18 thg 9, 2021

Mắm đu đủ - món ăn dậy ký ức người miền Tây

Mắm thơm lừng, từng cọng đu đủ giòn, trong veo, thấm vị ngọt của đường mía, thêm chút cay của ớt và nồng nhẹ của tỏi.

Ngày nhỏ mỗi lần tới vụ lúa, tôi hay theo ngoại ra đồng bưng cơm xách nước cho mấy cô chú thợ gặt. Họ hay khen cơm nhà ngoại nấu ngon, ăn xong quên luôn mệt. Giữa trưa trải chiếu ngồi dưới bóng cây mát, gió thổi hiu hiu, dọn nồi cơm nóng, thêm tô canh củ hầm xương, đĩa thịt kho rệu, dưa hấu đỏ và không thể thiếu mắm đu đủ gắp chung với chuối chát cắt lát, nặn miếng chanh chua chua bên trên. Bữa cơm ngày mùa miền Tây có vậy nhưng ai cũng nhớ, cũng thèm.

Mắm đu đủ, hay còn gọi là mắm thái có thành phần chính là đu đủ trộn cùng mắm cá linh hoặc mắm cá lóc, thêm gia vị vừa miệng. Ảnh: Huỳnh Nhi

8 món mắm đặc sản không làm từ cá

Ở miền Bắc có món mắm tôm, mắm cáy nổi tiếng, miền Trung có mắm ruốc, mắm sò và miền Nam có mắm tôm chà, mắm ba khía.

Mắm tôm

Ảnh: Bùi Thủy

Mắm tôm được làm chủ yếu từ tôm, tép hoặc moi biển và muối ăn, sau quá trình lên men, món mắm có màu tím thẫm, sền sệt, mịn, vị mặn mà, ngọt đằm và mùi nồng đặc trưng. Đây là gia vị đặc trưng ở miền Bắc, được dùng trong nhiều món ăn như bún riêu, cà pháo mắm tôm... Riêng với bún đậu, mắm tôm được ví như linh hồn của món ăn, mắm được nêm nếm với đường, ớt, chanh (tắc) cho hợp khẩu vị, thêm dầu sôi, đánh đều cho sủi bọt rồi chấm với thịt luộc, đậu chiên vàng, chả cốm, rau sống các loại...

Đua thuyền Tứ linh ở Lý Sơn

Lễ hội đua thuyền Tứ linh không chỉ nhằm tưởng nhớ Đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa (TK17) đã có công bảo vệ lãnh hải Tổ quốc mà còn là hiện thân của khát vọng chinh phục biển khơi của người dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Với đường đua lên đến hơn 4 hải lý (gần 8km), Lễ hội đua thuyền Tứ linh được giới nghiên cứu công nhận là đường đua thuyền truyền thống dài nhất Việt Nam.


Lễ hội đua thuyền Tứ linh là hiện thân
của khát vọng chinh phục biển khơi
của người Lý Sơn.
Ðến Lý Sơn vào cận ngày Lễ hội đua thuyền Tứ linh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khi đại dịch COVID-19 chưa lan rộng, có thể dễ dàng nhận ra không khí rộn ràng khác biệt hiện diện khắp nơi. Ở sân đình các xã An Vĩnh, An Hải, người dân quây quần trang trí, sơn phết để hoàn thiện những công đoạn cuối cùng chuẩn bị sẵn sàng cho ngày thuyền đua được hạ thủy. Dưới nắng gió đượm vị mặn mòi của biển, sắc mầu của những chiếc thuyền Tứ linh càng lung linh, rực rỡ hơn. Tất cả đều háo hức chờ đón lễ hội đua thuyền bắt đầu.

Trước khi tham dự hội đua thuyền, đại diện các tộc họ ở đội 5 thôn Tây, xã An Vĩnh đến Âm Linh Tự (Nơi thờ tự Hải đội Hoàng Sa) làm lễ cáo Thành hoàng và các vị tiền hiền, xin phép mở Lễ hội đua thuyền Tứ Linh. Ảnh: Trịnh Thông Thiện/VNP

4 thg 9, 2021

Những khu Cư xá ở Long Khánh

Địa danh thị xã Long Khánh nay, trước kia cũng là thủ phủ của tỉnh Long Khánh nơi có Tòa hành chính, dinh Tỉnh trưởng và nhiều cơ quan hành chính cấp Tỉnh đóng chân.

Ngược dòng thời gian vào những năm 1960, tại Long Khánh có Ty Thủy Lâm làm nhiệm vụ quản lý, khai thác rừng và bảo vệ nguồn nước ngầm. Ty Thủy Lâm chỉ có hơn chục nhân viên nhưng xét về nhu cầu cuộc sống thì “an cư mới lạc nghiệp” nên việc xây dựng một chung cư cho công chức cư trú, sinh hoạt, công tác tốt là điều rất cần thiết. Thế là một cư xá mang tên Thủy Lâm ra đời, khu cư xá được xây dựng ngay khu vực gần trụ sở làm việc của Ty Thủy Lâm; đây là cư xá đầu tiên tại tỉnh Long Khánh thời bấy giờ, khu cư xá này hiện nay còn được vài nóc nhà, cũng đã được nâng cấp sửa chữa nhiều lần. Những ai sinh sống lâu đời ở Long Khánh đều biết khu cư xá ấy hiện nay là khu vực Bưu Điện và Chi nhánh điện Long Khánh.

3 thg 9, 2021

Rừng trúc như trong phim kiếm hiệp ở Mù Cang Chải

Rừng trúc 60 năm tuổi ở Púng Luông có không gian xanh mát với hàng trăm nghìn cây, khiến du khách liên tưởng tới những bộ phim kiếm hiệp.

Mù Cang Chải ở Yên Bái được mệnh danh là thiên đường ruộng bậc thang, điểm đến hút khách vào mùa lúa chín. Từ năm 2020, nơi này có thêm những cánh rừng trúc thẳng tắp ở xã Púng Luông, cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 20 km. Nhiều người đến đây ví nơi này như bối cảnh phim kiếm hiệp ngoài đời thực.

Du khách bước theo bậc thang len lỏi khám phá sự trong lành của khu rừng. Ảnh: @tundidauthe/Instagram

Nấm rơm kho tiêu

Mẹ tôi đi chợ về, mang theo một túi nấm rơm để làm món nấm rơm kho tiêu. Đây không chỉ là món tôi yêu thích nhất, mà nó còn gắn bó với tôi từ thuở bé.

Nhà tôi từ xưa đến nay ai cũng rất thích ăn món nấm rơm kho tiêu, vừa ngon lại bổ dưỡng. Cách chế biến món nấm rơm kho tiêu theo kinh nghiệm của mẹ tôi, trước tiên phải chọn mua nấm tròn đều, nguyên vẹn, nhỏ vừa không quá to, không bị dập nát và vẫn còn búp, không bị nở hoa. Nếu nấm để lâu sẽ có mùi hơi mốc, do đó nên chọn nấm có mùi hương thoang thoảng, vì đó là nấm mới.

Món nấm rơm kho tiêu ngon, ngọt. Ảnh: K.Trang