Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Phước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Phước. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 5, 2020

Tục Teh Bo’k và lễ quay đầu trâu của người S’tiêng

Trong nhiều phong tục tập quán thể hiện văn hóa lâu đời của người S’tiêng ở Bình Phước, tục Teh Bo’k và lễ hội quay đầu trâu là loại hình văn hóa thuộc phạm vi nhóm cộng đồng, khu vực.

Teh Bo’k có nội dung và hình thức tương tự lễ kết nghĩa của một số dân tộc khác. Có một điều rất dễ nhận diện là tục này gắn liền với lễ hội quay đầu trâu. Teh Bo’k chỉ phổ biến ở nhóm người S’tiêng ở 2 huyện Bù Gia Mập, Bu Đăng và một số ít người Mơnông của địa phương này.

Theo lời kể của nhiều già làng ở vùng Bù Đăng, tục Teh Bo’k và lễ hội quay đầu trâu của người S’tiêng đã hình thành từ lâu đời. Những người con trai trong một nhà sau khi lập gia đình, họ ở nhiều sóc khác nhau. Sợ lâu ngày tình cảm gia đình không còn gắn kết nên họ phải hình thành tục này để các thành viên trong gia đình có dịp kết nối với nhau. Ngoài ra, hình thức này còn tồn tại với những người không phải là anh em ruột trong một gia đình. Song đều có chung đặc điểm về hình thức thực hiện phong tục và tổ chức lễ hội.


Hình ảnh giã gạo quen thuộc của người S’tiêng (Bình Phước) - Ảnh tư liệu

Happy Garden - điểm đến lý tưởng ở Bình Phước

Dù mới đi vào hoạt động nhưng Happy Garden đã trở thành điểm đến lý tưởng của khu du lịch sinh thái, thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh.

Toàn cảnh khu du lịch sinh thái Happy Garden, khu phố 5, phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài

Đến với khu du lịch sinh thái Happy Garden, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị. Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, thiên nhiên trong lành, giúp mọi người quên đi những mệt mỏi, ưu phiền của cuộc sống thường ngày.

15 thg 10, 2019

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào S’Tiêng

Theo Địa chí Bình Phước, thổ cẩm là một loại hàng vải dệt thủ công, có nhiều họa tiết được bố trí xen kẽ, nổi lên trên bề mặt vải giống như thêu. Những hoa văn này đem lại cho tấm vải sự tương phản về đường nét, màu sắc. Ở Bình Phước, ngoài các dân tộc tại chỗ như: S’Tiêng, Mnông, Khmer, còn có một số dân tộc khác như: Tày, Nùng, Mường, Thái... khi di cư đến, họ cũng mang theo nghề dệt thổ cẩm với những nét độc đáo riêng. 

Hiện nay, phần lớn phụ nữ S’Tiêng không còn biết dệt thổ cẩm như trước đây. 

Đối với đồng bào dân tộc S’Tiêng, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của phụ nữ. Các thiếu nữ S’Tiêng tuổi từ 13 đến 15 được bà, mẹ, cô, dì trong nhà truyền lại nghề dệt thổ cẩm. Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo; bằng các nguyên vật liệu sẵn có từ rừng, phụ nữ S’Tiêng đã dệt nên những sản phẩm tinh xảo, có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ vừa mang tính dân gian, vừa mang tính hiện đại của cuộc sống.

15 thg 3, 2019

Đàn đá Lộc Hòa, nhạc cụ chế tác tinh xảo của người tiền sử

Vừa qua, Bộ Đàn đá Lộc Hòa (xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đã vinh dự được Chính phủ ký Quyết định công nhận là bảo vật Quốc gia. Hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Bình Phước. Bảo vật Quốc gia Đàn đá Lộc Hòa - bộ nhạc cụ có kỹ thuật chế tác tinh xảo của người tiền sử, với niên đại trên 3.000 năm. Đây là minh chứng tiêu biểu cho sự hiện diện của người cổ xưa trên mảnh đất Bình Phước, chứng minh bề dày truyền thống của những cư dân đã sinh sống lâu đời trên mảnh đất này.

Đàn đá Lộc Hòa là nhạc cụ có kỹ thuật chế tác tinh xảo của người tiền sử

18 thg 6, 2018

Giá trị văn hóa của người S’Tiêng mãi lưu truyền

Hàng bao đời nay, đồng bào S’Tiêng sinh sống ở phía Nam dãy Trường Sơn đã gắn với những bản sắc văn hoá đậm đà trong đời sống vật chất - tinh thần. Cộng đồng S’Tiêng luôn trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mình và truyền lại cho con cháu qua nhiều thế hệ bằng ngôn ngữ, chữ viết và cả những lễ hội dân gian.

Ở Việt Nam, tỉnh Bình Phước là nơi tập trung người S’Tiêng đông nhất với gần 100.000 người, chiếm 95% tổng số người S’Tiêng trên cả nước. Cũng như các đồng bào dân tộc Tây Nguyên, mỗi buôn làng người S’Tiêng đều có một già làng đứng đầu quản lý - là người giàu kinh nghiệm sống, am hiểu về tập tục, lối sống, có uy tín với dân làng.

Người S’Tiêng gắn kết nhau chặt chẽ với nhau bằng những đặc tính của dân tộc mình qua đời sống hàng ngày, mối quan hệ ứng xử trong gia đình, xã hội… Họ có chữ viết và ngôn ngữ nên sự lưu giữ, kế thừa là khá dễ dàng bên cạnh một hệ thống các giá trị văn hóa từ sự giáo dục của gia đình, dòng tộc và xã hội. Trong gia đình, con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ, được giáo dục, định hướng ngay từ nhỏ để có nhận thức nguồn cội, biết yêu quê hương, đất nước. Điều này phản ánh rõ nét qua các làn điệu dân ca, luôn chất chứa những tình cảm trong từng lời ăn tiếng nói.

Triển lãm chuyên đề “Văn hóa dân tộc S’Tiêng” phản ánh sự đa dạng, phong phú và giàu bản sắc trong văn hóa của cộng đồng dân tộc S’Tiêng.

1 thg 6, 2018

Ngất ngây hương vị rượu cần S’tiêng

Rượu cần của đồng bào S’tiêng có hương vị nồng nàn khác biệt bởi được tạo nên từ vị đắng, vị ngọt, vị cay của cây rừng. Đồng bào S’tiêng đã khéo léo quyện hương vị của cây rừng vào từng bánh men. Nhờ vậy khi “hút” một cần rượu S’tiêng, ta nghe đâu đây hương vị núi rừng tràn về ngây ngất bờ môi.

“Ai lên phố núi Bù Đăng ấy, rượu uống mềm môi chẳng muốn về”. Đó là lời ca của người Bù Đăng quảng cáo về đặc sản quê mình - rượu cần, vừa để giữ chân và thu hút khách gần xa ghé thăm. Gió núi dịu nhẹ, men rượu cần nồng nàn đưa môi, người ta cứ lâng lâng ngất ngây cùng tiếng cồng chiêng, thả hồn bồng bềnh bên lửa trại bập bùng. Tiếng cồng chiêng, lời hát dân ca của người S’tiêng văng vẳng bên tai, tất cả quyện vào nhau khiến lòng người lâng lâng, ngây ngất bên những nét văn hóa lạ - quen của núi rừng.


20 thg 3, 2018

6 đặc sản ăn một lần nhớ mãi ở Bình Phước

Hạt điều, rau nhíp, đọt mây hay thịt lợn thả rong là những món ăn đặc sản Bình Phước khiến người đi xa nhớ mãi.

Hạt điều


Hạt điều là đặc sản nổi tiếng và phổ biến nhất ở Bình Phước. Có thể nói, nhắc đến Bình Phước là nhắc tới những hecta trồng điều rộng mênh mông, cùng với những sản vật từ loại nông sản đặc biệt này. Hạt điều Bình Phước không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài và trở thành thương hiệu của nơi đây.

6 thg 1, 2018

Chùm ảnh "độc" về diện mạo tỉnh Bình Phước năm 1963

Những hình ảnh quý giá về tỉnh Bình Phước năm 1963, khi đó là hai tỉnh Bình Long và Phước Long, do bác sĩ quân đội Mỹ Marv Godner chụp.

Trạm xăng của hãng Shell ở quận An Lộc, tỉnh Bình Long, nay là thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, năm 1963. Ảnh: Smugmug.com

3 thg 11, 2017

Lễ hội Sen Dolta của đồng bào Khơme Bình Phước

Theo phong tục truyền thống, hằng năm cứ vào 2 ngày cuối tháng 8 và mồng 1-9 âm lịch, đồng bào Khơme tại Bình Phước lại nô nức tổ chức lễ hội Sen Dolta hay còn gọi là lễ cúng ông bà. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn và cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng...

Đông đồng bào Khơme Bình Phước đến chùa tham dự lễ hội Sen Dolta

23 thg 10, 2016

Lá bép - đặc sản rau rừng Tây nguyên

Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ở Tây nguyên thường hái lá bép về cải thiện bữa ăn hằng ngày. Trong bài hát Nổi lửa lên em của nhạc sĩ Huy Du còn có câu “Lá bép rau rừng thêm thắm tình anh nuôi”.

Lá bép non - Ảnh: Hoài Vũ 

Lá bép còn có tên là lá bét, rau nhíp, một loại lá rừng, đặc sản của núi rừng Tây nguyên. Nhiều vị lão làng cho biết xưa kia lá bép là món ăn khoái khẩu của loài tê giác. Do đó nơi nào có nhiều cây lá bép là nơi đó có dấu chân tê giác.

17 thg 8, 2015

Ve sầu chiên giòn - món khoái khẩu ở Bình Phước

Ve sầu chiên thơm nức, có vị bùi ngậy và giòn tan trong miệng, là món ăn được người dân Bình Phước ưa thích mỗi dịp hè về.

Ở Bình Phước vào mỗi mùa hè, ve sống nhiều trên các cây điều, chôm chôm hoặc cây rừng. Khi trời sẩm tối là lúc những con ve sầu lột xác từ ấu trùng để trưởng thành và quá trình này diễn ra rất ngắn.

Nếu muốn có món ăn này, người dân phải chọn đúng thời điểm chúng tách mình khỏi lớp vỏ ban đầu, bởi khi lột xác những con ve sầu thân rất mềm, gọi là ve sầu sữa. Chỉ sau khi lột xác khoảng 30 phút, cánh khô cứng lại, ăn sẽ không ngon. 

Người Bình Phước coi ve sầu chiên giòn là đặc sản và thường dùng đãi khách. Ảnh: amthuc 

12 thg 2, 2015

Lên đỉnh Bà Rá

Nằm ở độ cao 750 mét so với mực nước biển, núi Bà Rá (Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước) là một trong ba ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Bà con dân tộc Stiêng bản địa gọi núi Bà Rá là Bơnom Brah hay Yumbra (đỉnh núi thần) bởi nơi đây được coi là chốn linh thiêng với họ. Núi Bà Rá hiện là điểm đến hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thơ mộng và hùng vĩ.

«
          Được khởi công xây dựng tháng 6/2008 với tổng số vốn đầu tư hơn 76 tỷ đồng, hệ thống cáp treo núi Bà Rá được đưa vào sử dụng năm 2013. Tuyến cáp treo này có chiều dài 2.063 mét. Hệ thống cabin có 32 chiếc, chia làm 8 nhóm với 6 chỗ ngồi một cabin. Thời gian cho một hành trình từ ga đầu tiên dưới chân núi đến ga cuối trên đỉnh núi là 12 phút. 
»
Những năm đầu thế kỷ XX, núi Bà Rá vẫn còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”. Chính vì vậy, vào thời kỳ Pháp thuộc nơi đây thành chốn lao tù để giam cầm những người tù cách mạng. Bà Rá cũng là địa danh gắn liền với những chiến công của quân và dân Phước Long trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Ngày nay, núi Bà Rá trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của du khách khi đến thăm tỉnh Bình Phước. Có hai cách để bạn có thể lên tới đỉnh núi Bà Rá. Nếu đi bộ, du khách phải vượt qua 1.767 bậc tam cấp tính từ đồi Bằng Lăng lên đến đỉnh núi. Muốn ngắm toàn cảnh vẻ đẹp của một vùng rộng lớn, bạn có thể ngồi trong những cabin của hệ thống cáp treo Bà Rá. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa là phường Thác Mơ xinh đẹp và hồ thủy điện Thác Mơ. Vào mùa mưa, diện tích nước hồ thủy điện Thác Mơ chiếm tới 12.000 ha như một biển nước xanh thẳm, hòa quyện giữa rừng núi, tạo cho du khách cảm giác thân thiện, được trở 
về cùng thiên nhiên hoang sơ.

Con đường mòn dẫn lên núi Bà Rá xanh mướt hai bên đường.

3 thg 11, 2014

“Cưới vợ trả của” - tập tục lâu đời của đồng bào Stiêng, Bình Phước

Người Stiêng lưu truyền những giá trị văn hóa, quan hệ ứng xử trong đời sống thường ngày mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có tục “cưới vợ trả của”.

Người STiêng có quan niệm, việc cưới không phải là việc riêng của gia chủ, mà cũng là niềm vui và trách nhiệm của cộng đồng, buôn, sóc. Ảnh minh họa

Trong số các dân tộc anh em cùng sinh sống tại tỉnh Bình Phước, người STiêng chiếm số đông và có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Người STiêng có ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết riêng; họ cũng lưu truyền những giá trị văn hóa, quan hệ ứng xử trong đời sống thường ngày mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có tục “cưới vợ trả của”.

29 thg 5, 2014

Gành Hào ơi...!

Tôi không phải dân Bạc Liêu hay Cà Mau nên không gắn bó gì với tên sông Gành Hào hay huyện Gành Hào, nhưng tôi thích nghe bài Đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang của Vũ Đức Sao Biển nên nhập tâm hai tiếng Gành Hào. Gành Hào ơi, nửa đêm ai hát lên câu hoài lang

Bạc Liêu ơi có nhớ chăng ai? 

Thuở ấy thanh xuân, trăng Gành Hào tròn như chiếc gương
Giờ tóc pha sương qua Gành Hào tiếc một vầng trăng

Và rồi khi đi qua Cà Mau, Bạc Liêu, được giới thiệu rằng mình đang đi trên sông Gành Hào thì nghe lòng xao xuyến lạ: đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang...



14 thg 2, 2013

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Nằm trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập không chỉ là nơi bảo tồn các nguồn sinh quyển ở Đông Nam Bộ mà từ đây còn có thể tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa của người S’tiêng, M'Nông cũng như khám phá những tiềm năng du lịch sinh thái độc đáo.

VQG Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032ha, trong đó diện tích vùng đệm là 15.200ha nằm trên 3 xã: xã Bù Gia Mập, xã Đắk Ơ (tỉnh Bình Phước) và xã Quảng Trực (tỉnh Đắk Nông). VQG thuộc vùng đất thấp của Nam Tây Nguyên với hệ thống sông suối gồm các dòng Ðắk Huýt chảy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, Ðắk Sa, Ðắk Ka và suối Ðắk K'me. 

VQG Bù Gia Mập là một trong hai VQG của Việt Nam nằm trong vùng sinh thái rừng khô của trung tâm Đông Dương, thuộc hành lang ưu tiên bảo tồn của Tiểu vùng Mekong. (Ảnh: Nguyễn Luân)

16 thg 1, 2013

Trảng cỏ Bù Lạch

Cách trung tâm huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước hơn 20km, ở xã Đồng Nai có một trảng cỏ xanh rờn đến mênh mông được bao bọc giữa những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, như cách biệt với thế giới bên ngoài. Đó là trảng cỏ Bù Lạch, một thắng cảnh mang đậm hơi thở của tự nhiên và luôn sẵn lòng níu chân du khách ghé thăm. 

Con đường đến với trảng cỏ Bù Lạch quanh co qua những đèo dốc uốn lượn trong rừng càng thôi thúc trí tưởng tượng của chúng tôi về một bức tranh thủy mặc có cả rừng lẫn trảng cỏ mênh mông giữa một vùng trời đất ngoạn mục. Đường đi ngày càng dốc và nhỏ lại, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Hoa sim điểm xuyết một màu tím thơ mộng cho những hàng cây bên đường… Trong không gian vắng lặng, tiếng gió rì rào quyện lẫn tiếng chim rừng, một trảng cỏ xanh bỗng nhiên hiện ra như đang gợn sóng, uốn lượn trước mắt rồi trải rộng đến vô tận. 
Chấm phá trong sự kì diệu ấy là một bàu nước trong vắt, phản chiếu nền trời với mấy đám mây bồng bềnh đang lững thững trôi. Khung cảnh càng trở nên yên bình khi chúng tôi bắt gặp từng đàn trâu đang nhẩn nha gặm cỏ trên trảng cỏ bình yên và rộng lớn. Đằng xa, mấy chú nghé đang nô đùa, làm âm thanh từ những chiếc lon sắt rung rinh dưới cổ thay cho lục lạc vang lên như khúc nhạc trữ tình của núi rừng.


Đồng cỏ xanh xa tít tận chân trời.

10 thg 1, 2013

Đường về sóc Bom Bo

Cơn mưa chiều bất ngờ đổ xuống. Ở cao nguyên, đã mưa là tối đất tối trời. Không gian ướt sũng một mầu tím sẫm in bóng những dãy núi mờ xa. Ði trong tâm tưởng, tôi trở về với vùng đất kiên trung chiến khu Ð xưa. Mỗi chặng đường qua như trải theo những dòng hoài niệm về một thời lịch sử hào hùng và gian khó. Nơi ấy là sóc Bom Bo của những người S'tiêng một lòng theo cách mạng. Vùng đất đẹp như một huyền thoại núi rừng từng là nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ - chiến sĩ Xuân Hồng viết nên ca khúc Tiếng chày trên sóc Bom Bo nổi tiếng.

Vượt hơn 300 cây số, từ Ðà Lạt chúng tôi đến di tích căn cứ Khu 6 anh hùng cuối tỉnh Lâm Ðồng rồi vượt sông Ðồng Nai qua vùng núi rừng Bù Ðăng, Bình Phước. Suốt hành trình là âm hưởng lời ca: 'Người đi xa vắng rồi sẽ có ngày về đường này thăm sóc Bom Bo. Lại nghe tiếng chày nhịp nhàng trên sóc Bom Bo...'. Cắt ngang ngã ba Minh Hưng trên quốc lộ 14, tỉnh lộ ÐT.760 đưa chúng tôi về với căn cứ Nửa Lon xưa. Bom Bo đây rồi, không còn phải tìm đường thêm nữa, vì ngay trước mặt là ngôi trường tiểu học mang tên Xuân Hồng, người nhạc sĩ mà đồng bào S'tiêng coi như thân nhân của họ.


Ngút ngàn trảng cỏ Bù Lạch

Cây mua hiếm hoi mọc trên trảng cỏ Bù Lạch. Ảnh: PK

Vừa ra khỏi bìa rừng, tôi thực sự bàng hoàng khi lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). Một màu xanh ửng vàng lúp xúp sát mặt đất, như tấm thảm ưa nhìn, trải dài hầu như bất tận tới chân trời, giáp bìa rừng xanh thẫm. Chỉ cỏ là cỏ, giống như thảo nguyên của Mông Cổ thu nhỏ.

Trên chặng đường từ ngã ba Minh Hưng, theo quốc lộ 14 chừng 20 cây số tới trảng cỏ Bù Lạch, anh Nguyễn Duy Hồng, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước, luôn miệng nói về khu thảo nguyên rộng khoảng 500 héc ta với 20 trảng cỏ lớn nhỏ nằm giữa khu rừng nguyên sinh trải dài lên tới tận Đắc Nông.


Đêm diệu kỳ ở vườn quốc gia Bù Gia Mập

Cơn mưa ào ạt đổ xuống khi chúng tôi bắt đầu bước chân vào rừng. Mưa chợt đến chợt đi nhanh chóng để lại làn hơi nước mờ mịt trên các dãy núi thấp, con đường trơn trượt báo hiệu một hành trình gian khổ khi khám phá vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Hoàng hôn buông trên vườn quốc gia Bù Gia Mập

Trên con đường ngoằn ngoèo từ ngoài vùng đệm tiến vào vùng lõi vườn quốc gia, những phụ nữ dân tộc Stiêng đang trở về nhà sau một ngày mệt nhọc làm rẫy và tìm kiếm thức ăn cho gia đình. Những khuôn mặt hằn nét mệt mỏi nhưng những chiếc gùi nặng trĩu rau rừng, măng, củi...
Cư dân đầu tiên đón chào chúng tôi là một chú chim diều hâu Milvus Migran dũng mãnh, dưới chân nó là kẻ chiến bại trong cuộc đấu tranh sinh tồn của thế giới tự nhiên, một con rắn cạp nong vàng Bungarus fasciatus. Những con rắn cực độc và là mối đe dọa đối với rất nhiều loài rắn khác giờ đây đã trở thành miếng mồi ngon cho lũ chim non đang chuẩn bị bữa điểm tâm diều hâu mẹ mang về.


23 thg 8, 2012

Ngôi chùa có cổng làm bằng đá tảng độc nhất Việt Nam

Với kiến trúc bằng đá độc đáo ở phần cổng cùng với những sáng tạo điêu khắc tượng phật tinh tế... chùa Đức Hạnh (Bình Phước) từng lập 2 kỷ lục Việt Nam và được nhiều người biết đến.

Chùa Đức Hạnh ở thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; được xây dựng từ năm 1969 do đồng bào từ miền Trung vào sinh sống, lập nghiệp.


Cổng chùa Đức Hạnh. Ảnh: Vietkings.

Hiện, với cổng tam quan và đài Quan Thế Âm bằng đá tảng, chùa Đức Hạnh tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng của các Phật tử bởi thiết kế đặc biệt của nó. Cổng chùa được kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng (như gỗ), cao 5m, rộng 10m. 8 thanh đá này là loại đá khối tự nhiên (đá Iolite nguyên thủy).