9 thg 8, 2022

Nồng nàn hương thị

Năm nào cũng vậy, khoảng giữa tháng 6 (âm lịch), nếu có dịp đến vùng Bảy Núi, bên cạnh rất nhiều loại đặc sản, mọi người sẽ được thưởng thức thêm một loại trái cây mang hương vị đặc biệt của núi rừng - trái thị. Có lẽ, vì cây thị chưa mang lại nhiều giá trị kinh tế như những cây trồng khác nên hiếm người trồng, người bán. Người tìm mua trái thị đa phần là để tìm về miền ký ức, với hương thơm như làm dịu cả đất trời.

Theo các bậc cao niên trong vùng, khoảng 10 năm trước, cây thị ở vùng Tri Tôn, Tịnh Biên còn nhiều, chủ yếu được trồng ở sâu trong phum, sóc hoặc ở trên núi, cách vài hộ là có nhà trồng từ 3-4 cây. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cây thị của cả vùng Bảy Núi không còn nhiều như trước.

Châu Thị Tế và dấu ấn ở vùng đất biên cương

Là người đã giúp Thoại Ngọc Hầu bình định, phát triển vùng đất Châu Đốc - Núi Sam từ những ngày đầu mở cõi, bà Châu Thị Tế được người đương thời và hậu thế vinh danh bởi những đóng góp to lớn. Ngày nay, tên tuổi của bà vẫn còn lưu danh qua tên núi, tên làng và cả công trình thủy lợi tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ mấy trăm năm qua: Kênh Vĩnh Tế.

Danh nhân mở cõi

Cùng với quá trình mở cõi đất phương Nam, Châu Đốc là nơi có bề dày lịch sử văn hóa hơn 260 năm hình thành và phát triển. Ngay từ thời khai hoang, Châu Đốc có một vị thế chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Tây Nam, với cái thế “tiền tam giang, hậu thất lĩnh”. Đây là vùng địa linh nhân kiệt, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa và cũng là quê hương của nhiều bậc danh nhân, chiến sĩ yêu nước và nhân sĩ trí thức nổi tiếng. Trong đó, bà Châu Thị Tế, nhất phẩm phu nhân của ông Thoại Ngọc Hầu, đã góp công lớn trong việc phò giúp chồng đào kênh nối Châu Đốc - Hà Tiên trong giai đoạn 1819-1824. Khi hoàn thành, công trình này được vua Gia Long vinh danh đặt tên là Vĩnh Tế Hà và cho khắc trên Cao Đỉnh của triều Nguyễn đặt tại sân Thế Miếu ở kinh đô Huế.

4 thg 8, 2022

Về biên giới thưởng thức cá đồng

Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.

Chờ mùa cá đến

Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.

“Tiệc Xoè” miền Tây Bắc


Tương truyền, Xòe có cách đây chừng 10 thế kỷ, lúc đầu chỉ là những động tác đơn giản để con người cùng nắm tay nhau xua đi nỗi sợ hãi trong núi rừng hoang vu khi đêm về, sau đó trở thành điệu múa trong các dịp lập bản, dựng mường, được đưa vào phục vụ các lãnh chúa, rồi dần phát triển rực rỡ trở thành điệu múa nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc. Tháng 12/2021, nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Điều ít biết về thằn lằn núi - loài động vật xấu lạ chỉ có ở núi Bà Đen

Theo người dân địa phương, sở dĩ chỉ núi Bà Đen mới có thằn lằn núi là bởi khu vực này có điều kiện địa hình và khí hậu lý tưởng, thuận lợi cho quá trình sinh sôi, phát triển của sinh vật này.

Nằm ở phía Tây Nam của vùng Đông Nam Bộ, Tây Ninh không chỉ là vùng đất của văn hóa và tôn giáo với nhiều điểm đến mang dấu ấn tín ngưỡng đặc sắc mà còn sở hữu hệ sinh thái đa dạng, cung cấp những loài động, thực vật phong phú. Một trong số đó là thằn lằn núi.

Chúng hiện chỉ được tìm thấy ở khu vực núi Bà Đen, thuộc xã Thạnh Tân - cách trung tâm thành phố Tây Ninh chừng 8km. 

Thằn lằn núi hiện được khuyến cáo không săn bắt, chế biến do số lượng cá thể còn rất ít ở núi Bà Đen

Làng miến Cự Đà, điểm đến thú vị bên sông Nhuệ

Nằm bên dòng sông Nhuệ yên bình và ẩn phía sau khu đô thị Thanh Hà là làng cổ Cự Đà (xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc cổ kính và nghề làm miến nổi tiếng.

Với tuổi đời hơn 400 năm, Cự Đà là làng quê nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mà dấu vết vẫn còn đến ngày hôm nay. Người Cự Đà cũng từng làm nhiều nghề và nghề nào cũng nổi tiếng.

Từ khoảng 30 năm nay, tại Cự Đà xuất hiện nghề làm miến dong.

Vào thời điểm cực thịnh khi mới du nhập, số hộ dân làm miến ở Cự Đà chiếm đến 80%. Nhưng tới nay số hộ làm nghề đã giảm đáng kể. Các cơ sở sản xuất dần được công nghiệp hoá với những máy móc tráng, cắt, sấy tự động, chỉ còn một vài hộ vẫn tráng miến thủ công và cũng chỉ làm khi được khách đặt hàng trước.

Miến dong là nghề "mới" của người dân Cự Đà. Ảnh: Ngọc Yến