26 thg 9, 2018

Hải sản Sa Huỳnh

Làng phơi thủy sản Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ như là trái tim trong của đại công trường chuyên chế biến các sản phẩm thủy, hải sản khô của tỉnh Quãng Ngải.

Nguồn hải sản được các hộ dân làng Sa Huỳnh chế biến chủ yếu từ cảng cá Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Đây là nơi tập kết thủy sản sau khi đánh bắt của gần 1.500 tàu thuyền, cũng là cảng cá có lượng hải sản giao dịch chiếm 2/3 số lượng toàn tỉnh.

Đức Phổ có vựa muối Sa Huỳnh, đủ để cung cấp cho lĩnh vực chế biến và bảo quản thủy sản. Ngoài ra, với nhân lực dồi dào và kinh nghiệm chế biến thủy sản nên Đức Phổ đủ sức đảm đương trách nhiệm là trung tâm sơ chế thủy, hải sản của tỉnh. Toàn huyện hiện có 20 cơ sở chế biến thủy sản truyền thống, sản phẩm dùng để chế biến chủ yếu là các loại cá, mực tập trung phần lớn ở xã Phổ Thạch.

Làng phơi thủy sản Sa Huỳnh, Quảng Ngãi được coi là "trái tim" của nghề chế biến các sản phẩm thủy, hải sản khô của tỉnh.


Sản phẩm cá khô, mực khô ở Sa Huỳnh được nhiều thị trường ưa chuộng.

Trước khi phơi cá, mực thì người dân sẽ phải sơ chế, làm sạch để đảm bảo vệ sinh.

Cảng cá Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi là nơi tập kết thủy sản sau khi đánh bắt của gần 1500 tàu thuyền. Đây là cảng cá có lượng hải sản giao dịch chiếm 2/3 số lượng toàn tỉnh Quãng Ngãi. 

Công việc sơ chế và phơi thủy sản chủ yếu do phụ nữ đảm nhận.

Sản phẩm mực một nắng của Sa Huỳnh được coi là đặc sản của làng nghề.

Những con mực tươi ngon nằm đón nắng trên những giàn phơi tự chế của người dân Sa Huỳnh. 

Những con cá sắc mầu tươi rói được lấy từ các tàu đánh cá ở cảng cá Phổ Thạnh chuẩn bị được đem đi sơ chế. 
Chị Lê Thị Mai, chủ một cơ sở chế biến và phơi khô hải sản ở Sa Huỳnh cho biết, mỗi ngày cơ sở thu mua trên 3 tấn hải sản, chủ yếu là mực. Với số lượng hàng như trên, mỗi ngày cơ sở cần từ 60 - 100 lao động. Tuy được xem là mùa vụ (vì chỉ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 âm lịch) nhưng nghề này đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình. Sản phẩm làm ra được các tư thương tới tận nơi mua rồi phân bổ đi các tỉnh trong nước để tiêu thụ.

  • Nền Văn hóa Sa Huỳnh được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam Thời kỳ đồ sắt. Trên vùng đất này còn nhiều dấu tích thưở hồng hoang người Việt dựng làng, mở biển, làm gốm, nghề rèn. Vì thế, nghề biển có thể xem là nghề truyền thống nhất, lâu đời nhất của cư dân Sa Huỳnh.
  • Huyện Đức Phổ có trên 40km chiều dài bờ biển, chiếm khoảng 1/3 chiều dài bờ biển của tỉnh, với ngư trường khai thác trên 3.000km2, có 2 cửa biển Sa Huỳnh (Phổ Thạnh) và Mỹ Á (Phổ Quang). Toàn huyện có 6 xã ven biển, dân số chiếm khoảng 47% tổng dân số toàn huyện và có truyền thống làm nghề biển lâu đời.
 
Thực hiện: Công Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét