửa khẩu Phước Tân chỉ 12km. Qua đấy là sang tỉnh Svay Rieng, rồi trực chỉ tới kinh đô vương quốc Campuchia…

27 thg 11, 2022

Làng nghề làm bột khoai rực rỡ sắc màu

Qua ống kính của Huỳnh Thanh Liêm, các công đoạn để làm ra bột khoai hiện lên đầy màu sắc, đậm nét làng nghề truyền thống.


Tây Ninh không chỉ có phong cảnh đẹp, còn có nhiều làng nghề truyền thống như phơi hương, làm nón lá, nung chén đựng mũ cao su hay làm bột khoai, thu hút nhiều du khách về trải nghiệm cũng như làm bối cảnh cho các nhiếp ảnh gia sáng tác.

7 thg 11, 2022

70 năm lũ lịch sử Nhâm Thìn

Năm nay vừa đúng 70 năm, trận lũ lịch sử năm Nhâm Thìn (1952). Rất may là 70 năm đã không có lần nào lặp lại. Tuy vậy cũng cần xem xét kỹ lại trận lụt này, để dự phòng trên con đường phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh.

Sông Vàm Cỏ Đông hôm nay (từ bến Cây Ổi).

Tư liệu thành văn trận lũ 1952 viết ở hầu hết các sách sử về Tây Ninh, nhưng được mô tả khá kỹ lưỡng là ở trong sách du khảo “Tây Ninh xưa” của Huỳnh Minh. Tác giả viết sách này vào năm 1972 nhưng ký ức về trận lũ qua 20 năm vẫn còn đọng lại khá sâu đậm trong những người Tây Ninh từng chứng kiến. Chỉ đáng tiếc là mô tả của Huỳnh Minh chủ yếu ở khu vực nay là thành phố Tây Ninh. Và một vấn đề khác nữa cũng cần minh định lại, đó là thời gian (ngày tháng) diễn ra trận lũ Nhâm Thìn.

Dấu ấn Ni trưởng Huỳnh Liên trong Phật giáo khất sĩ ở Trảng Bàng

Ni trưởng Tạng Liên tiếp nhận phần đất, đến năm 1960, Ni trưởng Huỳnh Liên đứng ra thành lập tịnh xá trên mảnh đất nay thuộc khu phố Gia Huỳnh, phường Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng.

Bàn thờ Ni trưởng Huỳnh Liên tại tịnh xá Ngọc Trảng.

Từ năm 1947 đến năm 1954, đoàn du tăng khất sĩ đầu tiên- do tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập, thâu nhận tăng, ni xuất gia nhập đạo. Mỗi đoàn du tăng hoặc ni được thành lập với số lượng trên 20 vị, chia nhau đi hành đạo ở khắp các vùng Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định và các tỉnh khu vực miền Đông, miền Tây Nam bộ.

Xóm Bàu Bắc- địa bàn cư trú lâu đời của người Chăm Tây Ninh

Đây là xóm có rất đông bà con dân tộc Chăm làm ăn sinh sống. Có thể nói, địa bàn này là nơi định cư đầu tiên cũng như lâu đời nhất của người Chăm Tây Ninh từ hơn hai trăm năm mươi năm qua.

Làng Chăm Bàu Bắc

Bàu Bắc là tên cái xóm cũ thuộc xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, nay là khu vực liên thông giữa hai ấp Tân Trung A và Tân Trung B, nằm ven trục tỉnh lộ 785. Đây là xóm có rất đông bà con dân tộc Chăm làm ăn sinh sống. Có thể nói, địa bàn này là nơi định cư đầu tiên cũng như lâu đời nhất của người Chăm Tây Ninh từ hơn hai trăm năm mươi năm qua.

30 thg 9, 2022

Ok om bok: Nghi lễ văn hoá nông nghiệp của người Khmer Tây Ninh

Người Khmer Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hơn 150 năm trước Tây Ninh đã có 4 tổng, 25 làng Khmer sinh sống. Điều đó chứng tỏ bà con Khmer đã có mặt ở vùng đất này rất sớm.

Khi người Việt đến khai hoang mở cõi thì người Khmer đã chung tay xây dựng và phát triển xứ sở này cho đến ngày nay. Hiện tại, bà con Khmer Tây Ninh sống hòa lẫn với các dân tộc khác cũng có, mà sống tập trung thành từng làng riêng biệt cũng có, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu và xã Thạnh Tân (TP. Tây Ninh).

Đám rước quanh chùa Khedol.

8 thg 9, 2022

Núi Bà Đen - nóc nhà Nam Bộ

Nằm ở độ cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen được biết đến như là “nóc nhà Nam bộ” và là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh. Kể từ khi hệ thống cáp treo của Khu du lịch Sun World BaDen Mountain thuộc tập đoàn Sun Group đưa vào hoạt động từ đầu năm 2020 thì địa điểm này càng thu hút rất đông du khách đến chinh phục núi Bà Đen và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Tây Ninh.

Tuyến cáp treo Vân Sơn có chiều dài 1.847m gồm 113 cabin, mỗi cabin có sức chứa 10 người, công suất vận chuyển 4.400 khách/giờ, đưa du khách từ chân núi lên đỉnh núi Bà Đen.

26 thg 8, 2022

Những bí mật thú vị về Tòa Thánh Tây Ninh

Tọa lạc tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình tôn giáo nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Dù vậy, không phải ai cũng biết về điều lý thú dưới đây của Tòa Thánh.

1. Hình tượng Long Mã. Tổng thể Tòa Thánh Tây Ninh mang hình tượng Long Mã, một linh vật của người Á Đông. Trong đó, mặt tiền là đầu Long Mã, hai lầu chuông và trống là hai sừng, khu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối là phần đuôi. 

2. Công trình đã bị "thu nhỏ". Theo thiết kế ban đầu, Tòa Thánh dài 135 mét, rộng 27 mét. Tuy nhiên, Hội Thánh gặp khó khăn về tài chính nên khi thi công đã thu bớt lại kích thước trên. Kích thước thực tế chỉ còn dài 97,5 mét, rộng 22 mét.

3. Bê tông cốt tre. Nhìn vào Tòa Thánh đồ sộ, ít ai ngờ rằng công trình này được xây dựng bằng bê tông cốt tre chứ không phải cốt thép.

4. Diện tích “khổng lồ”. Khuôn viên Tòa Thánh Tây Tinh có diện tích lên đến gần 100 ha (1 km2), được chia thành nhiều ô như bàn cờ. Diện tích này tương đương một số phường của Hà Nội và TP. HCM.

5. Cánh cổng chỉ mở vào dịp đặc biệt. Có 12 cổng lớn nhỏ dẫn vào Tòa Thánh. Trong đó, Chánh môn là cổng chính và là cổng lớn nhất, chỉ mở vào các dịp đón tiếp nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các Tôn giáo.

6. Rừng nguyên sinh. Trong khuôn viên Tòa Thánh còn bảo tồn một khoảng rừng nguyên sinh, có từ thời vùng đất này còn hoang sơ đầy cọp beo. Khu rừng nhỏ này là nơi sinh sống của khá nhiều khỉ.

7. Cây bồ đề đến từ đất tổ Phật giáo. Khoảng sân trước Tòa Thánh có cây bồ đề cổ thụ do Đại đức Thera Narada, phó Tăng thống Phật giáo Srilanka, tặng cho Tòa Thánh năm 1953. Cây được chiết từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

8. Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Toàn bộ Tòa Thánh giống một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ với vô số tranh, tượng, phản ánh vũ trụ quan đặc sắc của đạo Cao Đài.

9. Biểu tượng bí ẩn. Tòa Thánh cũng có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt, giống như những lời tiên tri trong các sấm truyền đang chờ người giải đáp.

10. Âm nhạc đặc sắc. Nếu đến tham quan Tòa Thánh vào khoảng 12 giờ trưa, giờ Tòa Thánh tổ chức Thánh lễ, du khách sẽ được nghe những bài Thánh ca Cao Đài vang lên trên nền nhạc được diễn tấu bằng các loại nhạc cụ truyền thống.

19 thg 8, 2022

Bãi đá chuông trên núi Heo

Tảng đứng, tảng nằm ngổn ngang như thời khai thiên lập địa núi Bà Đen. Có tảng lớn cao hơn người đứng, ở mọi tư thế và kiểu dáng tạo nên cảnh quan ký thú và bí hiểm. Bãi đá nằm bên phía “ta-luy âm” của đường lên. Còn bên “ta-luy dương”, dù chưa phát hiện đá chuông nhưng đá và cây cũng tạo nên những cảnh tượng dễ làm cho lòng người say đắm.

Đấy là một bãi đá, thoạt nhìn không thấy gì đặc biệt. Bởi cũng giống như nhiều bãi đá granite ngổn ngang khắp núi Bà Đen. Trong quá trình “tạo sơn” từ hàng triệu năm trước, đá được chồng xếp lên nhau lẫn cùng với đất. Để cho khắp núi Bà hôm nay, là cảnh quan “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” như Bà Huyện Thanh Quan từng viết ở bài thơ Qua đèo ngang thuở trước.

17 thg 8, 2022

Tây Ninh có bao nhiêu địa danh Tha La?

Địa danh Tha La thực ra không có gì xa lạ với người dân Tây Ninh. Nhưng Tha La có nghĩa là gì? Từ trước tới nay, vùng đất phên giậu này tồn tại bao nhiêu địa danh Tha La? Trong bài viết ngắn này, chúng tôi xin được nói về những địa danh Tha La của tỉnh nhà và ý nghĩa cụ thể của nó.

Công trình tưới tiêu vượt sông Vàm Cỏ Đông ở địa phận huyện Châu Thành.