Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 7, 2021

Bánh xèo tép Biển Hồ

Trong làn sương trên Biển Hồ, ngư dân vớt tép tươi trong vó đem về làm bánh xèo, món ăn mang vị đậm đà khó quên.

Biển Hồ (hồ T’nưng) là điểm du lịch nổi tiếng Gia Lai, địa danh gắn với câu hát "đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy" có mặt hồ rộng lớn, là nguồn cung cấp nước sạch cho thành phố Pleiku. Cuộc sống ngư dân quanh vùng Biển Hồ dựa vào nguồn thủy sản phong phú như cá, tôm, tép... Món bánh xèo tép Biển Hồ cũng từ đây mà ra, tạo nên một nét đặc trưng cho ẩm thực phố núi.

Biển Hồ mênh mông nước, huyền ảo trong sương, mang đến bức tranh lao động đẹp và yên bình.

23 thg 7, 2021

Xôi xéo - món quà sáng của người Hà Nội

Tuổi thơ tôi, gói quà sáng là xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, có khi là xôi lạc bởi những thứ đó nhà đều trồng được. 10 tuổi, lần đầu tôi được ăn món xôi xéo và hương vị của nó khiến tôi nhớ mãi không quên.

Món xôi xéo - Ảnh Lê Hà

Xôi xéo là sự hòa quyện của gạo nếp, đỗ xanh, hành, mỡ đã đem đến một món quà sáng vô cùng giản dị mà ngon khó tả. Xôi muốn ngon, rền và dẻo thì gạo nấu xôi phải là gạo nếp cái hoa vàng đặc sản vùng đồng bằng trung du Bắc bộ. Hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn ngắn, dẻo thơm đặc biệt.

Nhìn mưa mà nhớ bánh ít trần khoai mì

Bánh ít trần khoai mì với hương vị đặc biệt là món bánh lưu dấu tuổi thơ tôi. Món thanh đạm ấy, với người rời quê sinh sống trên thành phố, còn là kỷ niệm gieo trồng.

Để gói bánh ít trần khoai mì, chỉ cần mài củ mì tươi và dùng liền tại chỗ. Củ mì sau khi nhổ lên, đem vào nhà để qua đêm, hôm sau lột vỏ lại ngâm tiếp vào thau nước sạch một ngày. Làm như vậy cho bột mì được “êm”, tức là ráo mủ, tránh ngộ độc.

Khi vớt ra rửa lại cho sạch sẽ, mài bột nhuyễn, tùy vào kinh nghiệm người làm cho bao nhiêu đường cát vào bột thì bánh được ngọt vừa hoặc có thể không cần thêm đường vào vỏ bánh. Trộn đều bột để chừng 1-2 giờ, để bột ngon và dẻo hơn, sau đó má tôi chuẩn bị làm nhân.

Má tôi vẫn miệt mài làm bánh gửi cho con cháu ở xa

Nhân bánh ít trần khoai mì thường là nhân dừa ngọt. Dừa khô nạo sẵn, trộn với lượng đường nhất định, thêm chút muối, cũng cho vào chảo bắc lên bếp trộn đều, đợi các thứ nguyên liệu kết dính nhau, cho thêm gừng cắt sợi, đậu phộng rang cho dậy mùi thơm. Chảo nhân dừa đảo đều tay xong để nguội là có thể nắn bánh.


Tôi nhớ những năm nhà còn nghèo, sống trong bưng, đường ra chợ không thuận tiện và khó khăn, bọn trẻ con chúng tôi chẳng được quà bánh như con nít bây giờ. Những ngày làm bánh quê trong gian bếp sau hè được xem như nhà có đại tiệc. Bánh ít trần khoai mì là món tôi ưa thích nhất, nên bây giờ má tôi dù tuổi thất thập cổ lai hy vẫn hăng say làm bánh cho con cháu mỗi dịp chúng tôi về quê.

Tôi luôn đảm nhận công đoạn đơn giản, còn những việc như thoa dầu ăn lên lá chuối, nắn nhân, vỗ bột và nắn bánh, đều là việc của người lớn. Bọn trẻ chỉ xúm quanh cười nói, háo hức chờ đợt bánh đầu tiên, khoảng hơn chục cái, được xếp ngay ngắn vào xửng và bắc lên lò hấp.

Công đoạn làm nước cốt dừa rất quan trọng, nước cốt dừa ngon thì càng làm cho món bánh ít trần khoai mì thêm hấp dẫn.


Giở từng lớp lá chuối của cái bánh nóng hổi, mùi thơm của bột mì, của nhân dừa hình như quyện lấy một hương thơm quen thuộc trong ký ức.

Mùa mưa, chúng tôi giâm xuống đất xốp những thân mì, cứ thế đợi giáp năm là có khoai mì làm bánh ăn. Kỷ niệm về những món ăn bình dị luôn có khoai luộc, khoai nướng, chè khoai, bánh bà ba, bánh da lợn, rồi bánh ít trần khoai mì. Tảng sáng, ăn một hai cái bánh ít cũng đủ dằn bụng, trẻ đi học, người lớn ra đồng. Ai “mạnh” ăn, cứ đem theo vài cái nữa, để dành giữa buổi.

Ai từ quê có dịp lên thành phố, đem cho con cháu xa nhà giỏ bánh mới hấp nóng hổi, ăn mà rưng rưng nhớ hai tiếng “quê nhà”.

Diệp Linh

Vị ốc bưu tuổi thơ

Mùa mưa tới cũng là lúc mùa ốc bắt đầu. Trời lâm râm mà ngồi bên bếp lò, ăn con ốc hấp hoặc nướng tiêu xanh thì… đúng bài.

Ốc bươu ngày xưa rất dễ bắt. Mỗi lần ba má xách cái giỏ tre ra ruộng là thế nào lúc trở về cũng có ốc. Chúng đen sẫm, béo tròn, rất khỏe.

Khác với ốc lác, ốc gạo, ốc bươu to hơn nhiều. Mấy đứa nhỏ ăn loại ốc này tưởng như món dân dã, ăn chơi mà quá chừng dinh dưỡng, đứa nào cũng nhận đủ canxi để lớn. Đó là lời má nói, mỗi lúc lui cui bên cái bếp lò, chuẩn bị giã tiêu, nhóm bếp, làm cái món hết sức cầu kỳ để các con ăn.

Ốc được bắt về, đem ngâm nước vo gạo cả ngày trời cho nhả hết bùn. Nếu có ớt thì làm siêng cắt vào 1, 2 trái ớt đỏ. Bầy ốc béo thấy cay là nhả hết bùn, sạch thơm và không còn chút nhớt nào.

Ốc bươu là món ăn trong ký ức tuổi thơ của rất nhiều người

21 thg 7, 2021

Lên Đà Lạt nhâm nhi lẩu gà lá é

Lẩu gà lá é là một món ăn nổi tiếng hàng đầu tại Đà Lạt. Hương vị độc đáo của món ăn khiến du khách phải nhung nhớ mỗi khi rời xa nơi này.

Lẩu gà lá é - chỉ cái tên thôi cũng đã gây tò mò cho du khách. Có thể nói lẩu gà lá é Đà Lạt là một đặc sản rất riêng của phố núi.

Những người đã đến với Đà Lạt khi quay lại nơi đây tìm lẩu gà lá é thường nghĩ ngay đến Tao Ngộ. Quán nằm ở số 5 đường 3/4, Phường 3, cách khu hồ Xuân Hương chỉ tầm 2 km nên rất thuận tiện cho du khách. Chủ quán là anh Tuấn chị Thảo, những người con của Hải Dương vào Đà Lạt lập nghiệp. Anh Tuấn cũng chính là người đầu tiên “sáng chế” ra món ngon đặc biệt này…

Lẩu gà lá é là món ăn cực ngon, hấp dẫn và giá cả phải chăng. Nguồn: jaunty_jan/Instagram

Bok-Lo-Hong: Món ăn độc, lạ của xứ biển Hà Tiên

Thành phố Hà Tiên có vị trí tiếp giáp nước bạn Campuchia và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa...)vì thế trong văn hoá ẩm thực ở địa phương có nhiều sự giao thoa, pha trộn từ đó cho ra đời nhiều món ăn độc đáo mà nơi khác không có.

Bok-Lo-Hong, người dân địa phương hay phát âm là Bốc lò hồng, Bốc lơ hông - là một món ăn của người Khmer sống ở thành phố Hà Tiên biến tấu từ món gỏi (nộm) đu đủ có nguồn gốc từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, nhưng có pha trộn thêm nhiều thành phần và gia vị có sẵn ở địa phương, làm cho món ăn thêm đậm đà, nhiều hương vị.

Nguyên liệu chính của món Bok-Lo-Hong gồm đu đủ xanh sắc sợi dài và Ba khía muối (một đặc sản của miền sông nước Tây Nam Bộ), cùng với rất nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác, như: Tôm khô, mắm ruốc, đậu phộng, ớt, tỏi, nước mắm me, chanh, rau thơm...

Nguyên liệu tôm khô không thể thiếu trong gia vị của món Bok-Lo-Hong.

Cây mùng xứ Nghệ

Phải chăng các nơi khác quê tôi không biết hay không thích món mùng muối, hay cây mùng nước chỉ mọc được ở quê tôi, hoặc vì món dưa mùng không bảo quản được lâu nên không đưa được tới các địa phương xa? Hay mọi người cho rằng đấy là món ăn rẻ tiền, buôn bán lời lãi chẳng bõ bèn nên bỏ qua?

Tôi là dân xứ Nghệ, nơi có đặc sản gió Lào cháy bỏng và những món ăn mặn mòi rặt chất Nghệ. Để rồi dù đã từng nếm đủ mùi vị thức ăn bốn phương, kể cả những món cầu kỳ trong nhà hàng năm sao, nhưng nhắc đến những món ăn quê mình, tôi không khỏi ước ao được ăn lại, nhất là các món làm từ cây mùng.

Mùng quê tôi là loại cây sống dưới nước. Tôi ra Bắc hay vào Nam cũng thấy thứ cây giống vậy, nhưng đó không phải là thứ quê tôi dùng làm thực phẩm. Đấy là mùng ngứa, chỉ làm thức ăn nấu cho gia súc.

***

Mùng là loại cây dễ trồng, dễ sống. Cho nó thẻo đất ven ao ven ruộng, cắm nó xuống, chẳng phải chăm sóc gì, nó sẽ tự lọc bùn, lọc nước, níu ánh mặt trời mà vươn lên, tự nguyện hiến dâng để những món ăn đạm bạc của người lao động quê tôi thành những món ăn thơm thảo.

Dưa mùng là món ăn đơn giản, rẻ tiền, dễ chế biến, dễ kiếm ở các chợ quê xứ Nghệ

Món cuốn Việt - Cuộc viễn du của món ăn bình dân

Ưu điểm nổi trội nhất của món cuốn Việt là chẳng nặng nề cầu kỳ, không hề gây ngán mà luôn để lại trong lòng thực khách sự nhẹ nhàng, tinh tế.

Ẩm thực dù ở bất kỳ đất nước nào cũng chính là ngôn ngữ không lời mang hình ảnh văn hóa của quốc gia đó. Năm 2020, tổ chức kỷ lục thế giới (WorldKings) đã xác nhận Việt Nam là quốc gia có nhiều món cuốn nhất thế giới. Những thức cuốn dân dã, nguyên liệu có thể tìm thấy trong bất cứ căn bếp nào để lại ấn tượng mạnh với thực khách bởi sự thanh đạm, giản dị nhưng lại mang hương vị rất riêng.

Món ăn Việt Nam vốn đa dạng, mang tiếng nói rất riêng của từng vùng miền. Chẳng biết có mặt trong danh mục món ăn từ khi nào nhưng các món cuốn đã trở thành những món ăn quen thuộc của người Việt, có mặt từ góc quán bình dân trong những con hẻm nhỏ đến những bữa tiệc thịnh soạn sang trọng thết đãi khách nước ngoài. Mỗi tỉnh, thành trên khắp Việt Nam hầu như đều có một món cuốn nào đó. Dù phong cách, sự kết hợp các nguyên liệu có khác nhau, tựu trung vẫn là những mùi vị rất riêng của ẩm thực Việt.

Ưu điểm nổi trội nhất của món cuốn Việt là chẳng nặng nề cầu kỳ, không hề gây ngán mà luôn để lại trong lòng thực khách sự nhẹ nhàng, tinh tế. Nét độc đáo nữa, chính là sự đa dạng mà chỉ cần liệt kê hoặc nhìn vào thực đơn món cuốn, có thể khiến ta ngạc nhiên. Có cảm giác như người ta có thể mang ra và cuốn bất kỳ nguyên liệu nào.

Phở cuốn

19 thg 7, 2021

Qua miền bánh căn

Bánh căn giờ đây không còn lạ với khách trong nước, chưa kể khách nước ngoài cũng biết đến món này qua các sách hướng dẫn du lịch Việt Nam.

Nói về bánh căn, tôi có thể “tự hào” mình đã ăn món này trải dài khắp các tỉnh, thành từ Phan Thiết (Bình Thuận) lên Đà Lạt (Lâm Đồng), xuống Phan Rang (Ninh Thuận), Khánh Hòa, Phú Yên… Bánh căn giờ đây không còn lạ với khách trong nước, chưa kể khách nước ngoài cũng biết đến món này qua các sách hướng dẫn du lịch Việt Nam.

Bánh căn có thể xuất phát từ cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. Theo hướng từ Nam ra Bắc, bánh căn dừng lại ở Phú Yên. Vào Nam, bánh căn dừng ở Phan Thiết. Từ Phan Rang, bánh căn băng đèo Ngoạn Mục và dừng ở Đà Lạt.


Phiêu lưu cùng món canh ngó khoai

Có lẽ nhắc đến ngó, người ta sẽ nghĩ ngay đến ngó sen. Bởi ngó khoai là thứ xa lạ với nhiều người, đặc biệt với dân phố thị.

Mùa ngó khoai bắt đầu là khi tiết trời vào hạ, lúc mà những cơn mưa rào bất ngờ đổ ào xuống, chính là thời điểm những cây khoai ngứa nảy mậm. Mậm là phần mọc ra từ rễ của cây, non to chừng ngón tay út, vươn dài hết cỡ phải bằng hai gang tay trên bùn đất. Nhìn những cọng mậm ấy, chỉ nghĩ đến món ngó khoai nấu mẻ đơn giản thôi mà khướu giác và vị giác đã cùng nhau “nhảy múa” rồi.

Giống khoai ngứa có nhiều ở các vùng quê, đặc biệt là vùng quê miền Bắc. Loài cây thường mọc hoang hoặc chỉ được trồng qua quýt ở những chỗ trũng thấp như rìa mương nước, góc ruộng, bờ ao… Tàu và lá khoai ngứa thường được người dân dùng nấu cám cho lợn, riêng ngó khoai (còn gọi bồng khoai, dải khoai…) là món ăn ngon của nhiều gia đình.

Thanh mát gỏi rong bồng bồng

Ngoài hành, tỏi Lý Sơn khá nổi tiếng, thì vùng biển của huyện đảo này còn được xem là “ngôi nhà” của hàng chục loại rong biển. Trong số đó bồng bồng là một loại rong đặc biệc thuộc lớp sụn biển được người dân huyện đảo xem như rau xanh, dùng để chế biến thành nhiều món ăn dân dã, nhưng ngon và lạ miệng...

Đến bây giờ, sau 10 năm kể từ lần đầu tiên đến đảo Bé (Lý Sơn), tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh dung dị, chân chất và đặc biệt hiếu khách của người dân nơi đây. Năm 2011, đảo Lý Sơn chưa có điện, đảo Bé còn hoang sơ, việc đi lại vô cùng khó khăn. Hẳn vậy nên khách từ đất liền ra đảo Bé lúc ấy được người dân quý mến lắm; từ việc nhường từng ca nước ngọt ít ỏi, đến tỉ mẩn chế biến nhiều món ăn ngon để đãi khách. Trong số ấy thì gỏi rong bồng bồng (còn gọi là cum cúm, bìm bìm) là món ăn vương vấn tôi đến tận giờ.

Gỏi rong bồng bồng tuy trông đơn giản, nhưng ngon và lạ miệng. ẢNH: THANH PHONG

6 thg 7, 2021

Lạ miệng đặc sản bún kèn Phú Quốc

Không chỉ gây ấn tượng bởi tên gọi "phát ra âm thanh", bún kèn còn thu hút thực khách nhờ hương vị hấp dẫn, hòa quyện từ nhiều loại nguyên liệu của vùng biển Kiên Giang.

Phú Quốc không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà nơi đây còn níu chân du khách bởi nền ẩm thực đa dạng, hấp dẫn. Bên cạnh những đặc sản nức tiếng, ở Phú Quốc còn có một món tuy ít được biết đến nhưng hương vị đủ khiến ai nấy xốn xang ngay từ lần đầu thưởng thức. Đó là món bún kèn. 

Tuy không được nhiều người biết đến nhưng bún kèn lại là đặc sản nức tiếng miền Tây (Ảnh: @thuxuvu).

5 thg 7, 2021

Món ngon từ vịt nổi tiếng khắp ba miền

Miền Bắc có vịt nướng Vân Đình tẩm ướp vừa miệng, nướng vàng thơm lừng. Miền Nam nổi tiếng với vịt nấu chao đậm đà nhúng lẩu cùng rau sống.

Vịt nướng Vân Đình là món ăn nổi tiếng gắn với địa danh Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Vịt cỏ phải chọn con béo vừa, chắc thịt, khi nướng chín thịt tuy mỏng mà không khô, xương mềm, ngọt, ăn không bị ngấy. Món vịt nướng được tẩm ướp vừa miệng, có màu vàng cánh gián, dậy mùi thơm của gừng, sả chấm cùng nước chấm pha vừa miệng đủ vị chua, cay, mặn rất hấp dẫn thực khách. Ảnh: Ngoisao

Canh rau sam nấu tôm

Sau những đợt nắng nóng của ngày hè, trời đổ mưa, rau sam mọc khá nhiều trên đất vườn nhà. Người dân quê thường hay nhặt rau nấu với tôm sông. Vị chua của rau hòa quyện với vị ngọt của tôm tạo thành món ăn dân dã đã đi vào tiềm thức của bao người. Đây cũng là món ăn giải nhiệt, thanh mát trong những ngày hè oi bức.

Không cần phân bón, thuốc trừ sâu, rau sam ở quê có sức sống mạnh mẽ, vào mùa hè, cứ sau những đợt mưa dông là rau vươn lên nhanh xanh tốt. Ngày đó, nhà ai có mảnh vườn rộng là không cần đến chợ mua rau. Sáng chiều, những người mẹ, người chị hái ram sam chế biến thành nhiều món để gia đình giải nhiệt trong bữa cơm ngày hè. Nào là rau sam luộc chấm mắm nêm, canh rau sam nấu với rau tập tàng, xào tỏi, nấu với thịt heo băm... nhưng bọn trẻ chúng tôi thích nhất vẫn là món canh rau sam nấu với tôm sông.

Canh rau sam giải nhiệt ngày hè. Ảnh: A.N

4 thg 7, 2021

Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt

Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt là món ăn cầu kỳ, tinh tế của người Hà Nội, thường được làm vào mùa hè để giải ngấy và tăng độ tươi mát cho bữa ăn.

Món ăn Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt là món của người Hà Nội xưa, nó thể hiện sự tinh hoa, khéo léo, của người làm bếp, trong cách lựa chọn nguyên liệu và các gia giảm, trong quá trình chế biến, để làm món ăn này cần phải chọn được rau diếp với lá dày, tàu to và hơi đắng, (nếu không có thì có thể dùng rau xà lách để thay thế).

Nguyên liệu phải chọn được hành củ tươi, giống hành Láng ngắn cây, nhỏ củ nhưng rất thơm. tiếp đến là bún được chọn là loại bún răng bừa, loại bún được làm thành các vắt dài (hoặc có thể sử dụng bún rối). Khó nhất của cuốn diếp là giấm bỗng chưng. Phải chọn được bỗng nếp vừa vớt từ nồi nấu rượu ra. Hạt nếp lúc ấy vẫn còn mọng và ngậm rượu, sau đó đem cái bỗng để nguyên cả hạt vắt khô rồi chưng lên với mật mật mía.Thịt lợn là thịt thịt ba chỉ (có lẫn cả nạc và mỡ) sau đó đem đi luộc chín và thái miếng vừa ăn, tôm phải là tôm tươi, thịt săn chắc được đem rang với một chút muối cho vừa miệng.

Tôm để làm món cuốn nhất hạng phải là tôm tươi bắt ở HồTây.

Triết lý âm dương trong ẩm thực xứ Quảng

Khi nói về sức ảnh hưởng triết lý âm dương đến đời sống của người Quảng Ngãi, phải kể đến lĩnh vực ẩm thực. Ẩm thực xứ Quảng là sự hài hòa của âm dương, gắn liền với nó là giá trị đối với sức khỏe.

Từ ngàn xưa, triết lý âm dương luôn gắn bó mật thiết và sâu sắc trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và người Quảng Ngãi nói riêng. Nội dung cơ bản của triết lý âm dương là mọi sự vật, hiện tượng đều có sự kết hợp, chuyển hóa lẫn nhau của hai mặt đối lập theo quy luật “Trong âm có dương, trong dương có âm” và “âm cực sinh dương, dương cực sinh âm”.

Dương là sự biểu lộ của trời, là những thuộc tính mạnh như: Nam, cha, vua chúa, bề trên, sang trọng, ban ngày, ánh sáng, năng lượng, sức mạnh mang tính dương, sức nóng, náo nhiệt... Âm là những thuộc tính mềm yếu như biểu lộ của đất, là: Nữ, mẹ, lạnh, tính trầm...

Cá trê (âm) sau khi nướng lên thường được ăn cùng với nước mắm gừng – loại gia vị có tính nhiệt (dương). Ảnh: Ý THU

“Thân em như trái bần trôi...”

Có lần vô siêu thị thấy có bán “bột bần”, bà xã tôi bèn mua về thử nấu món lẩu chua. Cả nhà ai cũng khen ngon vì lạ miệng mà mùi vị cũng hấp dẫn. Riêng tôi chợt bùi ngùi nhớ đến quê nhà với những mùa bần ổi ra trái lủng lẳng “đặc” trên những nhánh mướt xanh ven sông rạch miền Tây. Đang chạy vỏ lãi ra chợ về, ba tôi tấp vô một bờ kênh hái mớ trái bần tròn tròn, dẹp dẹp vừa chín tới còn xanh mướt vỏ toát mùi thơm chua thanh dễ chịu đến không cầm lòng được...

Ai ăn mắm sặc, bần chua?

Tự lâu đời, mắm là món ăn quen thuộc của cư dân miệt sông nước Cửu Long. Có nhiều loại mắm và cũng có nhiều cách chế biến món ăn. Nhưng có lẽ để được ăn nhanh nhất và dân dã nhất thì món ăn sống là tiện hơn cả. Trong các loại mắm sống, nhất là mắm cá nước ngọt, mắm sặc được coi là “món độc” với dân nhậu. Gọi là “món độc” bởi vì mắm sặc đơn giản chỉ cần lấy trong khạp hay hũ ra là có thể ăn ngay được. Hơn nữa, con mắm sặc không quá to như mắm rô, mắm lóc nên rất vừa miếng ăn.

26 thg 6, 2021

Độc đáo món lá mì của người Tây Nguyên

Thời chiến tranh, mì là loại cây nuôi người kỳ diệu, dễ trồng, hợp với đất rừng nguyên sinh, ăn được cả củ và lá. Nhổ một cây lên lấy củ, phải trồng lại mấy lóng hom giống cho người đến sau có cái mà ăn tiếp. Một cách hành xử đầy chất nhân văn.

Cái món lá mì của người dân Tây Nguyên cũng vì vậy trở thành một nét ẩm thực đặc sắc của miền bazan đất đỏ. Phổ biến nhất trong các món ăn từ lá mì với người Tây Nguyên là anhăm kte (cũng gọi là kte pơlang). Lá mì non cả đọt được rửa sạch, vò kỹ thái hoặc giã nhỏ là nguyên liệu chính cho món anhăm kte. Để thêm vị đắng, người ta cho một ít lá đu đủ, vài quả cà đắng. Ngoài ra có thể cho thêm nắm lá yao (loại dây leo còn gọi là rau ngót rừng), là thứ lá cho vị ngọt của mì chính và tạo màu xanh lá cho món ăn.

Món lá mì xào thịt chua. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Ẩm thực Hà Nội:Từ làng ra phố

Từ bao đời nay, những làng nghề ẩm thực truyền thống của người dân đất Kinh kỳ đã tạo ra những món ăn quyến rũ rồi lan tỏa và hình thành nên hệ sinh thái ẩm thực Việt. Những món ăn đã không còn khoảng cách, từ làng nghề đã ra phố rồi ghi danh trên bản đồ ẩm thực quốc tế. Ẩm thực Hà Nội cứ thế thấm vào lòng du khách bốn phương mang theo hoài bão, khát vọng của người Việt Nam hướng đến cuộc sống hòa bình, an vui.

Làng nghề: “Cái nôi” của ẩm thực Hà thành

Thủ đô Hà Nội có nhiều làng nghề ẩm thực nổi tiếng có chiều dài lịch sử. Mỗi món ăn lại gắn liền với tên gọi của từng làng quê như: Bánh Cuốn - Thanh Trì, Xôi Nếp - Phú Thượng, Cốm Thơm - Làng Vòng, Bún Ngần- Phú Đô, Bánh chưng- Lỗ Khê, Giò chả- Ước Lễ… Không gian của làng nghề ẩm thực luôn gắn liền với không gian của từng hộ gia đình. Từ đời ông - cha - con - cháu cứ tiếp nối nghề truyền thống và luôn giữ gìn những bí quyết riêng trong cách chế biến món ăn để làm nên bản sắc.

Mới đây, Chúng tôi đã về Làng giò chả Ước Lễ, huyện Thanh Oai để cùng trải nghiệm không khí làng nghề nức tiếng. Nghề làm giò chả ở thôn Ước Lễ đã có cách đây khoảng 500 năm. Dưới thời phong kiến, món ăn này rất cao quý và chỉ xuất hiện trong các bàn tiệc của giới thượng lưu. Thời Pháp thuộc, giò chả Ước Lễ đã nổi tiếng với nhà hàng Tân Việt ở Phố cổ, Tân Lợi ở Hà Đông. Vào năm 1958, thương hiệu giò chả Tuyên Thành của làng Ước Lễ đã xuất khẩu giò sang Pháp. Thời bao cấp, giò giả Ước Lễ còn được coi là món ăn xa xỉ.