Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 11, 2022

Trà Phương, vùng đất nhiều người đẹp ở Hải Phòng

Ở TP Hải Phòng, câu đồng dao "Cổ Trai Đế vương, Trà Phương Công chúa" được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đây là niềm tự hào của người dân làng Trà về vị Hoàng hậu sau được tấn phong Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn- người làng Trà Phương. Người dân tự hào về vùng quê con gái nổi tiếng đẹp người đẹp nết.

Trà Phương là một ngôi làng cổ nho nhỏ hiền hòa nằm giữa hai làng Quế Lâm, Phương Đôi - trung tâm của xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng ngày nay.

Làng Trà Phương cách Thị trấn Núi Đối- trung tâm huyện Kiến Thụy gần 3 km về phía Đông bắc. Còn nếu đi về phía Đông, cũng chừng đó quãng đường là tới Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, cùng huyện Kiến Thụy.

Một góc làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thuy, TP.Hải Phòng hôm nay. Làng Trà Phương nho nhỏ nhưng phong cảnh hữu tình, với những đồng lúa, đồng màu xanh ngát bao quanh...

28 thg 10, 2022

Tem Việt Nam Cộng Hòa của họa sĩ ViVi

Nửa sau thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970, bọn thiếu nhi và thiếu niên cỡ tuổi tui vô cùng ái mộ họa sĩ ViVi vì hồi đó đọc báo Thiếu nhi, Tuổi hoa... ảnh vẽ đẹp quá trời quá đất. ViVi Võ Hùng Kiệt còn là họa sĩ vẽ tem với rất nhiều mẫu tem tuyệt đẹp. Thời đó, tui ghiền chơi tem nên lòng ái mộ của tui đối với ViVi gấp đôi so với người khác. Tui còn nhớ hồi đó đã kỳ công điều tra ra được địa chỉ nhà riêng của anh để gởi thư tới tận nhà, và được anh gởi thư trả lời. Sướng! Hồi đó không có Internet, không có Google... nên việc tìm ra địa chỉ nhà ai đó không dễ đâu nghen, nhứt là đối với một đứa nhỏ mới hơn 10 tuổi như tui. Tui còn nhớ địa chỉ nhà ViVi lúc ấy là 22B, Kỳ Đồng (chính xác đó là địa chỉ nhà ba của anh, như lời anh xác nhận trong thư).

Giờ đây, sau nhiều năm, nhờ phương tiện Internet tui thống kê lại các mẫu tem do ViVi Võ Hùng Kiệt vẽ và được Tổng nha Bưu điện VNCH phát hành cho đến 1975. Thông tin chủ yếu từ nhà sưu tầm tem Nguyễn Bảo TụngForum Vietstamp.net, hình ảnh từ trang Stampworld.com

Cô thạc sĩ 120 lần đi Sơn Đoòng


Bạn bè của H’Anetta chọc cô: "Tour đi Sơn Đoòng giá 3.000 USD/người, đi 120 lần thì tốn hết 360.000 USD, quy đổi ra tiền Việt khoảng 9 tỉ đồng, sang đến thế là cùng!".

H’Anetta cười: "Muốn có danh hiệu người phụ nữ Việt Nam đi Sơn Đoòng nhiều nhất thế giới thì phải thế chứ"!

Năm 1873, từng xôm tụ một hội chợ ở Nam Kỳ

Đầu bài viết, xin được cảm ơn ông bạn đồng khoa (Hán - Ngữ - Văn) nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh vừa gửi cho một tài liệu quá quý! Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, trước nay nổi danh với những công trình nghiên cứu, dịch thuật uy tín (hơn 200 sách dịch và công trình nghiên cứu đã được công bố) đặc biệt là mảng văn hóa Nam bộ. Thi thoảng tôi vẫn được Cao tiên sinh hào phóng ưu ái gửi cho vài tác phẩm.

Duyên gặp

Quà quý lần này là bản sao những số báo của tờ Gia Định báo và Nam Kỳ Lục tỉnh báo xuất bản bằng tiếng Hán và Pháp đã được Cao tiên sinh san định và chú giải.

Quý bởi hai tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam (xin không lầm với Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam) xuất bản năm 1862. Cũng cần nói thêm, sau Gia Định báo và Nam Kỳ Lục tỉnh báo, nhà cầm quyền Pháp cũng cho phép phát hành một số báo khác ở Nam Kỳ thuộc địa như “Phan Yên báo” (1868), “Nông cổ mín đàm” (1900), “Lục tỉnh tân văn” (1910) đã tạo được một hướng đi riêng dù còn giản dị, thô sơ. Đến năm 1892, thời vua Thành Thái, khi “Gia Định báo” đã tồn tại gần 30 năm, người ta mới thấy ở xứ Bắc kỳ bảo hộ có tờ báo đầu tiên được phát hành, đó là tờ “Đông Nam đồng văn nhật báo” nhưng lại bằng chữ nho, mãi 13 năm sau (đầu thế kỷ 20) tờ “Đại Việt nhật báo” mới được xuất bản, và chỉ dùng có một nửa là tiếng Việt.

27 thg 10, 2022

Chuyện hai vị họ Lương

Biên Hòa có 2 ông họ Lương nổi tiếng, đó là Lương văn Lựu  Lương văn Nho.

Ông Lương văn Lựu (1916 - 1992)

Cà phê vợt: Có nơi ở Sài Gòn gì cũng từ từ

Trong khi mô hình nhượng quyền và chuỗi coffeeshop liên tục "mọc lên như nấm", đâu đó ở Sài Gòn vẫn còn những không gian chỉ sáng tinh sương mới cảm nhận được: mùi cà phê, mùi của bình minh, và tiếng ôn tồn của... người già.

Ly cà phê vợt gây nghiện ở Cheo leo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không rõ bắt nguồn từ đâu, nhưng có lẽ mạng xã hội chính là "kẻ dẫn đường" cho những điều cũ kỹ tưởng như đã bị bụi thời gian làm phai màu.

26 thg 10, 2022

Quế Quảng, một thời xuất khẩu muôn nơi

Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), cây quế là một trong những thổ sản quý được nhà vua cho khắc hình tượng trên Nghị đỉnh. Quế là mặt hàng đóng vai trò chủ đạo, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với các thương lái trong nước và quốc tế từ nhiều thế kỷ trước.

Mặt hàng quý hiếm

Theo tài liệu từ cuốn sách Souvenir de Hue của Michel Đức Chaigneau, một người con mang hai dòng máu Pháp - Việt, vào nửa đầu thế kỷ XIX, trước khi người Pháp biến cả xứ Cochinchine (Trung Kỳ và Nam Kỳ) làm thuộc địa, vùng này là xuất xứ đủ loại đặc sản đường, cau, bông sợi, bắp, quế, tiêu, chàm... Trong Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi rằng: “Quế là thổ sản được sản xuất ở hai nguồn Thanh Cù (Sơn Hà) và Thanh Bồng (Trà Bồng) có ít dầu mà vị bạc. Quế cho năng suất cao và chất lượng tốt, hằng năm có thể khai thác từ 300 - 400 tấn vỏ quế để xuất khẩu”.

Các sản phẩm làm từ cây quế ở huyện Trà Bồng được trưng bày, giới thiệu đến người tiêu dùng. Ảnh: NHỊ PHƯƠNG

24 thg 10, 2022

Bí ẩn thành cổ Châu Sa

Qua nhiều lần thăm dò, khai quật khảo cổ, đến nay thành cổ Châu Sa, ở xã Tịnh Châu (TP. Quảng Ngãi) vẫn còn nhiều điều bí ẩn nằm sâu trong lòng đất. Điều này thôi thúc ngành văn hóa, các nhà khảo cổ học tiếp tục thăm dò, khai quật để vén màn bí ẩn từ thành cổ cách đây hàng nghìn năm.

Bộ VH-TT&DL đã cho phép Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thăm dò khảo cổ tại khu vực nội thành di tích thành Châu Sa. Thời gian thăm dò từ ngày 12/9 - 12/10/2022, do Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, chủ trì thực hiện.

22 thg 10, 2022

Thăng trầm thương hiệu hủ tiếu Ông Cả Cần

Người Sài Gòn trước năm 1975 không ai không biết thương hiệu hủ tiếu và bánh bao Ông Cả Cần. Tương truyền, hủ tiếu ở đây ngon nức tiếng, còn bánh bao làm theo một công thức vô cùng đặc biệt. Thời gian trôi đi, Ông Cả Cần trở thành một phần ký ức, di sản văn hóa trong mỗi người Sài Gòn!

Hiện trên đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, có tới hai tiệm hủ tíu mang tên Cả Cần. Câu chuyện về thương hiệu này khá nhiều thăng trầm, những khách sành ăn thuở xưa khi trở lại, dễ dàng nhận ra, hủ tíu mang tên Cả Cần không còn hương vị thuở trước. Vậy thực hư của thương hiệu này ra sao?

Hủ tiếu Cả Cần chính gốc nức tiếng một thời Sài Gòn chỉ tồn tại từ năm 1969 - 1979

Theo chia sẻ từ con gái ông bà Trần Phấn Thắng - người sáng lập thương hiệu hủ tíu Ông Cả Cần, thì quán ban đầu lấy tên Mỹ Tiên, tên của người con gái đầu. Quán nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 hiện nay.

Cô Năm Sa Đéc được ông chủ mượn tên quảng cáo cho quán. Ảnh: T.L

Bệnh viện hơn 160 tuổi gắn liền lịch sử Sài Gòn

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán thành lập năm 1861, gắn với nhiều sự kiện lịch sử Sài Gòn xưa và từng có cả trại giam, nhà thương điên, phong cùi...


Theo báo cáo về cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861-1862 của Cục Quân y Pháp, Bệnh viện Chợ Quán mở cửa ngày 13/2/1861 như bệnh viện dã chiến nhằm chuẩn bị phục vụ trận đánh đồn Kỳ Hòa diễn ra ngày 24/2/1861. Bệnh viện tọa lạc tại làng Chợ Quán, giữa Sài Gòn - Chợ Lớn thời ấy, bên bờ kênh Người Hoa (Arroyo Chinois) nay gọi là kênh Tàu Hủ.

Đại đồn Kỳ Hòa là một cứ điểm quân sự lớn do triều đình Nguyễn xây dựng nhằm phòng thủ, chống lại các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Khi xảy ra trận chiến, nhiều lính Pháp bị thương được đưa về đồn Cây Mai rồi chuyển đến Bệnh viện Chợ Quán bằng cả đường bộ và đường thủy.

Khi đại đồn này thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chủ hòa, Nam Kỳ dần bị Pháp chiếm đóng hoàn toàn.

20 thg 10, 2022

Mã Đà sơn cước

Nhà văn Lý văn Sâm (1921 - 2000) sinh ra ở xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Ông đã có thời gian dài sống và chiến đấu tại vùng rừng Mã Đà (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Bài ký này do ông viết vào tháng 4/1988 với tư cách một người trong cuộc kể lại chuyện xưa.

Đường mòn trong rừng Mã Đà ngày nay. Ảnh: Mytour.vn

Đóng góp của chùa Cổ Thạch đối với đất nước


Lịch sử Phật giáo gắn liền với dân tộc, lẽ dĩ nhiên không riêng gì chùa Cổ Thạch mà các ngôi chùa ở Việt Nam đều ít nhiều có đóng góp cho dân tộc qua việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và phát triển văn hóa Phật giáo.

1. Đóng góp đối của chùa Cổ Thạch đối với Đất nước

Suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Tuy Phong đã viết nên những trang sử vẻ vang với những địa danh mà khi nhắc đến, ai cũng cảm thấy lòng đầy tự hào và ngay kẻ địch cũng phải ngạc nhiên thán phục. Đó là cầu Đại Hòa, nơi tự vệ chiến đấu Tuy Phong và lực lượng vũ trang Bình Thuận tổ chức đánh đồng đầu tiên, thể hiện ý chí ngoan cường, dũng cảm. Phan Rí, Thái An, nơi thực dân Pháp liệt vào “vùng xung yếu đáng gờm”, “vùng đất máu”… Còn La Gàn, một làng biển căn cứ của huyện có hầm chiến đấu dài cả cây số, có trạm liên lạc hàng hải chuyển vũ khí vào Nam, đưa đón cán bộ cao cấp qua lại, đã nuôi dấu đồng chí Lê Duẩn gần một tháng trời, thì địch coi như là một chiếc gai đâm vào mắt phải nhổ bằng “máu và lửa”. Chúng đã dùng chính sách “tam quang” (đốt sạch, giết sạch, phá sạch) gây nên 3 cuộc tàn sát đẫm máu gần 400 người. Sang thời kỳ chống Mỹ đầy hy sinh gian khổ, Tuy Phong đứng vững là “căn cứ lòng dân” của lực lượng kháng chiến. Trên đường hành lang Nam – Bắc, vùng núi La Bá vẫn là nơi đùm bọc, cưu mạng bộ đội, cán bộ. Riêng làng biển nhỏ La Gàn, với chiều dài 2km, chiều ngang non 400 mét, mặc dù bị địch bao quây tứ phía và tuyên bố là vùng “tự do hủy diệt”, vẫn là địa bàn đứng chân của cán bộ một số cơ quan khu, tỉnh, huyện kể cả tỉnh bạn Ninh Thuận, Lâm Đồng, đi về giải quyết một phần hậu cần lương thực, thực phẩm thuốc men…

19 thg 10, 2022

Cố nhân sĩ Lương văn Lựu

LƯƠNG VĂN LỰU
1916- 1992

Biên Hòa là vùng đất địa linh nhân kiệt, biết bao công trình tim óc của của những bậc tài danh đã làm giàu cho quê hương xứ Bưởi. Về lãnh vực văn chương chúng ta biết đến Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, Bình Nguyên Lộc và Nguyễn Tất Nhiên. Là người Biên Hòa, chúng ta không thể không nhắc đến một nhân sĩ, một nhà văn đã dành hết phần đời của mình trong việc biên khảo và nghiên cứu cho nền văn học, lịch sử của Tỉnh Biên Hòa. Đặc biệt với tác phẩm giá trị được nhiểu người biết đến “Biên Hòa Sử Lược” của cố Nhân sĩ Lương Văn Lựu.

18 thg 10, 2022

Tượng cổ chùa Long Quang ở Cần Thơ

Đến với vùng đất Bình Thủy tại Thành phố Cần Thơ, không ai không nhắc đến chùa Long Quang, ngôi chùa có lịch sử lâu đời, qua các giai đoạn lịch sử, với khoảng thời gian tồn tại gần 200 năm qua. Ngôi chùa do thiền sư Liễu Huệ khai sơn vào năm 1824, lịch sử ghi lại: Thiền sư Thiện Quyền “Ngài họ võ, huý văn Quyền. Ngài quy y với hoà thượng Thiên Ấn ở chùa Linh Quang (Gia Định). Ban đầu chùa là ngôi thảo am tranh, do số tín đồ quy theo Phật ngày thêm đông, thảo am trở nên chật chội. Năm 1835, hòa thượng cho xây chùa và đặt tên là Long Trường Tự, với ý nghĩa nguyện cầu chùa bền như trời đất như núi sông theo ý muốn của câu Hán tự “Dữ thiên địa long hưng – Hoà sơn hà trùng cửu”. Cũng vào năm Minh Mạng 16 (1835) chùa được liệt kê vào danh sách các tự viện và được miễn sưu thuế. Thiền sư Liễu Huệ đã sống hết lòng với sự tu hành tại chùa cho đến khi mãn phần”(1).

Long Quang cổ tự trải qua 7 đời trụ trì, đương nhiệm trụ trì hiện tại là Thượng tọa Thích Bình Tâm.

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chùa Long Quang là nơi nuôi dưỡng và bảo hộ, che chở cho chiến sĩ cách mạng. Những hiện vật, đồ thờ tự, công trình kiến trúc… được lưu giữ cho đến ngày nay đã minh chứng cho giá trị lịch sử – văn hóa của ngôi tự viện này.

16 thg 10, 2022

Chuyện nữ anh hùng Neáng Nghés

Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés đã hy sinh từ 60 năm trước, khi chị tròn đôi mươi. Nhưng với người dân xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), chị sống mãi cùng phum sóc, cùng Tha la Păng-xây, cánh đồng phum Chông Khsách nơi xứ mình…


Xã Ô Lâm có hơn 97% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Trong chiến tranh, nhân dân Ô Lâm kiên cường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, bất khuất, trong đó có nữ anh hùng Neáng Nghés.

12 thg 10, 2022

Theo dòng lịch sử Sắc Tứ Tam Bảo Tự

Nhắc đến Hà Tiên, không thể không nhắc đến công lao của Mạc Cửu – Tổng binh trấn Hà Tiên, người đã khai hoang và xây dựng vùng đất này thành nơi trù phú, phát triển thương mại và Phật giáo. Ngôi chùa nổi tiếng nhất trên đất Hà Tiên – Sắc Tứ Tam Bảo tự – cũng do chính ông xây dựng.

Hình thành khoảng thế kỷ XVI và có vị trí đắc địa trên vịnh Thái Lan, Hà Tiên được xem là cửa ngõ giao lưu văn hóa, thương mại. Nơi đây được mệnh danh là chốn: “Huyền ca đất Phật người hiền/Ngàn năm Văn hiến Hà Tiên lưu đời”, bởi người dân chủ yếu theo đạo Phật. Qua bao thăng trầm của lịch sử, đạo Phật vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần ở địa phương. Nhắc đến Hà Tiên, không thể không nhắc đến công lao của Mạc Cửu – Tổng binh trấn Hà Tiên, người đã khai hoang và xây dựng vùng đất này thành nơi trù phú, phát triển thương mại và Phật giáo. Ngôi chùa nổi tiếng nhất trên đất Hà Tiên – Sắc Tứ Tam Bảo tự – cũng do chính ông xây dựng. 

Chùa Hồng Phúc và pho tượng độc đáo

Qua những thực thể còn lưu lại, cảm nhận được dòng chảy lịch sử, hơi thở của di tích trong không gian văn hóa, tín ngưỡng vẫn trường tồn.

Bài viết “Chùa Hồng Phúc ở Hà Nội và pho tượng độc đáo lấy thân làm tòa” như một cơ hội tìm hiểu lịch sử một ngôi cổ tự bằng bằng phương pháp khảo cứu và tham khảo, nghiên cứu liên ngành, như sử học, thực tế, logic, phỏng vấn…

I. LỊCH SỬ CHÙA HỒNG PHÚC Ở HÀ NỘI

1.1. Khái quát chùa ở quận Ba Đình

Trước khi tìm hiểu về chùa Hồng Phúc, trong một hệ thống quần thể mang tính liên hệ thì phải lược qua về vị trí địa lý quận Ba Đình và những ngôi chùa lớn.

Nhìn về lịch sử, từ thời Lý – Trần – Lê, quận Ba Đình luôn nằm trong khu vực Hoàng Thành. Quận Ba Đình hiện nay là đất khu được thành lập 1961, trước đó thuộc đất khu Ba Đình và khu Trúc Bạch.

11 thg 10, 2022

Chùa Vồm và sự truyền thừa của Thiền phái Lâm Tế thời Lê Trung hưng ở Thanh Hóa

Chùa Vồm là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của xứ Thanh, từ xưa vẻ đẹp và sự uy nghiêm của chùa được nhiều sách vở nhắc đến.

Chùa Vồm, tên chữ là Đại Khánh tự và Đại Hùng tự [1], là ngôi chùa cổ có niên đại từ thời Trần. Chùa tọa lạc dưới chân núi Bàn A ở làng Vồm, phường Thiệu Khánh, TP. Thanh Hóa. Nơi đây đã từng thuộc địa bàn của thành Tư Phố trong thời kỳ Bắc thuộc và cũng là lỵ sở Dương Xá đất Ái Châu và Thanh Hóa trong nhiều triều đại phong kiến. Đây cũng là vùng đất tiếp giáp với Ngã Ba Đầu – nơi hợp lưu giữa sông Mã với sông Chu trước khi đổ ra biển. Những yếu tố này đã tạo nên cho chùa một bề dày lịch sử cũng như cảnh quan và địa thế vô cùng hùng vĩ, đẹp đẽ.

10 thg 10, 2022

Biên Hòa trăm năm trước

Bài viết dưới đây của nhà văn Lý văn Sâm có tựa đề Thành phố Biên Hòa bảy mươi năm về trước, đăng trên báo Văn nghệ Đồng Nai số 9 năm 1986. Từ đó đến nay đã 36 năm, do vậy coi như đây là bài viết về Biên Hòa trăm năm trước. Tui xin đăng lại nguyên văn, dựa theo bản in lại năm 2012 của Nhà xuất bản Đồng Nai. Hình ảnh minh họa về Biên Hòa xưa mượn của Mạnh Hải trên Flickr.


THÀNH PHỐ BIÊN HÒA BẢY MƯƠI NĂM VỀ TRƯỚC
(Ki)

Chợ cá Biên Hòa. Ảnh: Mạnh Hải

Đình làng cổ trăm năm bị lãng quên ở miền Tây Nghệ An

Nằm gần trung tâm xã Vĩnh Sơn (huyện Anh Sơn) nhưng đình làng Thượng Thọ có tuổi đời từ thế kỷ XIX đang bị lãng quên. Với kiến trúc độc đáo, nơi đây từng là chốn tụ hội, sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Vĩnh Sơn và cũng là nơi tập trung của hàng nghìn người trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931). Tuy nhiên, sau gần 1 thế kỷ bị bỏ hoang, đình làng Thượng Thọ đang ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng.

Đình làng Thượng Thọ nằm ở xóm 1 (xã Vĩnh Sơn - Anh Sơn) được xây dựng từ năm 1859. Đây từng là nơi tụ hội và sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Vĩnh Sơn.