Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 10, 2022

Đạp xe và cắm trại giữa rừng Mã Đà

Du khách có thể trải nghiệm đạp xe, chèo SUP, cắm trại bên hồ Trị An tại xã Mã Đà, cách TP HCM khoảng 80 km.

Theo hành trình đạp xe Mã Đà - Trị An, du khách xuất phát từ Biên Hòa, đi theo hướng Văn Miếu Trấn Biên, qua đường hoa dài gần 30 km. Từ tháng 1 đến tháng 5 là mùa hoa giấy rực rỡ nhất. Cung đường với những con dốc lên xuống đem đến thách thức cho người thích chinh phục.

Chùa Sóc Lớn – Rajamahajetavana Rama


1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Rajamahajetavana Rama còn có tên gọi theo địa phương là chùa Sóc Lớn, do chùa tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Tên tiếng Pali của chùa mang ý nghĩa là chùa do Trưởng giả Cấp Cô Độc cùng Thái tử Kỳ Đà trong thành Ba La Nại (thuộc Ấn Độ xưa) xây dựng để dâng cúng Đức Phật tại Hoa viên của Thái tử Kỳ Đà.

Chùa Ki-Ri-Mean-Chey (Sơn Thắng) – Thái Hòa


1. Lược sử ngôi chùa

Chùa Thái Hòa là một trong hai ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer ở tỉnh Đồng Nai1. Chùa tọa lạc trên sườn đồi của núi Ba Chồng, thuộc khu 4, ấp Hiệp Nhất, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, với diện tích khoảng 3.300 m²; cách Quốc lộ 20 khoảng 300 m và cách ngã ba Dầu Giây khoảng 45 km về phía Tây Nam. (Từ ngã ba Dầu Giây, theo Quốc lộ 20 về hướng Bảo Lộc – Lâm Đồng khoảng 45 km). Chùa được Đại đức Lý Xê cùng bà con Khmer trong vùng khởi tạo năm 1963. Ban đầu, chùa có tên gọi là Kirimeanchey (Sơn Thắng). Năm 1980, sau khi Đại đức Lý Xê viên tịch, Đại đức Lý Sang tiếp quản một thời gian và bàn giao cho Đại đức Lâm Ym đến tiếp quản và làm trụ trì ngôi chùa. Đến năm 1986, Đại đức Lâm Ym chuyển đi nơi khác. Từ năm 1986 đến năm 1995, chùa không có trụ trì, quản lý ngôi chùa trong khoảng thời gian này (gần 10 năm) do Ban Quản trị là những Phật tử của chùa, đại diện là ông Châu Phon đảm trách.

Chùa Hoa Sơn – Kiri Buppharam

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Kiri Buppharam ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh 45 km, tọa lạc tại phường Phú Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Từ năm 2007, chùa Kiri Buppharam còn có tên gọi là Hoa Sơn Tự.

Bắt đầu xây dựng từ năm 1968 bởi đóng góp rất lớn từ cộng đồng người Khmer có quê quán từ Đồng bằng sông Cửu Long di cư đến sinh sống quanh vùng.

Chùa Pothiwong

1. Lược sử ngôi chùa

Chùa Pothiwong còn có tên khác là Boddhivansa tọa lạc tại số 21/2, đường Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được Hòa thượng Thạch Âm thành lập vào năm 1960 trên mảnh đất có diện tích 470 m². Tuy nhiên, diện tích hiện nay của chùa chỉ còn khoảng 120 m². Do quá trình đô thị hóa, phần đất phía sau chùa được sử dụng làm đường giao thông. Khi mới thành lập, chùa có tên là Onteskosey. Năm 1975, Hòa thượng Thạch Âm ra nước ngoài định cư, chùa không còn chư tăng Khmer quản lý nên khuôn viên chùa đã bị chiếm dụng làm chỗ chôn người chết. Một thời gian sau năm 1975, chùa được Hòa thượng Giới Nghiêm thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đã đến coi sóc nên ngôi Tam bảo vẫn còn giữ gìn cho đến ngày nay. Năm 1993, Phật tử đã thỉnh Hòa thượng Lâm Ym về làm trụ trì và đặt tên lại cho ngôi tự viện là Pothiwong dưới sự chứng minh của Hòa thượng Giới Nghiêm. Năm 2000, Hòa thượng Lâm Ym viên tịch, chùa được Đại đức Danh Giảng tiếp quản tạm thời. Năm 2001, lãnh đạo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã đề nghị Giáo hội tấn phong Đại đức Tăng Ngọc An làm trụ trì cho đến nay.

10 thg 10, 2022

Biên Hòa trăm năm trước

Bài viết dưới đây của nhà văn Lý văn Sâm có tựa đề Thành phố Biên Hòa bảy mươi năm về trước, đăng trên báo Văn nghệ Đồng Nai số 9 năm 1986. Từ đó đến nay đã 36 năm, do vậy coi như đây là bài viết về Biên Hòa trăm năm trước. Tui xin đăng lại nguyên văn, dựa theo bản in lại năm 2012 của Nhà xuất bản Đồng Nai. Hình ảnh minh họa về Biên Hòa xưa mượn của Mạnh Hải trên Flickr.


THÀNH PHỐ BIÊN HÒA BẢY MƯƠI NĂM VỀ TRƯỚC
(Ki)

Chợ cá Biên Hòa. Ảnh: Mạnh Hải

Chùa Thiên Chơn ở Bình Dương

Bình Dương thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Bình Dương là vùng đất cùng với Mô Xoài tiếp đón dòng người di cư từ Thuận Quảng vào khai phá, tạo dựng cuộc sống mới.

Là vùng đất miền Đông màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và khai thác lâm sản,… nên Bình Dương nhanh chóng thu hút người di cư. Sự có mặt của các nhà sư, vừa chung tay khai phá vùng đất mới, vừa quảng bá tinh thần đạo pháp trong đời sống dân sinh, vừa đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển Phật giáo trên vùng đất mới Bình Dương.

Từ những am tranh đơn sơ, tạm bợ, rồi những ngôi chùa cũng được dựng lên ngày càng khang trang, đông đúc. Bình Dương là nơi có nhiều ngôi chùa cổ có mặt sớm ở vùng đất Nam Bộ, chẳng hạn chùa Hội Sơn (nay là chùa Núi Châu Thới ở Dĩ An) được khai sơn từ đầu thế kỷ XVII, chùa Hưng Long (huyện Tân Uyên) cuối thế kỷ XVII, chùa Hội Khánh ở Thủ Dầu Một vào thập niên 40 của thế kỷ XVIII,… Tất cả đã góp phần tạo nên bức tranh Phật giáo đầy màu sắc.

7 thg 10, 2022

Tượng thờ chùa Bửu Phong ở Đồng Nai

MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đầu du nhập vào xứ Đàng Trong, Phật giáo đã truyền vào theo hai hướng: từ sự di dân vùng Thuận Quảng đi vào và từ Trung Quốc sang, hình thành nên nhiều ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông tập trung tại vùng đất Nông Nại Đại Phố, nay là Biên Hòa – Đồng Nai. Từ đây, Phật giáo đã truyền bá khắp nơi trong cả vùng Đông Nam Bộ. Ngôi chùa ghi nhận có mặt sớm ở Biên Hòa từ thế kỷ XVII trong đó có chùa Bửu Phong. Ban đầu, Phật giáo đã gắn bó với những người đi khai hoang, mở đất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho dân chúng nơi đây. Những vị tu sĩ đã “nhập thế” thực hiện vai trò cầu an cho người sống và cầu siêu cho người chết, mang lại cuộc sống tâm linh bình yên trên vùng đất mới. Sự du nhập của Phật giáo vào vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai là ‘bàn đạp’ để phát triển và truyền bá sang các vùng lân cận. Vì vậy, Phật giáo Đồng Nai có ảnh hưởng đến Phật giáo Bình Dương và miền Tây Nam Bộ.

Chùa Nam Sơn – Giridakkhina Sattharama

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Giridakkhina Sattharama còn có tên là Nam Sơn Tự, tọa lạc tại số 33/18 đường Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đây được xem là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở vị trí cao nhất tại khu vực Nam Bộ, vì nó tọa lạc trên đỉnh núi Tương Kỳ của thành phố Vũng Tàu. Khi lên đến ngôi chùa này, có thể nhìn được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu.

Chùa Giridakkhina Satthamara. Ảnh: Ngọc Thu – năm 2020

Chùa Giridakkhina Satthara do Thượng tọa Quách Thành Sattha xây dựng nên từ năm 1996, nhưng trước đó nó là một am nhỏ do bà Nguyễn Thị Xi (sinh năm 1916) cất lên để làm nơi tu hành theo Phật giáo Bắc tông.

30 thg 9, 2022

Ok om bok: Nghi lễ văn hoá nông nghiệp của người Khmer Tây Ninh

Người Khmer Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hơn 150 năm trước Tây Ninh đã có 4 tổng, 25 làng Khmer sinh sống. Điều đó chứng tỏ bà con Khmer đã có mặt ở vùng đất này rất sớm.

Khi người Việt đến khai hoang mở cõi thì người Khmer đã chung tay xây dựng và phát triển xứ sở này cho đến ngày nay. Hiện tại, bà con Khmer Tây Ninh sống hòa lẫn với các dân tộc khác cũng có, mà sống tập trung thành từng làng riêng biệt cũng có, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu và xã Thạnh Tân (TP. Tây Ninh).

Đám rước quanh chùa Khedol.

29 thg 9, 2022

Khám phá kiến trúc độc đáo của Pháp viện Minh Đăng Quang

Là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng hệ phái Khất sĩ miền Nam Bộ, Pháp viện Minh Đăng Quang nổi bật giữa lòng Sài Gòn với 4 bảo tháp cao ở xung quanh và ở giữa là khu chánh điện. Pháp viện là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm một chốn thanh tịnh, an yên trong tâm hồn.

Pháp viện Minh Đăng Quang hình thành năm 1968 thuộc hệ phái Khất sĩ, ban đầu chỉ gồm ngôi chánh điện nhỏ và một số am cốc bằng tre. Đầu năm 2009, Pháp viện được xây dựng quy mô với nhiều hạng mục. Hiện, công trình là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc, rộng lớn ở ngay Xa lộ Hà Nội (quận 2), cửa ngõ vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ phái Khất sĩ ra đời năm 1944 tại Nam Bộ, do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Nơi đây, ngoài chức năng như một ngôi chùa, còn đào tạo Phật pháp cho các tăng lữ, Phật tử nên được gọi là Pháp viện. 

Pháp viện Minh Đăng Quang nhìn từ trên cao (Ảnh: phattuvietnam.net).

19 thg 9, 2022

Con đường ngắn nhất Sài Gòn

Năm 2016, một bạn trẻ 29 tuổi là Trần Đặng Đăng Khoa đã bỏ thời gian gần nửa năm tìm hiểu thông tin và thực hiện bộ ảnh chụp những con đường ngắn nhất Sài Gòn. Theo đó, Khoa xác định rằng con đường ngắn nhất Sài Gòn là đường Đỗ văn Sửu, nằm ở chân cầu Chà Và, quận 5.

Chung cư Đỗ văn Sửu trên đường Đỗ văn Sửu. Ảnh: Đăng Khoa

18 thg 9, 2022

Những điều thú vị về đảo Long Sơn - Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngoài những điểm tham quan nổi tiếng, cuộc sống đời thường ở hòn đảo sát Vũng Tàu cùng có nhiều điều đáng để khám phá.

Thuộc địa phận thành phố Vũng Tàu, xã đảo Long Sơn nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12 km về phía Bắc. Đây là một điểm đến đặc sắc với những di tích lịch sử và cảnh quan hấp dẫn nhưng chưa được nhiều người ở ngoài Vũng Tàu biết đến.

17 thg 9, 2022

Những món ăn sáng được yêu thích ở Sài Gòn

Phở, cơm tấm, xôi, bún bò, hủ tiếu mì... là những món ăn sáng ở Sài Gòn được nhiều thực khách ưa chuộng.


Cơm tấm: Đây là một trong những món ăn sáng quen thuộc của người Sài Gòn. Phần hạt tấm tơi xốp và thơm, kế đến là bộ ba sườn, bì, chả. Trong đó, sườn được tẩm ướp từ nhiều loại hương liệu, nướng trên bếp than; bì làm từ da heo cắt mỏng, trộn thính... Ăn cơm tấm có mỡ hành, dưa leo, cà chua và đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải. Món ăn hấp dẫn hơn nhờ nước mắm mặn, ngọt, cay.

Bên trong khu mộ cổ hơn 2.000 năm tại TP HCM

Hơn 200 ngôi mộ với nhiều di cốt, đồ tùy táng tại Giồng Cá Vồ, huyện Cần Giờ đang được bảo tồn trước khi đón khách tham quan.


Di tích Giồng Cá Vồ (ấp Hoà Hiệp, xã Long Hòa) cách trung tâm TP HCM khoảng 60 km được phát hiện hơn 30 năm trước. Từ đầu năm 2021, sau lần khai quật đầu tiên (1994), di tích này mới được khai quật trở lại. Các nhà khảo cổ phát hiện 224 mộ chum, 15 mộ đất và các di vật được tùy táng.

14 thg 9, 2022

Vẻ đẹp sông nước TP.HCM nhìn từ trên cao

Sông Sài Gòn cùng nhiều kênh rạch uốn lượn mềm mại như len lỏi bên trong những tòa nhà cao tầng, khiến những góc nhìn về thành phố từ trên cao vừa hùng vĩ, vừa nên thơ.

Con sông biểu tượng của TP.HCM dài 256 km, nhưng chỉ chảy qua địa phận thành phố này 80 km. Người Sài Gòn mỗi khi đi xa về, từ trên máy bay nhìn xuống, nếu thấy đỉnh chóp nhọn của tòa nhà sừng sững và dòng sông rộng lớn là biết mình sắp về đến nhà.

Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Tú (TP.HCM) thực hiện.

Đêm xuống, khung cảnh như một bức tranh vẽ ra từ giấc mơ. Đường Tôn Đức Thắng, quận 1, nối quận 4 bằng cầu Khánh Hội kéo dài đến Bình Thạnh trông giống dải lụa nhỏ vắt qua thành phố, song song với dải lụa khổng lồ của dòng sông chảy cong về cuối chân trời

8 thg 9, 2022

Núi Bà Đen - nóc nhà Nam Bộ

Nằm ở độ cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen được biết đến như là “nóc nhà Nam bộ” và là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh. Kể từ khi hệ thống cáp treo của Khu du lịch Sun World BaDen Mountain thuộc tập đoàn Sun Group đưa vào hoạt động từ đầu năm 2020 thì địa điểm này càng thu hút rất đông du khách đến chinh phục núi Bà Đen và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Tây Ninh.

Tuyến cáp treo Vân Sơn có chiều dài 1.847m gồm 113 cabin, mỗi cabin có sức chứa 10 người, công suất vận chuyển 4.400 khách/giờ, đưa du khách từ chân núi lên đỉnh núi Bà Đen.

6 thg 9, 2022

Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Linh Sơn

 Cùng với nhiều ngôi chùa cổ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, chùa Linh Sơn vẫn giữ được nét cổ kính với kiến trúc “tứ trụ” thường gặp trong các công trình kiến trúc tín ngưỡng - tôn giáo ở Nam Bộ xưa.


Chùa Linh Sơn tọa lạc tại ấp Phú Lợi, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Từ trung tâm thành phố theo đường Quốc lộ 22 đến huyện Hóc Môn, theo đường Tỉnh lộ 15 qua cầu Xáng đến địa phận Củ Chi, xuôi về hướng bắc qua ngã tư Tân Quy khoảng 3km sẽ gặp ngôi chùa Linh Sơn Cổ Tự.

Ngã Tư Quốc tế và những cung đường đi về Thủ

Ngã tư Quốc Tế ở Bình Dương là giao lộ giữa hai con đường Trần Tử Bình và đường Hùng Vương. Khi đến khu vực nầy không ít người phải thắc mắc và đặt câu hỏi rằng tại sao lại có tên gọi là Quốc Tế. Nó đã ra đời trong bối cảnh nào của lịch sử?

Những năm đầu của thế kỷ 20, để đẩy mạnh khai thác tài nguyên thuộc địa, tạo điều kiện thông thương, nên thực dân Pháp lần lượt cho mở rộng những cung đường ở vùng ngoại vi chợ Thủ. Trong số đó có một con đường đất nhỏ nằm cắt ngang bởi hai nhánh chảy của rạch thầy Năng. Đường nầy nối từ tuyến Thuộc Địa Số 2 (sau đổi tên thành Quốc Lộ 13) qua tới đường Charles Rossigneux [1818-1907] (sau 1956 đổi tên đường Lý Thường Kiệt) được đặt tên là đại lộ Léon Gambetta, để tưởng nhớ tới ông Léon Gambetta [1838-1882] một luật sư kiêm chánh trị gia người Pháp, thuộc đảng Cộng Hoà.

5 thg 9, 2022

Chùa Kiểng Phước trong lịch sử ở Chợ Lớn

Chùa Kiểng Phước, tên chữ Hán là 景福寺, mà người Pháp gọi là chùa Clochetons (chùa Tháp Chuông), nằm ở phía bắc phố Sài Gòn ở Chợ Lớn. Chùa Clochetons nằm ở vị trí chiến lược khi ngăn cách vùng Bến Nghé và vùng Chợ Lớn.

Tóm tắt:

Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị Sài Gòn, những ngôi chùa ở Gia Định luôn có những đóng góp đối với tiến trình phát triển lịch sử của Sài Gòn – Gia Định cũng như tiến trình phát triển tôn giáo ở Nam Bộ. Các tác giả muốn nói đến các ngôi chùa nằm trong hệ thống phòng tuyến các chùa của liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Sài Gòn ở những năm đầu đánh Pháp, kéo dài từ chùa Barbet, chùa Mares, chùa Clochetons và chùa Cây Mai. Các tác giả xin giới thiệu kết quả khảo sát chùa Clochetons, tức chùa Kiểng Phước, một trong những cứ điểm phòng ngự quan trọng của liên quân trước sự tấn công của quân thứ Gia Định.