Hiển thị các bài đăng có nhãn Du ký - Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du ký - Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 8, 2022

Trúng mùa cá cơm

Trong những ngày đầu tháng 7/2022 vừa qua, thời tiết tại vùng biển xã Phước Thể, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận rất thuận lợi, xuất hiện nhiều luồng cá cơm với mật độ dày hơn mọi năm. Bà con ngư dân trúng đậm, trung bình mỗi tàu thuyền đánh bắt từ 2,5 đến 3 tấn cá cơm sau một đêm ra khơi lao động trên biển, mỗi ngày trung bình có từ 50 đến 70 tàu thuyền vào bờ.

Trong những ngày này, tại bến cá Phước Thể luôn tấp nập người từ sáng sóm đến chiều tối khác hẳn với những ngày thường. Nét mặt ngư dân nợi đậy đều hiện lên sự vui mừng, phấn khởi khi từng chiếc thúng chai chở đầy những giỏ cá nặng từ trên thuyền để đưa vào bờ. Bình quân mỗi thuyền hành nghề lưới đánh bắt được khoảng từ 120 đến 250 giỏ cá cơm với giá cả dao động trên dưới 1 triệu đồng/giỏ tùy theo thời điểm. Đây có thể được xem là những ngày bội thu nhất của ngư dân vùng biển Phước Thể trong vụ cá năm nay.

Nhiều mô hình du lịch "độc lạ" ở Tiền Giang hấp dẫn khách tham quan

Từ sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang dần phục hồi và phát triển theo hướng linh hoạt, thích nghi với điều kiện bình thường mới và nhu cầu của khách tham quan. Nhiều mô hình kinh doanh du lịch mới, lạ, độc đáo thu hút du khách xa gần.

Gia đình ông Đoàn Văn Khanh, tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang vừa đưa vào hoạt động khu du lịch “Ve chai thần kì”.

Đây là điểm du lịch có một không hai tại khu vực ĐBSCL. Bởi trên khu vườn dừa rộng hơn 4.000 m², ông Khanh cho xây dựng điểm du lịch “đi trên ngọn dừa”, tức là các hoạt động tham quan, nghỉ mát, thậm chí giải khát đều ở trên cao cách mặt đất khoảng 3m. Ông lắp ghép các khung, trụ sắt chắc chắn ở tầm cao gắn với các ngọn cây dừa, sau đó trải thảm bằng các tấm thép để làm nơi cho du khách đi tham quan. Trên khoảng không trung này, ông xây dựng các hàng rào, cầu thang bằng vật liệu thép và căn nhà mi ni lắp ghép tinh xảo bằng các vỏ chai nhựa, rất độc đáo.

Mô hình du lịch trên ngọn dừa của ông Đoàn Văn Khanh.

11 thg 8, 2022

Nét đẹp say lòng du khách tại vùng đất cửa ngõ Sơn La

Những bản làng ẩn hiện trong làn sương, thác nước, nương chè uốn mình bên sườn núi, phiên chợ vùng cao rộn rã tiếng cười... Bức tranh sơn thủy hữu tình ấy đã làm say lòng du khách khi có dịp đến Vân Hồ - huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La.

Đúng hẹn, cứ mỗi thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, bản Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) lại nhộn nhịp phiên chợ mang đậm bản sắc vùng cao. Các gian hàng tại đây được dựng nên từ những chiếc lán nhỏ làm bằng tre, nứa, mộc mạc giữa vườn mận nên thơ.

Ngoài 42 gian hàng với đa dạng sản vật đặc trưng của bà con đồng bào Mông, như thịt trâu gác bếp, măng muối chua, măng sấy khô, các loại rau, củ, quả, công cụ sản xuất, sản phẩm thổ cẩm và trang phục dân tộc... Chợ phiên Chiềng Đi 2 còn thu hút du khách bởi tiếng chày giã bánh rộn ràng, những trò chơi dân gian cùng tiếng khèn Mông gọi bạn vang vọng núi rừng.

Chợ phiên Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) thu hút du khách bởi sự mộc mạc, đậm nét truyền thống.

Lên Hoài Khao ngắm hoa văn, sáp ong mê hoặc


Có những câu chuyện ở Hoài Khao mà du khách sẽ muốn nghe mãi, muốn lao vào tìm hiểu mãi… trong những ngày trải nghiệm homestay đích thực ở nơi đây.

Mới đây, Phạm Quang Vinh - một phượt thủ khá nổi tiếng - cảm thán về tình trạng homestay "fake". Anh viết về những khu homestay do nhiều người có tiền đầu tư, thuê người bản địa quản lý, phục vụ nhưng thiếu đi cái hồn sâu đậm nhất của homestay, khiến khách du lịch tới mà thất vọng.

9 thg 8, 2022

Sơn Chà, hòn đảo hoang sơ dưới chân đỉnh Hải Vân


Sơn Chà nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa phận Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Nhìn xa, hòn đảo này tựa một chiếc chảo úp ngược, do đó người dân xưa kia gọi đây là Hòn Chảo.

“Săn” cá sát theo con nước

Tháng 8, dòng sông Hậu ngả màu ngầu đục, cũng là lúc những “ngư phủ” tất bật dùng vợt xúc cá sát, kiếm thêm thu nhập. Cá sát sông thuộc loại da trơn, muốn khai thác được nhiều, ngư dân phải canh theo con nước...

Nồng nàn hương thị

Năm nào cũng vậy, khoảng giữa tháng 6 (âm lịch), nếu có dịp đến vùng Bảy Núi, bên cạnh rất nhiều loại đặc sản, mọi người sẽ được thưởng thức thêm một loại trái cây mang hương vị đặc biệt của núi rừng - trái thị. Có lẽ, vì cây thị chưa mang lại nhiều giá trị kinh tế như những cây trồng khác nên hiếm người trồng, người bán. Người tìm mua trái thị đa phần là để tìm về miền ký ức, với hương thơm như làm dịu cả đất trời.

Theo các bậc cao niên trong vùng, khoảng 10 năm trước, cây thị ở vùng Tri Tôn, Tịnh Biên còn nhiều, chủ yếu được trồng ở sâu trong phum, sóc hoặc ở trên núi, cách vài hộ là có nhà trồng từ 3-4 cây. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cây thị của cả vùng Bảy Núi không còn nhiều như trước.

4 thg 8, 2022

Về biên giới thưởng thức cá đồng

Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.

Chờ mùa cá đến

Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.

3 thg 8, 2022

Một thoáng huyện Lắk

Huyện Lắk cách thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 54 km theo quốc lộ 27. Thiên nhiên nơi đây thật tuyệt vời, có núi, có thung lũng và hồ nước mênh mông. Lắk đang là điểm đến thú vị để du khách khám phá, trải nghiệm, thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa của vùng đất này.

Đá voi mẹ hiện là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam, nằm ở địa bàn xã Yang Tao

2 thg 8, 2022

Bên vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài ở Phú Yên là một danh lam thắng cảnh trên biển, gắn với nhiều sự kiện lịch sử, nơi từng diễn ra những trận hải chiến khốc liệt. Ngày nay, vịnh Xuân Đài được biết đến là đệ nhất thắng cảnh của tỉnh Phú Yên. Và đóng quân ngay bên vịnh, những người lính Đồn Biên phòng Xuân Đài, BĐBP Phú Yên ngày đêm tuần tra, kiểm soát để đem lại cuộc sống yên bình cho người dân vùng biển.

Một góc vịnh Xuân Đài. Ảnh: Văn Chương

30 thg 7, 2022

Kỳ Hôn - Điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai

Từ TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) xuôi dòng sông Tiền chừng 9 km tới một ngã ba sông rộng lớn, rẽ trái là vào một địa danh nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây: Vàm Kỳ Hôn. Đi suốt rạch Kỳ Hôn dài khoảng 7 km sẽ nối vào kinh Chợ Gạo, đổ nước ra sông Tra, rồi sông Vàm Cỏ Đông của tỉnh Long An. Nói ngược lại, vàm Kỳ Hôn ở cuối kinh Chợ Gạo, từ hướng Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) xuống, tới đây rẽ trái đi tỉnh Bến Tre hoặc ra cửa biển; còn quẹo phải là về TP. Mỹ Tho, lên miệt thượng lưu sông Tiền.

Vàm Kỳ Hôn ngày nay.

27 thg 7, 2022

Về biên giới thưởng thức cá đồng

Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.

Chờ mùa cá đến

Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.

Khi được hỏi về chuyện mua bán ở chợ cá Tha La, một chị bạn hàng tặc lưỡi: “Mới giờ này, nên cá mắm chưa nhiều. Thiệt ra, mấy năm nước lớn thì tháng 6 (âm lịch) cá đồng cũng sung túc lắm rồi, nhưng cỡ 5 năm trở lại đây thì rất hiếm. Muốn có cá đồng ngon, chờ cuối tháng 7, đầu tháng 8 (âm lịch) thì ở chợ Tha La này mặt cá nào cũng có”.

Du lịch vườn trên núi

Ngoài mục đích trồng các loại cây ăn trái trên núi để phát triển kinh tế, thời gian gần đây, nhiều hộ dân đã khai thác lợi thế “vườn rừng” để phục vụ tham quan. Ở núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), các nhà vườn đã đưa vào một số dịch vụ để “hút khách” tìm về núi theo nhiều mục đích khác nhau, như: Học hỏi mô hình, trải nghiệm nghỉ ngơi, họp mặt bạn bè cuối tuần… cùng với thưởng thức các món ăn, thức uống đi kèm.

Phải vượt đoạn đường ngoằn nghèo và những con dốc cao đến “nín thở” bằng xe gắn máy mới có thể lên những khu vườn trên núi Dài. Đó là cách nhanh nhất, phù hợp cho những người thích cảm giác hồi hộp và mạo hiểm. Giải pháp còn lại là đi bộ, vừa tham quan cảnh đẹp, vừa thử thách sức dẻo dai bản thân và do không phải lúc nào cũng có xe để lên núi.

21 thg 7, 2022

Cắm trại, săn mây ở miền núi Khánh Hoà

Huyện miền núi phía tây Khánh Sơn có những nét thu hút khác biệt so với những hòn đảo và bờ biển ở phía đông.

Du lịch Khánh Hòa nổi danh nhờ những bãi biển, vịnh, đảo đẹp. Song nếu men theo rìa khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà từ thành phố Cam Ranh, theo tỉnh lộ 9, bạn sẽ bắt gặp một không gian khác biệt ở huyện miền núi Khánh Sơn.

Khánh Sơn là quê hương của người dân tộc Raglai với những nét văn hóa đậm chất Tây Nguyên như cồng, chiêng, đàn Chapi. Với độ cao khoảng 800 m so với mặt nước biển, Khánh Sơn có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Điểm nhấn tạo nên nét thu hút của nơi đây là sự hoang sơ trên những cung đường đèo, thác nước và mây trời.

Phương Trinh ở thác Tà Gụ. Ảnh: NVCC

14 thg 7, 2022

Thương hoài vị cà na

Trước đây, cây cà na được nhắc đến mỗi khi mùa nước nổi tràn đồng. Vốn là loại cây mọc tự nhiên, dọc theo bờ đê, con sông, mương, rạch nên cà na là loại trái cây quê. Tuy nhiên, hương vị cà na đậm đà, ai ăn rồi cũng thích. Đến nay, những món ăn được chế biến từ trái cà na được các bạn trẻ mê ăn vặt ưa chuộng, nên người dân trồng nhiều hơn.


Cà na là món quà quê mà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng sông nước. Cây cà na ra hoa trắng, phát triển tốt và hướng về phía mặt sông, trái ở phía này nhiều hơn so với trong bờ. Trái cà na có hình bầu dục, dài cỡ 2 lóng tay, khi già trái chuyển màu xanh đậm, vị chát, khi chín trái màu vàng nhạt, vị chua. Cây cà na thường được người dân trồng để be bờ giữ đất trong mùa lũ và hái trái kiếm thêm thu nhập. Cà na dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, đôi khi chỉ cần đặt nhánh cây đã chiết ra rễ, bón ít phân, chúng vẫn phát triển tốt. Cà na là món ăn dân dã với nhiều cách chế biến, như: Cà na đập, cà na ngào đường hay đơn giản cà na chấm muối ớt... Riêng, món mứt cà na hơi kỳ công một chút, nhất là phải nắm vững kỹ thuật sên mứt để không bị lợi đường.

“Săn” cá trên đồng

Theo lời hẹn trước, tôi đến thăm người bạn vốn là ngư dân ngụ bên bờ kênh Trà Sư (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) trong mùa nước đổ. Vì quý người bạn đường xa, anh dẫn tôi đi “săn” cá đồng để có dịp sống trong không khí đồng quê và thưởng thức cái thú tiêu dao.


Tháng 6 (âm lịch), mặt nước kênh Trà Sư ngầu đỏ sắc phù sa. Mấy đám lục bình vô tư trôi theo con sóng nhỏ lăn tăn từ những chiếc vỏ lãi của dân câu lưới. Đến gặp anh Phan Thành Tâm khi mặt trời ló dạng qua đỉnh núi, chúng tôi ngồi đưa chuyện bên ấm trà nóng hổi. Dù mới lần đầu gặp mặt nhưng với cái chất hào sảng của dân miền Tây, anh Tâm xem tôi như người bạn thâm niên. Bởi thế, cuộc đời trôi nổi của anh cũng được chia sẻ dài theo mấy ly trà chan chát vị quê.

Mùa măng Bảy Núi

Những hạt mưa đầu mùa rớt xuống, vùng Bảy Núi dường như vươn mình tỉnh giấc sau những tháng ngày ngủ vùi trong nắng hạn, cây cối bắt đầu đâm chồi, chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Bên cạnh nhiều loại trái cây đặc sản đơm hoa kết trái, cư dân ở vùng Bảy Núi lại rộn ràng chuẩn bị đón một mùa thu hoạch các loại măng - một sản phẩm đặc trưng của vùng.

Măng Mạnh Tông núi Cấm

Có 2 loại măng nổi tiếng ở vùng Bảy Núi phải kể đến là măng Mạnh Tông và măng tầm vong. Đây đều là những loại cây trồng đặc hữu, chịu được khô hạn nên phù hợp với điều kiện khí hậu ở xứ núi, gắn liền với đời sống người dân nơi đây. Cả tre Mạnh Tông và tầm vong thường được người dân canh tác trên đất núi, trồng dưới tán rừng, dọc theo sườn đồi… vừa có tác dụng giữ đất, vừa giúp cư dân địa phương có thêm thu nhập từ nguồn măng thu được mỗi khi vào mùa.

12 thg 7, 2022

Về Cù lao Minh trải nghiệm du lịch miệt vườn

Từ lâu, Vĩnh Long nổi tiếng là tỉnh đi đầu về du lịch sông nước miệt vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Loại hình này phát triển mạnh tại 4 xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú nằm trên Cù lao Minh thuộc huyện Long Hồ.

Du khách đến tham quan Coco Home (nhà dừa) ở ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19)

Long Khánh (Đồng Nai): Khai thác hiệu quả thế mạnh du lịch vườn

Long Khánh (Đồng Nai) từ lâu đã nổi tiếng với những vườn trái cây nhiệt đới đặc sắc. Không những là nơi cung cấp trái cây đa dạng cho thị trường trong nước, nhiều năm qua mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan, trải nghiệm thực tế tại các vườn trái cây đã trở thành thế mạnh của địa phương.

Loại hình du lịch sinh thái, kết hợp tham quan, trải nghiệm tại vườn đang dần trở thành đặc sản thế mạnh của Long Khánh

Long Khánh là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm cách Trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 80km. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thuận lợi nên trái cây ở vùng đất này rất phong phú về chủng loại, đặc sắc hơn hẳn so với những nơi khác. Vì vậy, từ lâu cụm từ “trái cây Long Khánh” hay tương tự như: “chôm chôm Long Khánh”, “sầu riêng Long Khánh”… đã trở nên khá quen thuộc với người tiêu dùng trên địa bàn cả nước.

7 thg 7, 2022

Khám phá mũi Cà Mau bằng đường sông

Hành trình tới cực Nam bằng đường sông là trải nghiệm đáng thử với những người yêu khám phá.

Cực Nam Việt Nam nằm ở một dải đất nhô ra biển thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Hiện nơi này đã được đầu tư thành một khu du lịch với nhiều điểm tham quan. Để đến được đây, du khách có thể di chuyển bằng cả đường bộ lẫn đường sông. Dù đi đường bộ khá đơn giản, chinh phục đất mũi Cà Mau bằng đường sông sẽ giúp du khách có được cảm nhận trọn vẹn nhất.

Những cây cầu, hình ảnh quen thuộc trên tuyến đường sông tới mũi Cà Mau.