Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 10, 2022

Ngôi làng độc đáo có cột mốc biên giới đặc biệt nhất Việt Nam - nơi một tiếng gà gáy cả 3 nước đều nghe

Ngã ba Đông Dương, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) nơi tiếp giáp 3 nước (Việt Nam – Lào – Campuchia) có ngôi làng độc đáo của dân tộc Brâu-thôn Đăk Mế. Một tiếng gà gáy cất lên từ làng người Brâu thì dân ba nước cùng nghe thấy.

Cột mốc biên giới đặc biệt

Ngã ba Đông Dương này còn được mệnh danh là khu "tam giác vàng", nơi diễn ra các hoạt động giao thương quan trọng giữa ba nước láng giềng.

Đến với vùng đất ngã ba Đông Dương, dọc hai bên đường những khóm hoa dại xen nhau đua nở. Đặc biệt, tại điểm nhấn cột mốc 3 biên thu hút đông đảo một lượng khách du lịch kéo đến tham quan.

Biển thể hiện tinh thần đoàn kết hợp tác hữu nghị giữ ba nước được đặt nơi cột mốc ba biên, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

15 thg 10, 2022

Nhà thờ Kẻ Bưởi, phong cách kiến trúc độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội

Nằm sâu trong con ngõ số 460 trên phố Thuỵ Khuê, Hà Nội, có một nhà thờ nhỏ, cổ kính mang tên Nhà thờ giáo xứ An Thái hay còn được biết đến với cái tên nhà thờ Kẻ Bưởi. Đây là một trong những nhà thờ có lối kiến trúc vô cùng đặc sắc, được giữ nguyên vẹn từ hơn 100 năm nay.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, hay còn có tên khác là nhà thờ An Thái, được xây dựng vào những năm 1893-1907 (theo lời người dân kể lại). Nằm sâu trong ngõ 460, phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục Hưng với những họa tiết trang trí tinh tế. Dù quy mô khiêm tốn nhưng tổng thể nhà thờ vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm. Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh "Mater Dolorosa ora pro nobis", có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con".

13 thg 10, 2022

Đến vùng đất có 14 vị vua nghèo huyền thoại có khả năng hô mưa, gọi gió trên vùng đất Tây Nguyên

Khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi tọa lạc tại xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện (Gia Lai) có diện tích gần 11 ha. Đây cũng là nơi 14 vị Vua Lửa từng trị vì trên mảnh đất Tây Nguyên. Những vị Vua nghèo có khả năng hô mưa, gọi gió cầu cho người dân một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, xã Ayun Hạ đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Để bảo vệ di tích, các ngành chức năng của huyện Phú Thiện đã vẽ sơ đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Plei Ơi với tổng diện tích cần bảo vệ hơn 11 ha, gắn với việc quy hoạch xây dựng phát triển du lịch tại Plei Ơi.

Ngọn núi Chư Tao Yang nhỏ bé nằm lặng lẽ bên bờ sông Ayun nơi cất dấu gươm thần và cũng là nơi lưu giữ thông tin về 14 đời Vua không ngai.

12 thg 10, 2022

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ (Hà Nội): Bài thánh ca trù phú bên dòng sông Hồng

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) được xây dựng cách đây gần 100 năm, với lối kiến trúc độc đáo, vừa mang nét đẹp của phương Tây, vừa gợi nét kiến trúc phương Đông cổ kính. Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ ví như bản thánh ca trù phú bên dòng sông Hồng.

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ tọa lạc ở thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Hiện nay, giáo xứ Cẩm Cơ có 4 họ lẻ là Nội Thôn, Phú Mỹ, Vĩnh Lộc và Tự Nhiên, với số giáo dân là gần 1.500 người.

Vẻ đẹp bên ngoài của nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ. Ảnh: Bình Minh

11 thg 10, 2022

Thánh địa La Vang - Trung tâm hành hương lớn nhất của người theo đạo Công giáo Việt Nam

Mỗi dịp 15/8 hàng năm, có hàng ngàn tín đồ Công giáo, du khách thập phương đến Thánh địa La Vang (Quảng Trị) để hành hương, tham quan. Người hành hương tin rằng, đến với Đức mẹ La Vang là đến bến bờ bình an trong tâm hồn...

Thánh địa La Vang, Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang hay còn được gọi là "Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang" nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát.

Sở dĩ gọi là Dinh Cát bởi vào đời chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thế kỷ XVI vùng này gọi là Dinh Cát tức Dinh xây trên một vùng đất cát có khi gọi là Cát Dinh.

Ngày nay Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang thuộc xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

Toàn cảnh Thánh địa La Vang tọa lạc tại xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Bùi Minh Tuấn.

5 thg 10, 2022

Huyền thoại về chùa Cổ Lễ có 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận”

Nhắc đến thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), du khách sẽ nhớ đến ngay Chùa Cổ Lễ - nơi có những nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận” để giành lại độc lập cho dân tộc.

Chùa Cổ Lễ với lối kiến trúc độc đáo

Chùa Cổ Lễ cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15 km; được xây dựng từ thế kỷ 12 thời Lý Thần Tôn với hiệu là "Thần Quang Tự". Chùa thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.

Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa ghi lại, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không hương quán tại làng Điền Xá (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thủa nhỏ, ngài làm nghề chài lưới của cha ông; đến năm 29 tuổi ngài xuất gia.

Ngài cùng Thiên sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tây Vực (Bắc Ấn Độ) tầm học phép "Tâm vô lậu" đắc "Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt".

4 thg 10, 2022

Nhà thờ 122 năm tuổi ở Ninh Thuận

Nhà thờ Tấn Tài là một trong những ngôi thánh đường cổ, được xây dựng vào năm 1900 ở TP Phan Rang- Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận. Trải qua gần 122 năm xây dựng, ngôi thánh đường cổ kính này vẫn giữ được vẻ uy nghi, với lối kiến trúc độc đáo trên toàn cõi Đông Dương.

Nhà thờ Cha Cố nổi tiếng cả vùng

Trong tiết trời se lạnh của mùa Noel 2021, chúng tôi tìm về xứ đạo Công giáo Tấn Tài, ở phường Tấn Tài, TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Mặt tiền nhà thờ cổ Tấn Tài nhân kỷ niệm 140 năm ngày thành lập giáo xứ 1882-2022. (Ảnh: Đức Cường)

3 thg 10, 2022

Chùa Cam Lộ ở tỉnh Quảng Trị có bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam

Trải qua bao cuộc bể dâu, chùa Cam Lộ tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) được tu bổ, xây dựng khang trang nhờ công đức phát nguyện của phật tử. Ngôi chùa này đã được xác lập kỷ lục có Bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam.

Tiếng chuông chùa mang thiện lành đến dân gian

Chùa Cam Lộ toạ lạc ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Chốn thiền linh này đã trở thành nơi lui tới quen thuộc của hàng ngàn phật tử cùng nhân dân trong và ngoài tỉnh Quảng Trị. Đến với với ngôi Đại hùng Bảo điện uy nghi và linh thiêng này, ai nấy đều cảm thấy thanh thản, bình yên.

Toàn cảnh chùa Cam Lộ - ngôi chùa được cho là linh thiêng, nhiều người chiêm bái tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ.

27 thg 8, 2022

Loại hoa mọc trong đầm trước chỉ để làm cảnh, nay "nâng tầm" thành đặc sản có một không hai

Món ăn được làm từ thân cây này từ lâu đã trở thành một đặc sản không thể không thưởng thức khi đến Vũng Tàu.

Vũng Tàu vốn là một điểm đến nổi tiếng với các loại hải sản tươi sống. Không chỉ vậy, nơi đây còn có nhiều món ngon đa dạng. Trong số đó phải nhắc tới món bún làm từ một loại hoa mọc trong đầm: Bún súng Vũng Tàu.

Vốn là một loại cây hoa mọc trong đầm nhưng cây súng lại được người dân tận dụng nấu thành món ăn ngon. Bún súng là một món ăn dân dã với hương vị vô cùng khác lạ được làm từ thân cây súng. Cũng bởi món ăn này là sự hòa quyện của nhiều văn hóa ẩm thực khác nhau

Bún súng - Loại hoa trước chỉ để làm cảnh nay được nâng tầm thành đặc sản

12 thg 7, 2022

Xuôi bến Ninh Kiều

Mọi người tập trung từ 5 giờ sáng lũ lượt ra bến Ninh Kiều để lên tàu. Chợ nổi Cái Răng không xa TP.Cần Thơ là mấy nhưng cánh thương hồ buôn bán từ rất sớm.

Họ tranh thủ lấy hàng từ 3 giờ sáng để chở về các nơi xa cho kịp phiên chợ huyện. Tiếng loa phát thanh vang lên câu hò văng vẳng bên sông: "Cần Thơ có bến Ninh Kiều/Có dòng sông đẹp có nhiều giai nhân…". Ai nấy vội vã xuống thuyền.

1. Người phụ trách đoàn chúng tôi là anh Đinh Văn Phú, một hướng dẫn viên du lịch ở Cần Thơ. Khi tàu khởi hành anh hứa hẹn sẽ có một chuyến đi chợ thú vị cho mọi người. Sông nước mênh mang cuộn sóng dập dềnh vỗ vào mạn tàu. Phía xa những quầng sáng từ chân trời đã hừng lên chùm tia nắng mới. Ai nấy háo hức ngắm nhìn sang hai bờ sông. Bất ngờ người hướng dẫn viên cất tiếng: "Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng/Ta vẫn chìm giữa bữa hoàng hôn/Em treo bẹo Cái Răng, Ba Láng/Ta thương hồ Vàm Xáng, Cần Thơ".

Chợ nổi Cái Răng đã được Nhà nước công nhận là "Di sản Văn hóa phi vật thể" năm 2016.

Chợ Dinh ở Nghệ An, họp 1 tháng 3 phiên, tiểu thương trông từng ngày để được ra chợ

Chợ Dinh ở Nghệ An họp 1 tháng 3 phiên đã hầu như còn giữ được nét văn hóa đặc sắc mang hồn quê Việt.

Chợ 1 tháng 3 phiên

Chợ Dinh có từ hàng trăm năm, ở xã Hoa Thành (Yên Thành, Nghệ An), thế đất hình bàn cờ, với tổng diện tích khoảng 5.000 m². Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử, nhiều lần sửa chữa nhưng tinh thần, hồn cốt của đất và con người nơi đây vẫn được lưu giữ, sức sống bền bỉ, tinh túy của những phiên chợ Dinh rộn ràng, đậm đà bản sắc truyền thống hồn quê Việt.

Người dân quê lúa Yên Thành thường có câu nói "chợ huyện một tháng 3 phiên", nghĩa là chợ mỗi tháng chỉ họp 3 phiên vào các ngày mồng 9, 19 và 29 (Al).

Các ngày mồng 9, 19 là phiên chợ thường, hàng hóa vẫn đa dạng nhưng số lượng người họp chợ ít hơn. Ngày 29 tháng Chạp là chính phiên, phiên chợ tết lớn nhất năm, thu hút hàng nghìn người dân trong huyện tụ hội về đây mua sắm, trao đổi hàng hóa.

Chợ Dinh, Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, mỗi tháng chỉ họp 3 phiên thu hút hàng nghìn người dân trong huyện.

10 thg 7, 2022

Chợ Việt xưa nay: Vân Đồn, từ thương cảng cổ đến cực phát triển mới

UBND tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai các thủ tục cần thiết để đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Quần thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn. Nhưng Vân Đồn không chỉ là di tích, Vân Đồn còn là một cực phát triển rất quan trọng trên dải đất Đông Bắc của nước Việt...

Hoạt động buôn bán tại thương cảng cổ Vân Đồn . Ảnh: Tư liệu

Chợ Việt xưa nay: Chợ và văn hóa chợ của người xưa

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra và mua về những thứ họ không có.

Dần dần với sự ra đời của tiền tệ đã trở thành vật trung gian trong hoạt động mua bán, mọi sản phẩm đều được định giá bằng tiền, người ta dùng tiền để mua những thứ mình muốn và bán những thứ mình có để lấy tiền.

Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán đó gọi là Chợ.

Chợ hình thành tự nhiên trong hoạt động dân sinh, ở đâu có dân, ở đó có chợ. Vì vậy chợ thường nằm ở những nơi đông đúc dân cư, thuận tiện giao thông như ngã ba đường, ngã ba sông, đầu làng, ven lộ, ven các kênh rạch…

Chợ Kỳ Lừa (Lạng Sơn)

8 thg 7, 2022

Về trung du, ghé chợ Việt An - ngôi chợ xưa tuổi đời tính bằng thế kỷ…

Ký ức không chỉ lưu giữ trong từng khuôn mặt cũ của người kẻ chợ, còn gọi về trong những luyến thương của bao người quê xứ Việt An (xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam).

Ký ức không chỉ lưu giữ trong từng khuôn mặt cũ của người kẻ chợ, còn gọi về trong những luyến thương của bao người quê xứ Việt An (xã Bình Lâm, tỉnh Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). Không rêu phong dưới mái đình Thị, cây đa già cũng thôi tỏa bóng từ nhiều năm, nhưng không vì thế mà phôi phai đi quá vãng của một thời, với ngôi chợ xưa tuổi đời tính bằng thế kỷ…

Chợ Việt An. Ảnh: VÕ TRƯỜNG

Chợ “chạy” miền rừng miệt biển: Cái nghề… vi vu, tự do, tự tại

Gập ghềnh nắng mưa mua bán đủ mặt hàng giữa hai miền ngược xuôi. Kiếm miếng cơm nuôi con bằng nghề chợ "chạy" chẳng dễ dàng. Họ lại thấy cái nghề… vi vu, tự do, tự tại.

Tranh thủ bữa mưa, mới có dịp ngồi cà kê với ông Thoang. Ông áp sáu mươi, một vợ, bốn con. Vùng quê Hòa Đồng (huyện Tây Hòa, Phú Yên) của ông vốn nổi tiếng làm lúa, ăn thịt chuột, đi Nam bán vé số.

"Tui làm chợ "chạy" hơn hai chục năm nay", ông Thoang hồn hậu.

Chợ "chạy" của ông là: Dậy từ 3 giờ sáng, xuống phố Tuy Hòa lấy hàng chở ngược lên miền núi bán dạo, rồi mua hàng xuống miệt xuôi bán lại. Chuyến lên của ông thường là đồ biển (cá, tôm, mực… cả tươi lẫn khô), gia vị, các loại mắm, vài thứ rau, đồ tạp hóa. Ông cười: "Nói chung, chở đủ thứ lên núi. Cung ứng tận tay theo yêu cầu mà! Như mùa khai giảng, bà con cần mua cho con sách, vở, bút, tẩy, khăn quàng đỏ, áo quần,… thì có luôn. Chạy xe máy nên tui chỉ không cung ứng được… tủ lạnh mà thôi! Mà nghề này cũng phải học từng bước mới rành rẽ được…".

Xe tải nhỏ lưu động bán dừa tươi tại Tây Hòa (Phú Yên). Ảnh: Đào Đức Tuấn

Chợ Việt xưa nay: Đi chợ các miền thập kỷ 90

Người chụp ảnh không còn làm công việc chép sử mô tả tình tiết khơi gợi hoặc cố tình vồ vập khoảnh khắc ấn tượng, ảnh của anh bền bỉ thâu gom một nhịp sống thường nhật như nó vốn là…

Bắc Giang, 1992.

Từ Hà Giang - Cao Bằng - Điện Biên - Lào Cai - Lạng Sơn - Bắc Giang đến Hà Nội - Quảng Bình - Hội An - Phan Thiết - TP.HCM… những cảnh sắc chợ dân dã gắn chặt với đời sống người dân từ vùng hẻo lánh đến vùng ven đô thị qua góc ảnh chắt lọc, bình dị, mỗi khuôn hình của Dương Minh Long gợi mở những không gian ký ức… Người chụp ảnh không còn làm công việc chép sử mô tả tình tiết khơi gợi hoặc cố tình vồ vập khoảnh khắc ấn tượng, ảnh của anh bền bỉ thâu gom một nhịp sống thường nhật như nó vốn là…

Chợ Việt xưa nay: Chợ ở Việt Nam

Thật khó có thể biết được chính xác ở Việt Nam có bao nhiêu cái chợ, và có bao nhiêu loại chợ búa khác nhau...

Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại.

Ðến chợ du khách sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn nhau được hỏi han, mời chào như người nhà... được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá...

7 thg 7, 2022

Dạo một vòng khu chợ rẻ bậc nhất Việt Nam tại Bình Định, thưởng thức đủ mọi loại đặc sản chỉ với 50 nghìn

Chỉ cần cầm trên tay 50k thôi, bạn đã có thể ăn ti tỉ món, từ món ăn nhẹ, ăn no đến tráng miệng ở chợ Ngọc Sơn - khu chợ rẻ bậc nhất Việt Nam tại Bình Định. Nghe thì hơi khó tin nhưng lại có thật đấy.

Chợ Ngọc Sơn - khu chợ rẻ bậc nhất Việt Nam tại Bình Định

Chợ Ngọc Sơn nằm tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, không chỉ là nơi hội tụ nhiều món ngon, mà khu chợ này còn bán với mức giá siêu rẻ, chỉ cần 50 nghìn là đủ để ăn hết các món, từ ăn nhẹ, ăn no đến tráng miệng. Thậm chí là uống thêm được vài ly nước. Chính vì vậy, dù dọn hàng rất sớm, từ 5h30 sáng nhưng chợ chỉ bán trong 2 - 3 tiếng là hết sạch.

Khi nghe đến đặc sản của Bình Định, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến bánh xèo tôm nhảy. Thế nhưng, ngoài món này ra thì nơi đây còn có thêm bánh xèo vỏ ăn lạ miệng và ngon không kém. Đây cũng là món ăn nhẹ rất đỗi quen thuộc với người dân địa phương, nhưng khách du lịch thì lại ít ai biết đến.

16 thg 5, 2022

Về Long An ghé đình Vạn Phước nghe đờn ca tài tử Nam bộ

 Mỗi năm vào đúng 3 ngày 17, 18 và 19 tháng giêng, đình Vạn Phước rộn ràng tiếng đờn, lời ca các nghệ nhân của nhiều ban nhạc đờn ca tài tử từ các địa phương hội tụ vể đây giao lưu nhân ngày Lễ Cầu an, Lễ giỗ của Đốc binh Nguyễn Quang Là và đức Nghệ nhân Đờn ca tài tử Nguyễn Quang Đại.


Đình Vạn Phước toạ lạc trên khu đất rộng 4.768 m² thuộc ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Đình Vạn Phước toạ lạc trên một khu đất rộng 4.768 m², diện tích xây dưng 255 m², ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Theo sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết năm 1820 cũng như Địa bạ tỉnh Gia Định năm 1836, thì xã Mỹ Lệ ngày nay trước kia gồm 3 làng, trong đó có (làng) Vạn phước Phường thuộc tổng Phước Điền Thượng, huyện Phước Lộc, phủ Tân Bình, trấn Phiên An.

Ngôi đình có tên Vạn Phước có lẽ từ tên Vạn Phước phường ngày xưa.

2 thg 6, 2021

Đặc sản cà xỉu "chân dài" được ví như "thần dược" hút khách ở Kiên Giang

Tuy có vẻ ngoài kém hấp dẫn khiến nhiều thực khách phải dè chừng nhưng cà xỉu lại là nguyên liệu làm nên loạt món ngon, đặc sản của vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang).

Vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa - Khmer. Trong số những đặc sản "trứ danh" nơi đây không thể không nhắc đến món ăn từ cà xỉu.

Cà xỉu là loài nhuyễn thể có lớp vỏ màu xanh, phần thịt mềm và ngọt. Chúng sống tập trung ở môi trường sông, cửa biển, nước lợ nên có phần chân dài lộ ra ngoài để dễ dàng tìm kiếm thức ăn.

Cà xỉu có vẻ ngoài kém hấp dẫn khiến thực khách dè chừng (Ảnh: Cà xỉu Hà Tiên).