Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 10, 2022

Mì Xí Mứng ở Biên Hòa

Hồi năm 1983, khi mới chân ướt chân ráo tới Biên Hòa tui đã nghe người ta nói về một tiệm mì có cái tên ngồ ngộ: Mì Xí Mứng (khen ngon là chính). Thú thiệt là cho tới nay tui cũng chưa từng ăn mì Xí Mứng, nhưng vẫn thường xuyên nghe mọi người nhắc tới tên mì này. Khen thì nhiều, nhưng cho rằng mì này chẳng có gì đặc biệt cũng không ít.

Search trên mạng, thấy có nhiều tiệm mì xí mứng... nhưng ở đâu đó chớ không phải Biên Hòa. Điều này chứng tỏ mì xí mứng rất nổi tiếng khiến thương hiệu của nó được nhiều người quan tâm.

Xí mứng là gì? Mì xí mứng xuất phát từ đâu, có phải nguồn gốc ở Biên Hòa hay không? May quá, anh Bùi Thuận đã có bài viết về chuyện này, đăng trong quyển Đậm đà hương vị Đồng Nai của anh. Tui xin mạn phép trích đăng lại dưới đây.

Mì Phước Nguyên, tức mì Xí Mứng ngày nay. Ảnh: Diadiemanuong.com

28 thg 10, 2022

Tem Việt Nam Cộng Hòa của họa sĩ ViVi

Nửa sau thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970, bọn thiếu nhi và thiếu niên cỡ tuổi tui vô cùng ái mộ họa sĩ ViVi vì hồi đó đọc báo Thiếu nhi, Tuổi hoa... ảnh vẽ đẹp quá trời quá đất. ViVi Võ Hùng Kiệt còn là họa sĩ vẽ tem với rất nhiều mẫu tem tuyệt đẹp. Thời đó, tui ghiền chơi tem nên lòng ái mộ của tui đối với ViVi gấp đôi so với người khác. Tui còn nhớ hồi đó đã kỳ công điều tra ra được địa chỉ nhà riêng của anh để gởi thư tới tận nhà, và được anh gởi thư trả lời. Sướng! Hồi đó không có Internet, không có Google... nên việc tìm ra địa chỉ nhà ai đó không dễ đâu nghen, nhứt là đối với một đứa nhỏ mới hơn 10 tuổi như tui. Tui còn nhớ địa chỉ nhà ViVi lúc ấy là 22B, Kỳ Đồng (chính xác đó là địa chỉ nhà ba của anh, như lời anh xác nhận trong thư).

Giờ đây, sau nhiều năm, nhờ phương tiện Internet tui thống kê lại các mẫu tem do ViVi Võ Hùng Kiệt vẽ và được Tổng nha Bưu điện VNCH phát hành cho đến 1975. Thông tin chủ yếu từ nhà sưu tầm tem Nguyễn Bảo TụngForum Vietstamp.net, hình ảnh từ trang Stampworld.com

Năm 1873, từng xôm tụ một hội chợ ở Nam Kỳ

Đầu bài viết, xin được cảm ơn ông bạn đồng khoa (Hán - Ngữ - Văn) nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh vừa gửi cho một tài liệu quá quý! Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, trước nay nổi danh với những công trình nghiên cứu, dịch thuật uy tín (hơn 200 sách dịch và công trình nghiên cứu đã được công bố) đặc biệt là mảng văn hóa Nam bộ. Thi thoảng tôi vẫn được Cao tiên sinh hào phóng ưu ái gửi cho vài tác phẩm.

Duyên gặp

Quà quý lần này là bản sao những số báo của tờ Gia Định báo và Nam Kỳ Lục tỉnh báo xuất bản bằng tiếng Hán và Pháp đã được Cao tiên sinh san định và chú giải.

Quý bởi hai tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam (xin không lầm với Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam) xuất bản năm 1862. Cũng cần nói thêm, sau Gia Định báo và Nam Kỳ Lục tỉnh báo, nhà cầm quyền Pháp cũng cho phép phát hành một số báo khác ở Nam Kỳ thuộc địa như “Phan Yên báo” (1868), “Nông cổ mín đàm” (1900), “Lục tỉnh tân văn” (1910) đã tạo được một hướng đi riêng dù còn giản dị, thô sơ. Đến năm 1892, thời vua Thành Thái, khi “Gia Định báo” đã tồn tại gần 30 năm, người ta mới thấy ở xứ Bắc kỳ bảo hộ có tờ báo đầu tiên được phát hành, đó là tờ “Đông Nam đồng văn nhật báo” nhưng lại bằng chữ nho, mãi 13 năm sau (đầu thế kỷ 20) tờ “Đại Việt nhật báo” mới được xuất bản, và chỉ dùng có một nửa là tiếng Việt.

27 thg 10, 2022

Chuyện hai vị họ Lương

Biên Hòa có 2 ông họ Lương nổi tiếng, đó là Lương văn Lựu  Lương văn Nho.

Ông Lương văn Lựu (1916 - 1992)

Cà phê vợt: Có nơi ở Sài Gòn gì cũng từ từ

Trong khi mô hình nhượng quyền và chuỗi coffeeshop liên tục "mọc lên như nấm", đâu đó ở Sài Gòn vẫn còn những không gian chỉ sáng tinh sương mới cảm nhận được: mùi cà phê, mùi của bình minh, và tiếng ôn tồn của... người già.

Ly cà phê vợt gây nghiện ở Cheo leo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không rõ bắt nguồn từ đâu, nhưng có lẽ mạng xã hội chính là "kẻ dẫn đường" cho những điều cũ kỹ tưởng như đã bị bụi thời gian làm phai màu.

Phở Tứ Hải và giọt nước mắt ngày trở về của thực khách

Vị khách là người Cù Lao Phố đã ra nước ngoài sống hơn 30 năm. Ông gọi một tô phở, ăn rất chậm rồi trào nước mắt nói với bà Lưu Lệ Ánh: “Tôi nhớ quê mà tìm về Việt Nam. Đây đúng là Phở Tứ Hải mấy mươi năm trước tôi ăn. Tôi ơn bà quá”.

Khoảng những năm 30, gia đình nhà Lưu Phổi ở Quảng Đông (Trung Quốc) sống quá chật vật bèn đưa vợ con vượt qua biên giới Việt Trung đến đất Cù Lao Phố mưu sinh. Cù lao Phố xưa là một thương cảng sầm uất của vùng Nam Bộ, có nhiều tên gọi như: Nông Nại đại phố, Đông phố, Bãi Rồng, Cù Châu, là một trong những nơi buôn bán sầm uất bậc nhất lúc bấy giờ.

Ông Lưu Phổi mở một quán cơm nhỏ ở đường Cô Giang. Vốn khéo léo, ông nấu món nào cũng ngon. Quán nhỏ làm ăn phát đạt nhanh chóng thành quán lớn, người Biên Hòa rất chuộng ăn ở đây.

22 thg 10, 2022

Thăng trầm thương hiệu hủ tiếu Ông Cả Cần

Người Sài Gòn trước năm 1975 không ai không biết thương hiệu hủ tiếu và bánh bao Ông Cả Cần. Tương truyền, hủ tiếu ở đây ngon nức tiếng, còn bánh bao làm theo một công thức vô cùng đặc biệt. Thời gian trôi đi, Ông Cả Cần trở thành một phần ký ức, di sản văn hóa trong mỗi người Sài Gòn!

Hiện trên đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, có tới hai tiệm hủ tíu mang tên Cả Cần. Câu chuyện về thương hiệu này khá nhiều thăng trầm, những khách sành ăn thuở xưa khi trở lại, dễ dàng nhận ra, hủ tíu mang tên Cả Cần không còn hương vị thuở trước. Vậy thực hư của thương hiệu này ra sao?

Hủ tiếu Cả Cần chính gốc nức tiếng một thời Sài Gòn chỉ tồn tại từ năm 1969 - 1979

Theo chia sẻ từ con gái ông bà Trần Phấn Thắng - người sáng lập thương hiệu hủ tíu Ông Cả Cần, thì quán ban đầu lấy tên Mỹ Tiên, tên của người con gái đầu. Quán nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 hiện nay.

Cô Năm Sa Đéc được ông chủ mượn tên quảng cáo cho quán. Ảnh: T.L

Bệnh viện hơn 160 tuổi gắn liền lịch sử Sài Gòn

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán thành lập năm 1861, gắn với nhiều sự kiện lịch sử Sài Gòn xưa và từng có cả trại giam, nhà thương điên, phong cùi...


Theo báo cáo về cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861-1862 của Cục Quân y Pháp, Bệnh viện Chợ Quán mở cửa ngày 13/2/1861 như bệnh viện dã chiến nhằm chuẩn bị phục vụ trận đánh đồn Kỳ Hòa diễn ra ngày 24/2/1861. Bệnh viện tọa lạc tại làng Chợ Quán, giữa Sài Gòn - Chợ Lớn thời ấy, bên bờ kênh Người Hoa (Arroyo Chinois) nay gọi là kênh Tàu Hủ.

Đại đồn Kỳ Hòa là một cứ điểm quân sự lớn do triều đình Nguyễn xây dựng nhằm phòng thủ, chống lại các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Khi xảy ra trận chiến, nhiều lính Pháp bị thương được đưa về đồn Cây Mai rồi chuyển đến Bệnh viện Chợ Quán bằng cả đường bộ và đường thủy.

Khi đại đồn này thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chủ hòa, Nam Kỳ dần bị Pháp chiếm đóng hoàn toàn.

21 thg 10, 2022

Lễ hội Nghinh Ông ở Vũng Tàu

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức ở Đình thần Thắng Tam thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là dịp để ngư dân tạ ơn nghề biển, cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc.

Lễ hội Nghinh Ông tại đình Thắng Tam Vũng Tàu năm 2022 diễn ra trong 3 ngày từ ngày 11-13/9 (tức ngày 16, 17, 18/8 Âm lịch) gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Lễ rước Ông diễn ra tại nhà truyền thống Cách mạng (số 1 đường Ba Cu) về đình Thắng Tam ( đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam), cúng giỗ Tiên hiền và các anh hùng liệt sĩ, lễ thỉnh sắc thần, cúng tế Ông Nam Hải, lễ xây chầu đại bội, trình diễn tuồng cổ… Phần hội gồm các trò chơi dân gian vui, khỏe, tái hiện các hoạt động của ngư dân như: câu cá, kéo co nam nữ, đẩy cây, cờ ca rô trên cát, đan lưới; nhảy sạp, cướp cờ, nhà phao leo núi "chinh phục thử thách"; thi thả diều, bắn bi sắt cho ngư dân.. Các hoạt động Lễ hội tổ chức tại khu vực Bãi Trước, miếu Hòn Bà và khu Di tích lịch sử đình Thắng Tam. Tổ chức phần hội tại Khu vực bờ kè biển Cáp treo Vũng Tàu và khu vực cột cờ Bãi Sau.

Các tàu thuyền làm lễ ngoài biển.

20 thg 10, 2022

Mã Đà sơn cước

Nhà văn Lý văn Sâm (1921 - 2000) sinh ra ở xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Ông đã có thời gian dài sống và chiến đấu tại vùng rừng Mã Đà (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Bài ký này do ông viết vào tháng 4/1988 với tư cách một người trong cuộc kể lại chuyện xưa.

Đường mòn trong rừng Mã Đà ngày nay. Ảnh: Mytour.vn

19 thg 10, 2022

Cố nhân sĩ Lương văn Lựu

LƯƠNG VĂN LỰU
1916- 1992

Biên Hòa là vùng đất địa linh nhân kiệt, biết bao công trình tim óc của của những bậc tài danh đã làm giàu cho quê hương xứ Bưởi. Về lãnh vực văn chương chúng ta biết đến Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, Bình Nguyên Lộc và Nguyễn Tất Nhiên. Là người Biên Hòa, chúng ta không thể không nhắc đến một nhân sĩ, một nhà văn đã dành hết phần đời của mình trong việc biên khảo và nghiên cứu cho nền văn học, lịch sử của Tỉnh Biên Hòa. Đặc biệt với tác phẩm giá trị được nhiểu người biết đến “Biên Hòa Sử Lược” của cố Nhân sĩ Lương Văn Lựu.

17 thg 10, 2022

Khảo cứu chùa Giác Lâm từ yếu tố văn hóa, lịch sử

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất và có tuổi thọ đến nay đã được gần ba trăm năm theo chiều dài lịch sử. Ngôi chùa được thành lập từ thế kỉ XVIII – chùa Giác Lâm là tổ đình của dòng Lâm Tế, tại nơi đây chùa lưu trữ hài cốt của tổ Phật Ý. Ngôi chùa cung cấp nhiều giá trị tư liệu lịch sử, về quá trình phát triển, con đường truyền đạo của các vị thiền sư trong các giai đoạn khác nhau.

1. Bối cảnh lịch sử hình thành chùa Giác Lâm

Vào khoảng thế kỷ thứ XVI (1558), quận công Nguyễn Hoàng đến trấn thủ xứ Thuận Hóa. Nhiều lần di dân bắt đầu từ đây, đưa nhân dân ta tiến về vùng đất khai phá phương Nam. Đi kèm theo đó là các nhà sư chúng ta và cả các nhà sư Trung Hoa theo chân với câu: “Bài Thanh, phục Minh” đến vùng Trung-Nam bộ. Từ thuở ban sơ với cuộc di dân, Phật giáo chúng ta cũng đã lan tỏa đến các vùng lân cận như là Biên Hòa, Mỹ Tho… Lúc này, đất tại vùng: “Đồng Nai- Gia Định (nay thuộc vùng đất Nam bộ) còn hoang vu, kinh rạch chằng chịt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đã gây khó khăn không ít khó khăn cho cuộc sống buổi đầu di dân.”[1] Ngoài ra, trong Đại Nam nhất thống chí cũng có viết: “Từ những thế kỷ XV hay XVI đã có những lưu dân Việt Nam tới khẩn hoang lập ấp trên những đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long. Năm 1698 (Mậu Dần), Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia Định và lấy xứ là Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đồng thời dựng dinh Phiên Trấn.”[2] Bởi sự nhập cư đông, cùng với sự gia tăng nơi đó làm cho: “vùng đất Gia Định- Tân Bình vào cuối thế kỷ XVII, trở thành một trung tâm trù phú, với khoảng 200.000 dân”[3] Cũng chính thế, mà giao thông nơi đây rất thuận tiện, tạo nên sự hội tụ của nhiều dân tộc với người dân Khmer.

Lược sử ngôi chùa cổ 300 năm tại đất Sài Gòn: Sắc Tứ Trường Thọ từ thế kỷ XVIII đến 1981

Mở đầu

Trong công cuộc mở cõi về đất phương Nam của các chúa Nguyễn, bấy giờ mới bắt đầu có những cuộc di dân Nam tiến quy mô lớn.

Trong khoảng thời gian đó, thiền phái Lâm Tế Liễu Quán, vốn phát triển mạnh ở miền Trung vào giữ thế kỷ XVIII, đã cùng với những dòng di dân theo nhau đến vùng Phiên Trấn, đệ tử phái Liễu Quán đã vào phủ Tân Bình và lập nên chùa Vĩnh Trường[1], là tiền thân của chùa Sắc Tứ Trường Thọ ngày nay.

Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất trên đất Gia Định Sài Gòn xưa, với gần ba trăm năm tồn tại, là một trong những nơi lưu giữ những giá trị di tích lịch sử – văn hóa của buổi đầu khẩn hoang miền Nam.

16 thg 10, 2022

Hồ Tràm - nơi thư giãn cuối tuần gần TP HCM

Du khách có thể tham gia các hoat động vui chơi giải trí, ngắm hoàng hôn, thưởng thức hải sản tươi... trong hai ngày cuối tuần.

Cách TP HCM khoảng 120 km, Hồ Tràm gây ấn tượng với biển xanh, bờ cát mịn, không gian yên tĩnh, thích hợp để nghỉ dưỡng. Nếu có 2 ngày nghỉ cuối tuần, bạn và gia đình có thể tham quan nhiều điểm đến, thưởng thức hải sản tươi ngon cùng các dịch vụ vui chơi giải trí thú vị.

Đi lại

Có nhiều cách đến Hồ Tràm, phổ biến là bằng xe ôtô cá nhân, xe limousine, xe máy... Di chuyển bằng xe máy được nhiều bạn trẻ và những người yêu thích phượt lựa chọn vì chủ động được thời gian. Nếu đi bằng xe limousine, bạn nên chọn các hãng chạy tuyến TP HCM - Hồ Tràm cho thuận tiện. Hiện nhiều resort như ở The Grand Ho Tram Strip còn có sẵn dịch vụ đưa đón khách từ TP HCM đến Hồ Tràm và ngược lại miễn phí.

Chùa Tông Kim Quang – Sirīsuvaṇṇavaṅsā

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang, còn được gọi là chùa Nước Vàng ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại đường ĐH502, ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Chùa được thành lập theo Quyết định số 6103/UBND-VX ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Quyết định số 027/ QĐ-BTS của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương ngày 20 tháng 3 năm 2019 trên phần đất có diện 3.804 m2 do gia đình đại thí chủ Thái Oanh – Nguyễn Thị Tâm Phượng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Thành (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) cúng dường Hòa thượng Danh Lung (đương vị Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trụ trì chùa Candaraṅsī – số 164/235, đường Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu (phường 7 cũ), quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

15 thg 10, 2022

Chùa BodhiSathārāma Bồ Đề

1. Lược sử ngôi chùa

Bồ Đề, theo tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là tỉnh thức, giác ngộ. Đây cũng là một trong những nội dung cốt lõi của Phật giáo Nam tông. Với ý nghĩa như vậy, chùa Bồ Đề là nơi giúp chúng sanh có thể thấu hiểu được chân lý cao cả của đạo Phật: Giác ngộ, qua đó, giúp họ tự “giải thoát”, vượt qua “bể khổ trần gian”.

Chùa Chà Là – Buddha Vansa Chhulla Moni

1. Lịch sử hình thành

Chùa Chà Là tọa lạc tại ấp Chà Là, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Chùa còn có tên tiếng Pali theo pháp hiệu của Phật giáo Nam tông Khmer là Buddha Vansa Chhulla Moni.

14 thg 10, 2022

Chùa Serey Odom

1. Lược sử về ngôi chùa


Chùa Serey Odom tọa lạc tại ấp 4, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Cổng chùa nằm sát mặt tiền bên trái Quốc lộ 13, theo hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Lộc Ninh. Phía sau chùa là khu vực cư trú đông đúc của đồng bào Khmer.

Trong tiếng Khmer chữ Serey nghĩa là phước báu, Odom là lòng cao thượng. Cũng giống như các chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ, pháp hiệu bằng tiếng Khmer hoặc tiếng Pali thường gặp khó khăn khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Vì vậy, người dân có xu hướng dùng tên địa danh để gọi tên chùa, do chùa Serey Odom nằm tại xã Lộc Hưng nên được gọi tên là chùa Lộc Hưng.

Chùa Sirivansa

1. Lịch sử hình thành

Sirivansa (theo âm Hán – Việt là Hạnh Tâm), là ngôi chùa Khmer duy nhất có mặt tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Chùa tọa lạc tại số 39, đường C2, khu phố Phước Bình, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài. Chùa được khởi công xây dựng ngày 30 tháng 12 năm 2011 và hiện đang tiếp tục hoàn thành các công trình kiến trúc.