17 thg 9, 2018

Khám phá tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP.HCM

Ngày 15.9, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM cho mở cửa dinh thự để du khách tham quan nhân ngày Di sản châu Âu. 

Tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp được xây dựng năm 1872 trên đường Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM). Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Dịp này khách tham quan sẽ được tham quan tòa nhà dưới sự hướng dẫn của các nhân viên đang công tác tại Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM.
Ngày Di sản châu Âu là ý tưởng của Bộ Văn hóa Pháp, được bắt đầu vào năm 1984 dưới tên Ngày hội mở cửa cho những di sản lịch sử. Theo đó, Ngày di sản sẽ mở cửa cho khách tham quan những tòa nhà mà ngày thường được dùng cho mục đích khác (hành chính, ngoại giao, kinh tế…). 

Tòa Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM đã gần 150 năm tuổi nằm trên đường Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM). Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Du khách tham quan và chụp ảnh kiến trúc tòa nhà. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Ông Vincent Floreani, Tổng Lãnh sự Pháp tại TP HCM, giới thiệu về kiến trúc và lịch sử của tòa nhà 
Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Tòa nhà được xây dựng từ năm 1872, cùng thời với những tòa nhà chính của Sài Gòn lúc bấy giờ như: Dinh Norodom (1868 - 1873, hiện nay là Dinh Thống Nhất), Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (1863) hay còn gọi Nhà thờ Lớn.

Theo thông tin từ Tổng lãnh sự quán Pháp, thời gian đầu, tòa nhà đã được nắm quyền bởi thống đốc quân đội của thuộc địa, tiếp đó là chỉ huy cấp cao của lực lượng vũ trang ở Nam bộ. Tòa nhà trở thành dinh thự của Đại sứ Pháp vào thời Việt Nam Cộng hòa sau năm 1945. Từ năm 1975 và sau ngày đất nước thống nhất, nơi này được Tổng lãnh sự Pháp nắm quyền. 

Dinh được đại trùng tu vào năm 1959 và gần đây là trong hai năm từ 1998 - 1999 do công ty Glauser thực hiện. Với tinh thần tôn tạo và gìn giữ, không gian kiến trúc, diện mạo của dinh vẫn giữ đúng theo nguyên bản và có rất ít sửa đổi so với bản đồ thiết kế gốc.

Dinh thự Pháp tại TP.HCM được xem là công trình mang tính điển hình – một ví dụ tuyệt vời của nền kiến trúc Đông Dương vào thế kỷ 19. Khách tham quan sẽ có cơ hội khám phá câu chuyện của tòa nhà mang tính biểu tượng này, cũng như những bí mật trong các hành lang ở đó, khi được hướng dẫn bởi chính ông Vincent Floreani, Tổng Lãnh sự Pháp tại TP HCM. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Tòa nhà được xây dựng từ năm 1872, cùng thời với những tòa nhà chính của Sài Gòn lúc bấy giờ như: Dinh Norodom (1868-1873, hiện nay là Dinh Thống Nhất), Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (1863) hay còn gọi Nhà thờ Lớn. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Du khách chụp ảnh lưu niệm ghi lại những hiện vật còn lưu giữ trong tòa nhà. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Du khách tham quan, chụp ảnh những hiện vật như nĩa, muỗng... còn lưu giữ bên trong tòa nhà. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Bàn ăn bên trong tòa nhà. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Dọc hành lang dinh thự được đặt những chiếc ghế sơn mài khảm cẩm thạch có hoa văn độc đáo được chạm khắc tỉ mỉ. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Khu vực phòng khách với nhiều hiện vật, nội thất còn nguyên vẹn được bài trí theo kiến trúc Pháp thời bấy giờ. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Trên tường tại phòng khách treo những bức tranh nổi tiếng "Vườn Xuân" được tạo thành từ 9 bức tranh sắp xếp lại, những bức tranh này là của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 -1993). Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Hoa văn độc đáo được khảm tỉ mỉ trên những bức tranh bên trong dinh thự. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Một vị khách dùng máy ảnh chụp lại nền gạch với gam màu đỏ sẫm được xem là điểm nhấn bên trong phòng khách của dinh thự. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Không chỉ lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị từ thế kỷ 19 ở bên trong tòa nhà, Dinh thự Pháp còn có một công viên riêng rộng hơn 1,5 ha, trong đó có những cây lớn cùng tuổi với dinh thự, và còn là nơi trú ẩn của một “hệ sinh thái” thu nhỏ. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Toàn cảnh mặt chính của dinh thự. Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Ông Vincent Floreani, Tổng Lãnh sự Pháp tại TP HCM, giới thiệu về kiến trúc, lịch sử cho các em học sinh tham quan dinh thự. Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Nguyên Vân - Ngọc Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét