Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 12, 2021

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa

Ba khía muối là một trong những đặc sản đặc trưng của tỉnh Cà Mau. Nghề “Muối ba khía” của tỉnh đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Vùng đất Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.

“Muối Ba khía” là nghề truyền thống của một bộ phận người dân vùng rừng ngập mặn Cà Mau.

28 thg 9, 2021

Từ Năm Căn nhớ về... Cư xá 60 căn

Trước đây, đường bộ Việt Nam chỉ tới Năm Căn là hết. Nơi đây là vị trí hợp lưu của sông Cửa Lớn, là điểm giao thương thuận lợi, nên dần dần phát triển thành phố chợ bên sông.

Tượng đài Phan Ngọc Hiển ở Năm Căn

Người ta giải thích xuất xứ tên gọi Năm Căn như sau: Cách đây hơn 2 thế kỷ có một người Hoa tên Chệt Hột đến đây dựng lên 5 căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy (trại đáy là khu trại nơi dân chài phơi lưới và đóng đáy). Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy 5 căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh Năm Căn.

17 thg 8, 2021

U Minh: đạo và người đoàn phong ngạn

Rừng U Minh, vùng đất cực Nam của đất nước, mang trong lòng những tài nguyên quý giá đã thành huyền thoại trong kho truyện trào phúng Bác Ba Phi, tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Hương rừng Cà Mau… Trong những huyền thoại ấy, nghề gác kèo ong và đoàn phong ngạn vẫn sống, vẫn phát triển cho đến ngày nay.

Trong những huyền thoại của U Minh có cọp ba móng, có sấu ăn thịt người và đặc biệt trong truyện của nhà văn Sơn Nam, huyền thoại về loài ong ngũ sắc cho loại mật kỳ diệu có thể luyện thành phương thuốc chữa lành căn bệnh đứng đầu trong tứ chứng nan y. Một vị quan ngự y triều Nguyễn đã từ bỏ quan trường về sống ẩn mình trong góc rừng U Minh. Chàng thợ rừng giỏi nhất U Minh đã tìm ra loài ong quý hiếm ấy mở ra mối tình như chuyện liêu trai.

Nghề ăn ong, gác kèo ở U Minh ly kỳ, huyền hoặc.

Đột nhập U Minh Hạ

Có duyên với đất Cà Mau hơn 40 năm, vậy mà mãi tới tháng 4 năm nay tôi mới có duyên đi gác kèo ong, ăn ong ở rừng U Minh. Đất rừng thu hẹp chỉ còn 1/10 ngày trước nhưng nguồn mật ong U Minh vẫn giàu sức sống. Riêng U Minh Hạ đã khai thác hơn 1.000 tấn mật ong được đánh giá ngon nhất, màu sắc đẹp nhất. Đó chính là nhờ nghề gác kèo ong và giá trị truyền đời, luật bất thành văn của đoàn phong ngạn.

Võ Văn Vinh đang gác kèo ong trong một khoảnh rừng thưa.

8 thg 8, 2021

Muối ba khía - nghề di sản ở Đất Mũi

Tỉnh Cà Mau có nhiều đặc sản nổi tiếng, trong đó ba khía muối là một sản phẩm đặc trưng. Nghề muối ba khía cũng đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Và Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.

Nghề muối ba khía đã có từ xưa tại vùng đất giàu sản vật Cà Mau. Theo lời người dân địa phương, trước đây ba khía có rất nhiều nên đến mùa ba khía “hội” (khoảng tháng 7-9 âm lịch) bà con đi bắt ba khía chở bằng xuồng. Không tiêu thụ hết họ mới nghĩ ra cách muối để bảo quản được lâu hơn.

Hạt ngọc đôi bờ Chắc Băng

“Kinh xáng Chắc Băng”, cái tên huyền thoại đã đi vào lòng người từ thuở khai hoang lập địa. Kênh xáng Chắc Băng không chỉ là trục giao thương chính bằng đường thuỷ mà còn tạo ra những vùng đất trù phú nơi nó chảy qua. Vùng đất tôm - lúa của huyện Thới Bình là một trong số đó.

Chắc Băng xưa - nay

Kênh xáng Chắc Băng nối ngã ba Sông Trẹm tại thị trấn Thới Bình đến ngã ba sông Cái Lớn, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, dài hơn 40 cây số. Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về cái tên Chắc Bằng càng cho ta thấy sự thú vị của con kênh này. Trong cuốn “Bạc Liêu xưa” ghi nhận rằng, cái tên Chắc Băng có từ câu trăn trối của vua Nguyễn Ánh lúc lâm bệnh trong thời gian chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn về đây ("chắc trẫm băng hà..."). Còn theo Nhà văn Sơn Nam lý giải, địa danh Chắc Băng là do đọc trại từ tiếng Cao Miên “Chap tung”, nghĩa là chim chằng bè, loại chim có nhiều ở vùng đất này.

Cách lý giải nào cũng có lý và cơ sở riêng, tuy nhiên, giờ không còn quá quan trọng so với sứ mệnh, giá trị mà con kênh Chắc Băng đã và đang mang lại quanh vùng những nơi nó chảy qua. Kể từ năm 1919, khi thực dân Pháp cho đào mở rộng, kênh xáng Chắc Băng càng trở nên quan trọng trên tất cả các lĩnh vực từ đời sống kinh tế đến văn hoá và quốc phòng.

Dấu xưa Chắc Băng

Nhà ngoại tôi nằm bên bờ kinh Chắc Băng. Mỗi lần về quê ngoại, tôi phải đi bằng ghe hay võ lãi, bồng bềnh trên con kinh ấy. Vì vậy mà địa danh Chắc Băng đã trở thành một ký ức của tuổi thơ tôi. Xuôi theo dòng kinh chừng non một tiếng đồng hồ, nhác thấy ngọn dương già cao ngất ngưỡng bên ngôi chùa trăm năm, chị em tôi lại reo lên: “Tới nhà ngoại rồi!”...

Chắc Băng là một con kinh ở vùng U Minh Hạ, thuộc hai huyện: Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang và Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Kinh Chắc Băng dài hơn 40 km nối liền từ ngã ba sông Trẹm đến đầu Vàm Chắc Băng ra sông Cái Lớn. Đây là con kinh thông thương giữa vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng.

Theo tương truyền của người dân địa phương và học giả Huỳnh Minh trong cuốn “Bạc Liêu xưa”, ngày xưa Chắc Băng là một con kinh nhỏ, chưa có tên. Trong lúc chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cùng vương thất đã đến ẩn náu ở vùng đất này. Phần do hoàn cảnh sống khắc nghiệt phần vì muỗi mòng, rắn rết nhiều vô số kể nên Nguyễn Ánh lâm trọng bệnh. Nghĩ mình không qua khỏi nên ông trăn trối với quan quân rằng: “Cơn bệnh ngặt nghèo này không chữa hết. Chắc trẫm phải băng rồi!”. Nhưng sau đó, nhờ một thầy thuốc ở Thới Bình thôn cứu chữa nên Nguyễn Ánh qua cơn bạo bệnh. Về sau, người ta nhớ câu nói “Trẫm chắc băng” nên đặt tên cho con kinh này là Chắc Băng Hà hay kinh Chắc Băng.

Kinh Chắc Băng bây giờ.

5 thg 8, 2021

Xuôi dòng Chắc Băng

“Hết dịch COVID-19 sẽ làm một chuyến du lịch cho đã đời!”, nhiều người vẫn nói với nhau như vậy trong những ngày giãn cách xã hội. Ngày đó sẽ không xa, tin là như vậy. Và bạn sẽ đi đâu: lên rừng, xuống biển, chu du những cung đèo hay thả lòng nơi thảo nguyên mênh mông... Những ai thích khám phá miền Tây sông nước, chuyến trải nghiệm sau đây hẳn sẽ là gợi ý thú vị.

Phủ thờ Bác Hồ ở kinh Bảy, từ kinh xáng Chắc Băng rẽ vào.

Ðó là hành trình ngồi trên vỏ lãi, xuồng máy, xuôi dòng Chắc Băng huyền thoại để cảm nhận nét dân dã, thơ mộng của miền Tây sông nước.

3 thg 6, 2021

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh

"Ác với nhau chi bằng trêu lẩu mắm, thương nhau lắm thì về xứ U Minh", câu nói chơi nhưng mà thiệt. Sập mưa. Rau rừng rộ lên, dân rừng U Minh dễ hay "tạo nghiệp" khi "bẹo hàng" món lẩu mắm đầy bông.

Rau - bông và món lẩu mắm ngon nhất thế gian - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Phan, anh chàng từ tuốt dưới rừng U Minh (Cà Mau) lên Sài Gòn lập nghiệp, thỉnh thoảng lại làm mếch lòng bè bạn phương xa khi khoe những chuyến về quê. Có gì đâu, miền quê của anh chỉ là vùng rừng có những con kênh thẳng tắp từ bạt ngàn này đến mênh mông khác.

29 thg 3, 2021

Cua Cà Mau, món ngon nức tiếng

Nói đến món ngon, đặc sản Cà Mau thì phải nói đến con cua. Cua biển Cà Mau nói chung, cua biển Năm Căn nói riêng ngon, ngọt, chắc nịch thành từng thớ, gạch béo ngậy, ngây ngất đầu lưỡi. Bởi vậy không quá khi nói rằng, du lịch Cà Mau mà chưa ăn cua thì coi như chưa trọn vẹn một chuyến đi.

Cua Cà Mau đặc sản nổi tiếng

Cua Cà Mau được đánh giá là loại cua ngon nhất cả nước, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao do chúng được nuôi hầu hết ở môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển có độ mặn cao quanh năm, hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ, giàu khoáng chất, sinh vật biển tạo nguồn thức ăn dồi dào cho cua nên thịt cua ngon hơn các vùng khác.

9 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Dân tình mang tiếng 'tham chơi'

Kể cả khi xã, huyện thống nhất 'giải oan' cho dân tình khỏi bị mang tiếng 'tham chơi' khi đặt lại địa danh thành Tham Trơi, thì người miệt sông nước này cũng hay bị hỏi: 'Bộ chơi bời dữ thần ông địa hả?'.

Chính quyền đã thống nhất địa danh Tham Trơi, nhưng nhiều người vẫn quen gọi Tham Chơi - Ảnh: TIẾN TRÌNH

2 thg 3, 2021

Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi)

Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi) tọa lạc tại Kênh Ngang, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá nét văn hóa đặc trưng của vùng đất cực Nam tổ quốc.

Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, tại Rạch Mũi, Cái Rắn, huyện Cái Nước, là con thứ 2 trong một gia đình có 08 anh em. Bác Ba Phi là một lực điền giỏi võ và mê đờn ca tài tử, đặc biệt rất giỏi đờn cò. Sau khi sinh ông, ba mẹ ông do tránh sự truy đuổi bắt lính, phạt vạ và quấy rối của đám quan quân thời chúa Nguyễn đã chạy dạt sang trú ngụ tận Kênh Ngang, thuộc xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời ngày nay.

5 thg 2, 2021

Độc đáo Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc – Cà Mau

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà Mau có nguồn gốc xa xưa được lưu truyền gìn giữ hàng trăm năm. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cũng là dịp để du khách gần xa tìm hiểu về nét đẹp văn hoá của ngư dân miền biển Cà Mau.

Theo lưu truyền trong dân gian và với nguời dân miền biển thì “Cá Ông” là một linh vật hết sức linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì “Ngài” sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi Cá Ông gặp nạn, xác trôi dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng.

Tại cửa biển Sông Đốc, vào năm 1925, sau khi hay tin cá Ông lụy ở Vàm Xáng, bà con ngư dân đã họp bàn cất miếu và thỉnh cốt Ông về thờ, sau đó các cụ mới tìm địa thế thuận lợi để xây lăng theo kiểu đình, miếu cổ xưa. Qua nhiều lần di dời và tôn tạo, hiện nay lăng tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Lăng Ông Nam Hải đang trưng thờ các bộ xương cốt cá Ông trôi dạt vào bờ vào các năm 1951, 1953, 1963…. Đời vua Gia Long năm thứ tư đã sắc phong cho cá Ông là Đại Càn Nam Hải Thượng Đẳng thần mà ngư dân thường gọi là Nam Hải Đại Tướng Quân. Lăng Ông Nam Hải đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật, trao bằng bảo trợ vào tháng 3 năm 2013.

Lăng Ông Nam Hải Sông Đốc được trang hoàng lỗng lẫy vào những ngày lễ hội

30 thg 12, 2020

Thăm làng nghề dệt chiếu truyền thống ở Cà Mau

Cà Mau có nhiều làng nghề dệt chiếu truyền thống như: Tân Thành (thành phố Cà Mau), Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi), Tân Lộc (huyện Thới Bình)… Từ những nguyên liệu như sợi lác, dây đay, dây bố… được nhuộm nhiều màu sắc, những người thợ đã dệt nên những tấm chiếu đa sắc, hoa văn trang trí tinh xảo, độ bền cao, mang thương hiệu riêng của chiếu Cà Mau.

“Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm 
Công anh cực lắm mưa nắng dãi dầu 
Chiếu này tôi chẳng bán đâu 
Tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm…” 

Chiếu Cà Mau là thương hiệu nổi tiếng cả nước, không phải chỉ bởi bản vọng cổ lừng danh “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu do cố nghệ sĩ Út Trà Ôn thể hiện, mà chiếu ở đây được làm bằng thủ công với những bí quyết riêng để tạo nên những chiếc chiếu đẹp và bền.

28 thg 10, 2020

Di tích Bến Vàm Lũng – Điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển

Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng cách TP. Cà Mau gần 100 km theo hướng Quốc lộ 1 về phía Nam, thuộc khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Đây là nơi ghi nhận những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ trên “Đoàn tàu không số” đã vượt hàng ngàn kilomet đường biển, chuyên chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lập nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển. 

Tượng đài Bến Vàm Lũng – Đường Hồ Chí Minh trên biển. 

16 thg 9, 2020

Thăm Khu di tích Lung Lá Nhà Thể – Cà Mau

Khu Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá – Nhà Thể là di tích lịch sử cách mạng thuộc ấp Trần Độ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Địa danh này là niềm tự hào của nhân dân hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu về truyền thống cách mạng của cha ông trong những năm kháng chiến chống Pháp. 

Khu di tích Lung Lá Nhà Thể – Cà Mau 

Cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 15 km, khách du lịch Cà Mau muốn đến thăm di tích có thể đi đường sông theo kinh Rạch Rập rẽ phải vào kinh Lung Lá, hoặc đi đường bộ theo tuyến Quốc lộ 1 đến chợ Nhà Phấn, tại cổng chào rẽ phải đi về hướng tây khoảng 5km nữa là tới. 

7 thg 9, 2020

Khám phá Cồn Ông Trang – Cà Mau

Cồn Ông Trang là cồn cát pha lẫn phù sa, nhô lên giữa cửa sông Cửa Lớn thuộc phân Khu du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Cồn Ông Trang nổi bật với những cồn cát được cây mắm bao phủ một màu xanh bạt ngàn, trông xa như những bức tranh thủy mặc giữa một vùng sông nước bao la. Đây là nơi duy nhất có hai cồn và trở thành điểm đến thú vị cho những ai muốn khám phá vùng đất bãi bồi rộng lớn nơi cực Nam Tổ quốc. 


Xuất phát từ trung tâm huyện Năm Căn, qua cầu Năm Căn rẽ phải, theo con lộ cấp 6 đồng bằng, chưa quá 20 phút đi xe là đến trung tâm xã Viên An (huyện Ngọc Hiển). Từ đây, du khách đi vỏ lãi thêm 15 phút trên cửa sông Cửa Lớn (theo hướng tây) sẽ thấy ngay cồn Ông Trang nhấp nhô sóng biển, xanh xanh giữa mây trời. 

Di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép – Cà Mau

Mỗi khi nhắc đến những chiến thắng hào hùng của quân và dân Cà Mau thì không thể không nhớ đến vai trò liên lạc của Nhà Dây Thép trong cuộc chiến giành độc lập cho dân tộc. Di tích lịch sử Nhà Dây Thép nằm ở vị trí trung tâm thành phố, tọa lạc tại góc đường Lê Lợi – Lý Bôn, khóm 3, phường 2, thành phố Cà Mau. 

30 thg 8, 2020

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm – U Minh – Cà Mau

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm là điểm du lịch sinh thái cộng đồng nằm giữa cánh rừng tràm U Minh Hạ thuộc tuyến Kênh T27, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Tuy vừa mới hoạt động nhưng đã trở thành địa điểm du lịch Cà Mau thu hút đông đảo khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm.

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm – U Minh – Cà Mau

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm có diện tích lên đến 27ha, trong đó có 20ha rừng tràm hơn 4 năm tuổi. Hiện nay Hương Tràm có các mô hình phục vụ du khách: Khu homestay với 6 căn nhà thủy tạ trên ao 4.000
m2 phục vụ ẩm thực; các trò chơi dân gian hấp dẫn: Chạy xe đạp, cầu trượt, cầu treo, chèo xuồng ba lá…

12 thg 8, 2020

Tìm hiểu nghề muối ba khía ở Cà Mau

Nghề muối ba khía của người dân huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được hình thành từ rất lâu. Ở vùng đất Ngọc Hiển, phù sa, dinh dưỡng trong đất dồi dào, tạo điều kiện cho cây mắm, cây đước phát triển, chính vì vậy ba khía tươi luôn dồi dào và có quanh năm. Để dự trữ được lâu, người dân đã sáng tạo nên nghề muối ba khía dùng làm thức ăn cho những chuyến đi rừng, đánh bắt trên biển… Rồi dần dần, ba khía muối được nhiều người biết đến và phát triển cho đến hôm nay. Hiện nghề muối ba khía đã trở thành nghề truyền thống và món ba khía muối trở thành đặc sản Cà Mau vang danh khắp nơi.

Rừng ngập mặn nơi sinh sống cùa con ba khía

Thăm làng nghề cá khoai khô Cái Đôi Vàm – Cà Mau

Cá khoai Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau là sản vật thiên nhiên ban tặng, qua bàn tay lao động của người dân đã trở thành thương hiệu riêng với hương vị thơm ngon đặc trưng.


Theo những người cao niên trong vùng, nghề này ở đây đã có từ lâu đời. Do ở đây gần cửa biển nên khi hộ dân đánh bắt, ngoài bán sản phẩm tươi, họ còn làm khô dự trữ lại để bán tăng thu nhập. Xuất phát từ việc kinh doanh mặt hàng cá khô có lợi nhuận, từ đó người dân ở trong vùng phát triển từ mô hình nhỏ đến nay đã có nhiều cơ sở lớn. Từ tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh, nay họ đã vươn xa ra ngoài tỉnh, thậm chí là xuất khẩu.