Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 6, 2022

Vườn tượng APEC Đà Nẵng lọt top 7 điểm check in mới nổi ở Đông Nam Á

Công trình kiến trúc tại Đà Nẵng nằm trong 7 điểm du lịch mới mở cửa đón khách tại Đông Nam Á được tờ SCMP giới thiệu.


Sau ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đã rục rịch mở cửa trở lại để đón khách du lịch quốc tế. Sau thời gian dài yên ắng, nhiều thắng cảnh mới được phát hiện, các công trình mới mọc lên trở thành điểm du lịch, check in yêu thích của khách tham quan.

Mới đây, tờ SCMP đã liệt kê 7 điểm check in mới nổi được nhiều người quan tâm, trong đó có vườn tượng APEC Đà Nẵng (Việt Nam).

6 thg 6, 2022

Tìm hiểu thêm về sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên, ở Long Châu Tiên thạch tự- núi Bà Đen

Toàn những khối đá lớn hình sừng tê, hình trứng lô xô bên một gốc cây cổ thụ bốn mùa xanh. Đây chính là tháp mộ của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên.

Tháp mộ của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên đã được trùng tu.

Có thể bạn chưa biết tên hiệu hoặc pháp danh của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên. Nhưng, nếu nói đây là ông sư tổ đã từng tụng kinh cho đá tảng ở núi nứt đôi, làm lối đi cho bá tánh thập phương đến viếng chùa thì nhiều người Tây Ninh đã biết, qua cuốn sách “Tây Ninh xưa” của Huỳnh Minh, khi ông chép lại thành câu chuyện “Ông Đá nứt hai trên núi Điện Bà” (trang 67, Nxb Thanh niên tái bản năm 2001).

Chuyện về các bà Tổ sáng tạo Phước Lưu cổ tự

Bà Trần Thị Nên là mẹ của ông Mai Văn Lực, sau này là Hoà thượng Trừng Lực, người được coi là Tổ đời thứ nhất của Phước Lưu cổ tự. Một người phụ nữ khác, được coi là thuộc nhóm “Tổ sáng tạo” chùa Phước Lưu, chính là sư cô Diệu Thiện.

Chùa Phước Lưu.

Dân gian thường gọi những người khai sáng lập chùa là các vị “khai sơn tạo tự”. Trên miền đất quê hương của núi Bà Đen, có nhiều ngôi chùa do phụ nữ “khai sơn”, nhiều nhất là ở các ngôi tịnh xá của hệ phái khất sĩ. Đấy là nơi tu hành của các vị ni sư. Ngay ở thành phố Tây Ninh, ta có thể dễ dàng tìm thấy vài ngôi, như tịnh xá Ngọc Ninh, Ngọc Truyền trên địa bàn phường 1.

5 thg 6, 2022

Thăm rừng sến lớn nhất Đông Nam Á tại Thanh Hóa

Rừng sến Tam Quy nằm trên địa bàn 3 xã của huyện Hà Trung gồm Hà Tân, Hà Đông và Hà Lĩnh, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 25 km.

Rừng sến Tam Quy ở huyện Hà Trung rộng gần 520 ha, là khu bảo tồn loài sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

Cổ thụ “bạch tuộc khổng lồ” giữa Sài Gòn

Với bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ, cây điệp phèo heo cổ thụ ở Dinh Độc Lập khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng Sài Gòn, Dinh Độc Lập còn là nơi sở hữu nhiều cây cổ thụ độc đáo trong khu vườn rộng có lịch sử lâu đời của mình. Nổi bật trong số đó là một cây điệp phèo heo có hình dáng rất cổ quái

3 thg 6, 2022

Tây Ninh cuối thế kỷ XIX qua ghi chép của bác sĩ G.C Baurac

Ngay trong năm 1899, bác sĩ “Thuộc địa hạng nhất” J.C Baurac đã cho in cuốn sách “Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Đông”. Trước đó, ông xuất bản cuốn “Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Tây” vào năm 1894.


Theo Nguyễn Đình Đầu (Tổ chức hành chính Tây Ninh 1836-1970, Tạp chí Xưa nay số 96, năm 2001); thì: “Năm 1867, sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, Pháp chia lục tỉnh ra thành các hạt tham biện (inspection)… Năm 1874, đổi tên hạt tham biện thành ra địa hạt (arrondissment). Năm 1836 bỏ khung hành chính lục tỉnh. Toàn Nam kỳ chia ra 20 địa hạt và 2 thành phố Sài Gòn- Chợ Lớn. Năm 1899 lấy danh hiệu tỉnh thay cho địa hạt. Từ đây gọi là tỉnh Tây Ninh…”.

30 thg 5, 2022

Thành cổ Quảng Ngãi bên bờ sông Trà

Thành cổ Quảng Ngãi nay chỉ còn trong sử sách và câu chuyện kể của các bậc cao niên. Đây là thành cổ có thời gian thiết lập và xây dựng cách đây hơn 200 năm.

Tòa thành tồn tại gần 140 năm

Thành cổ Quảng Ngãi tọa lạc tại nội ô TP. Quảng Ngãi ngày nay, trước đây thuộc làng Chánh Lộ, năm 1876 là xã Chánh Mông, tổng Nghĩa Điền, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Thành được chuyển lên từ tòa thành thời Gia Long ở hai làng Tân Quan và Phước Lộc (ở xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa ngày nay) từ năm 1807. Đến năm 1815, thành được xây dựng xong.

Nội thành thành cổ Quảng Ngãi năm 1920. Ảnh: T.L

Thác Thần Mặt trời tại Đà Nẵng đã được chế tác kỳ công như thế nào?

Không chỉ hội tụ tinh hoa điêu khắc của gia tộc lừng danh Frilli, Thác Thần Mặt trời (Helios Waterfall) tại Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) còn ẩn chứa rất nhiều “mật mã” độc đáo, hứa hẹn ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới.

26 thg 5, 2022

Cây bằng lăng hút khách ở Bình Thuận

Cây bằng lăng ở xã Hồng Liêm bung hoa tím đẹp lạ thường, thu hút đông người dân và du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh mỗi ngày.

Mấy ngày nay, cây bằng lăng được cộng đồng du lịch đánh giá "đẹp nhất Việt Nam" nằm kề quốc lộ 1A ở thôn Liêm Thái, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc bắt đầu bung nở, tím rực. Người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ xô về đây chiêm ngưỡng nét đẹp độc đáo có một không hai của cây bằng lăng này.

20 thg 5, 2022

Họ Võ và buổi đầu khai khẩn xã Tân Mỹ

Dòng họ Võ vốn từ Thuận An (cách TP.Huế khoảng 9km) từ hồi đầu thế kỷ XIX vào Nam lập nghiệp, mang theo khát vọng đến vùng đất mới. Khi đó, ông Võ Văn Hay, bà Võ Thị Phụng, ông Võ Văn Sót và người cháu họ Võ Văn Sáng cùng đoàn lưu dân làm cuộc Nam tiến. Thuở đầu, Tổ họ Võ ở Tân Mỹ (ông Võ Văn Sót) cùng ông Võ Văn Hay và bà Võ Thị Phụng dừng chân ở xóm Bà Giã (hiện là ấp 1 và 2, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP.HCM). Về sau, bà Võ Thị Phụng cưới ông Lý Thiện (ở Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh), sinh ra người con gái tên Lý Thị Thiên Hương (tức Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu mà người trong họ vẫn còn lưu truyền gương liệt nữ được người đời tôn kính, phượng thờ).

Theo lời kể của ông Lê Văn Thạnh (SN 1945, ấp Chánh, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), ông Võ Văn Sót từ Phước Vĩnh An, do tránh việc bắt lính nên dời cư đến quê vợ (bà tổ Phạm Thị Hiệp) ở ấp Dừng (Thái Mỹ), sau đó về thôn Tân Mỹ. Thuở ấy, ở xứ này, dân cư thưa thớt, rừng hoang nước độc, đất đai hoang hóa, cây cối um tùm chưa được khai phá. Để tránh bắt lính (cũng có lời kể cho rằng, ông và các con với cháu ruột Võ Văn Nhâm tham gia chống thực dân Pháp dưới trướng Trương Công Định nên phải dời về Tân Mỹ lẩn trốn), ông cải họ từ Võ sang Lê cho ông và hai người con là Lê Văn Đặng, Lê Văn Được. Chỉ con trai đầu Võ Văn Lượm giữ nguyên họ Võ vì quá tuổi bắt lính (hoặc vì ông Võ Văn Lượm muốn giữ dòng chính họ Võ dẫu nguy hại tính mạng). Việc cải họ vẫn còn uẩn khúc nhưng tin chắc vì biến cố thời cuộc khiến họ Võ về Tân Mỹ khai khẩn, tham gia mở làng dựng đình, đáng là bậc “tiền hiền” địa phương.

19 thg 5, 2022

Tấm bia cổ ghi sự tích bảng nhãn Ngô Hoán

Từ vũ thôn Thượng Đáp, xã Nam Hồng (Nam Sách) tôn thờ Tiến sĩ Ngô Hoán – một trong những danh nhân triều Lê đã có nhiều công lao trong công cuộc xây dựng đất nước.

Di tích từ vũ thôn Thượng Đáp ngày nay

Ngô Hoán nổi tiếng với lòng cương trực, kiên quyết chống lại những quan lại hống hách gây phiền nhiễu trong triều chính, áp bức nhân dân. Ông còn là nhân vật xuất sắc trong Hội Tao đàn “Nhị thập bát tú” dưới triều Lê Thánh Tông.

16 thg 5, 2022

Về Long An ghé đình Vạn Phước nghe đờn ca tài tử Nam bộ

 Mỗi năm vào đúng 3 ngày 17, 18 và 19 tháng giêng, đình Vạn Phước rộn ràng tiếng đờn, lời ca các nghệ nhân của nhiều ban nhạc đờn ca tài tử từ các địa phương hội tụ vể đây giao lưu nhân ngày Lễ Cầu an, Lễ giỗ của Đốc binh Nguyễn Quang Là và đức Nghệ nhân Đờn ca tài tử Nguyễn Quang Đại.


Đình Vạn Phước toạ lạc trên khu đất rộng 4.768 m² thuộc ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Đình Vạn Phước toạ lạc trên một khu đất rộng 4.768 m², diện tích xây dưng 255 m², ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Theo sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết năm 1820 cũng như Địa bạ tỉnh Gia Định năm 1836, thì xã Mỹ Lệ ngày nay trước kia gồm 3 làng, trong đó có (làng) Vạn phước Phường thuộc tổng Phước Điền Thượng, huyện Phước Lộc, phủ Tân Bình, trấn Phiên An.

Ngôi đình có tên Vạn Phước có lẽ từ tên Vạn Phước phường ngày xưa.

9 thg 5, 2022

Ngã tư Đình - Nét son của phụ nữ Tân Chánh

Di tích lịch sử Ngã tư Đình thuộc ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Người dân trong xã quen gọi là bia Bà Tư - Bà Mười, 2 người phụ nữ anh hùng, đi đầu đoàn biểu tình, không sợ trước họng súng kẻ thù. Giặc bắn 2 bà để thị uy nhưng sự hy sinh của 2 bà đã tiếp thêm sức mạnh, đoàn người vẫn tiến lên phía trước khiến quân địch phải khiếp sợ.

Câu chuyện những người phụ nữ anh hùng

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Chánh - Nguyễn Thành Nam kể: “Bà Tư tên Phạm Thị Xứng, bà Mười là Võ Thị Chơi. Hai bà hy sinh trong đợt đấu tranh chính trị năm 1961 tại ngã tư Đình nên người dân gọi bia Di tích lịch sử Ngã tư Đình là bia Bà Tư - Bà Mười. Mấy năm trước, khi các bác cựu chiến binh lớn tuổi còn sống, nhiều bác biết rõ về đợt biểu tình. Tôi được nghe kể lại, khi đoàn biểu tình đi đến mé ao, gần đình Tân Chánh thì địch tràn ra, đoàn thụt lùi lại, cờ bị rớt. Hai bà vượt lên cầm cờ tiến tới và bị bắn, bà con đỡ hai bà ra phía sau, đặt nằm tại bãi đất trống cạnh đó”.

Cây xanh được trồng quanh bia tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp

Về Cần Giuộc, nhớ người nông dân nghĩa sĩ

Cần Giuộc là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống yêu nước. Trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của 27 nghĩa quân (có tài liệu ghi 15 người) trong trận công đồn Tây Dương đêm 16/12/1861 đã hun đúc tinh thần yêu nước của quân và dân Cần Giuộc. Đây là “chất liệu sống” để nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu viết nên áng văn bất hủ - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Trận đánh đưa người nông dân vào văn học

Trở về với những năm tháng bi hùng trong phong trào vũ trang kháng Pháp nửa cuối thế kỷ XIX, sau khi thành Gia Định và sau đó đại đồn Chí Hòa cũng thất thủ (tháng 02/1861), Pháp thừa thắng đánh lan ra và chiếm một số vùng xung quanh. Ở Long An, một mặt trận chống giặc hình thành rộng khắp từ Bến Lức qua Cần Đước, Cần Giuộc đến Tân An,... do các thủ lĩnh nghĩa quân: Nguyễn Trung Trực, Bùi Quang Diệu, Phạm Tiến, Phan Văn Đạt, Trịnh Quang Nghị,... chỉ huy dưới ngọn cờ của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định.

Tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc được đặt cạnh trục đường Quốc lộ 50

8 thg 5, 2022

Người Biên Hòa viết Tuyệt tình ca

Tuyệt tình ca là tuồng cải lương tuyệt hay mà hầu như người miền Nam trước 75 ai cũng biết và yêu thích. Soạn giả của vở cải lương này là bộ đôi, trong đó một người là soạn giả lừng danh Hoa Phượng. Cái tên Hoa Phượng thường đi chung với tên Hà Triều để tạo thành cặp bài trùng Hà Triều - Hoa Phượng, với vô số tuồng cải lương được khán giả yêu thích, như: Khi hoa anh đào nở, Thái hậu Dương Vân Nga, Con gái chị Hằng, Mưa rừng, Tấm lòng của biển, Sông dài, Nửa đời hương phấn,... Chính vì vậy, khi biết một trong hai soạn giả của Tuyệt tình ca là Hoa Phượng thì người ta dễ dàng suy ra ngay người còn lại là Hà Triều. Trong chương trình Paris by Night số 52 mang tên Giã từ thế kỷ phát hành cuối năm 1999 có trích đoạn Tuyệt tình ca do hai nghệ sĩ Thành Được, Phượng Liên trình diễn, MC gạo cội Nguyễn Ngọc Ngạn cũng đã giới thiệu tuyệt phẩm Tuyệt tình ca là của hai tác giả Hà Triều - Hoa Phượng.


Út Trà Ôn và Út Bạch Lan trong vở cải lương Tuyệt tình ca. Ảnh chụp màn hình

Nguyễn Đình - dòng họ vang danh trên quê hương cách mạng

Trên quê hương của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập ở xã Cẩm Hưng - huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có một dòng họ nổi danh với truyền thống cách mạng, đó là dòng họ Nguyễn Đình (chi 6, phái 3).

Theo gia phả dòng họ ghi lại, Nguyễn Đình chi 6, phái 3 (gọi tắt là chi tộc) có lịch sử gần 200 năm, cụ tổ là Nguyễn Đình Trín và vợ là Phan Thị Thường. Hai cụ sinh được 6 người con, trong đó, 3 người con trai, 3 người con gái.

Gia phả chi tộc Nguyễn Đình còn ghi lại tên tuổi các thành viên làm rạng danh dòng họ. Trong ảnh: Con cháu dòng họ Nguyễn Đình trao đổi về gia phả chi tộc.

2 thg 5, 2022

Nguyễn Văn Quá - Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu

Mộ - miếu thờ Nguyễn Văn Quá là nơi an táng và thờ cúng anh hùng Nguyễn Văn Quá, người đã cùng lãnh binh Phan Văn Hớn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu vào ngày 08/02/1885. Ông là người Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ngày nay, miếu thờ ông được người dân và chính quyền địa phương chăm sóc. Câu chuyện về người anh hùng Nguyễn Văn Quá vẫn được lưu truyền tới tận hôm nay.

Từ thầy dạy võ đến phó lãnh binh

Nguyễn Văn Quá là anh hùng thời chống thực dân Pháp. Ông sinh năm 1831, ở làng Mỹ Hạnh (nay là xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa), vốn là người giỏi võ, hiểu rộng, có lòng thương người nên được người dân trong vùng mến mộ. Ông thường xuyên mở lớp dạy võ cho người dân nên được gọi là thầy võ Quá.

1 thg 5, 2022

Trải nghiệm vườn nho thân gỗ độc đáo ở Đà Lạt

Không chỉ mệnh danh là xứ sở hoa, Đà Lạt còn là nơi nuôi dưỡng nhiều loài cây ăn trái “mới lạ”; một trong số đó là vườn nho thân gỗ độc đáo.

Nho thân gỗ là loại quả "mới lạ" được trồng ở Đà Lạt. Ảnh H. Thắm

Thiên nhiên ưu đãi, ban tặng khí hậu quanh năm mát mẻ và lượng mưa hằng năm khá lớn là ở Đà Lạt điều kiện thuận lợi để các loài hoa và cây ăn trái sinh trưởng, đơm bông, kết trái bốn mùa.

28 thg 4, 2022

Vang danh Nhơn Nghĩa Đường

Màn múa mai hoa thung đặc sắc tạo ấn tượng mạnh với người xem. Ảnh: Thông Hải/VNP

Ngay từ thập niên 30 và 50 của thế kỷ XX, nhiều đội lân sư rồng đã được thành lập tại khu vực Chợ Lớn của Tp.HCM như như: Nhơn Nghĩa Đường, Liên Nghĩa, Thanh Liên, Liên Hữu .... Tuy nhiên, Đoàn lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường là đoàn lâu đời nhất và đã truyền dạy cho bao thế hệ đam mê với bộ môn múa lân sư rồng ở Sài Gòn.

Sự ra đời của Nhơn Nghĩa Đường Việt Nam gắn liền với võ sư Lưu Hạo Lương. Năm 1936, võ sư Lưu Hạo Lương thành lập Đoàn lân sư Nhơn Nghĩa Đường để truyền dạy võ thuật Chu Gia Quyền. Võ sư Lưu Hạo Lương là đệ tử đầu tiên của võ sư Chu Bưu, một trong "Ngũ hổ nhà Chu" ở Tân Hội Trung Quốc. Vì vậy, ông lấy “Chu Quán” hai chữ đi đầu đặt tên là "Đoàn lân Chu Quán Nhơn Nghĩa Đường".

26 thg 4, 2022

Đôi guốc Sài Gòn

Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội.

Theo ông Hoàng Đạo Thúy trong cuốn “Hà Nội thanh lịch”, lúc đó kiểu guốc Sài Gòn được ưa chuộng cùng với áo cánh cổ thìa. Đôi guốc Sài Gòn “thấp gọn và xinh” khiến các cô Hà Nội rất thích: “Các cô khua rất to. Buổi tối mà nghe ngoài hè “lóc cóc, rào rào”, đích thị là rạp hát Thông Sáng tan rồi”.

Phố Hàng Dép, đầu Hàng Bồ là hàng bày nhiều guốc nhất: “chiến thắng trên phản bày hàng là “guốc Sài Gòn”. Nhẹ, gọn, xinh xắn, rẻ tiền, gót sen đi lách cách“không guốc nào sánh kịp”.

Ở Hà Nội cùng lúc có hiệu Phúc Mỹ ở Quán Thánh ném ra loại guốc Phi Mã gót cao lênh khênh đẽo bằng máy, được giới thiệu: “đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm” nhưng loại này “không mở rộng được mấy” “có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân”.

Tiệm bán giày guốc dép ở chợ Tân Định thập niên 1960. Ảnh báo Thế Giới Tự Do tập XIII số 10