10 thg 5, 2020

Nhịp sống Đầm Nại

Đầm Nại là món quà thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng cho huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) bởi nơi đây có phong cảnh hữu tình và mang lại nguồn lợi thủy sản cho người dân trong vùng.

Từ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đi về hướng Bắc theo đường Yên Ninh khoảng 10km sẽ đến cầu Tri Thủy, cây cầu như ngăn chia Đầm Nại thành hai khu vực hoàn toàn khác biệt. Nếu như bên trái cầu là phần lớn diện tích mặt nước của Đầm Nại nằm yên bình dưới chân dãy núi đá và những làng chài ngư dân thân thiện thì bên phải cầu là chợ cá Làng Nại sầm uất, nhộn nhịp người mua, kẻ bán.

Đầm Nại xưa kia có tên gọi là đầm Hương Cựu (hay Phương Cựu) nằm phía dưới chân núi Hòn Thiên. Đầm Nại còn được ví như lá phổi xanh của của vùng đất nhiệt đới khô hạn này. Nhiều khách du lịch đến đây thoải mái chạy xe dạo quanh đầm, trên bờ hoa giấy nở đỏ rực trên đầu che bóng mát, phía dưới đầm là khung cảnh ngư dân giăng lưới bắt cá.

Đầm Nại là một đầm nước rộng khoảng 1.200ha thuộc huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Luân

Làng nghề đan lát M’nông

Đan gùi tuốt lúa

M’Nông là một trong ba nhóm dân tộc bản địa ở tỉnh Đắk Nông và là cư dân sống lâu đời nhất trên vùng đất này. Văn hóa M’nông nổi bật, có tầm ảnh hưởng lớn và lan tỏa trên khắp vùng đất Đắk Nông nên các nhà nghiên cứu đặt tên cho khu vực này là “Cao nguyên M’nông”. Cuộc sống của người M’nông gắn bó mật thiết với rừng, họ cư trú cả trên vùng đồi núi cao lẫn nơi trũng thấp nên biết dựa vào thiên nhiên để sinh tồn và chiến đấu với kẻ thù bảo vệ bon làng, lãnh thổ trong suốt chiều dài lịch sử. Rừng vừa là mái nhà che chở, vừa cung cấp nguyên vật liệu tự nhiên giúp người M’nông tạo ra những vật dụng phục vụ đời sống.

Làng nghề đúc đồng Long Điền

Long Điền là một huyện nằm trên trục lộ 55 nối liền thành phố Bà Rịa, thành phố Hồ Chí Minh với huyện Xuyên Mộc và tỉnh Bình Thuận. Do vị thế thuận lợi, cách đây 300 năm, những người Việt trên con đường mở đất về phương nam đã chọn vùng đất trù phú này làm nơi an cư và lập nghiệp. Sự quy tụ được nhiều dân cư nhiều nơi về đây sinh sống đã làm cho thôn xóm trở nên đông đúc kéo theo là sự phát triển mạnh của các nghề nông, diên, ngư nghiệp và thương nghiệp, tiếp đó là hàng loạt các nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ những lĩnh vực này ra đời như nghề đóng ghe, nghề đục đá, nghề mộc, nghề làm bún… Đặc biệt là nghề đúc đồng tương đối phát triển. Nhiều sản phẩm bằng đồng của Long Điền đã nổi tiếng khắp thị trường miền tây Nam Bộ.
Nghề đúc đồng ở Long Điền có từ những năm 90 của thế kỷ XVII, đến nay đã được truyền qua nhiều đời. Không một dòng gia phả ghi chép lại và những người thợ đúc chuông cũng không ai biết xóm chuông có từ khi nào và ông tổ của làng nghề truyền thống này là ai. Đúc chuông đồng là một sáng tạo văn hoá độc đáo mang đậm chất dân gian truyền thống. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ đúc phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn như théc chuông, song sườn, vẽ hoa văn, tiết hoạ… Đúc đồng là nghề có một sức sáng tạo độc đáo với những hoa văn phức tạp trên sản phẩm mang đậm nét dân gian truyền thống đòi hỏi người thợ phải có cặp mắt tinh tường, đôi tay khéo léo và phải là những nghệ sỹ bậc thầy về âm thanh. "Quá khứ vàng son" của nghề là vào thời Chúa Nguyễn và thời nhà Nguyễn khi mà triều đình phong kiến còn tồn tại với sự phát triển mạnh của các đền miếu, chùa chiền,…

Nghệ nhân đang thao tác trên sản phẩm.

Người Anh hùng đất Mũi

Nơi đây một con người ghi dấu ấn trong lịch sử về bài ca giữ đất, bảo vệ non sông Tổ quốc, mãi mãi bất tử. Đó là liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển.

Đất mũi Cà Mau luôn luôn xanh tươi với thời gian. Diện tích mỗi ngày một mở rộng. Rừng đước, rừng tràm mỗi ngày một ngát hương. Con sông Cửa Lớn ôm chặt lấy miền đất trẻ cuộn sóng ngày đêm chảy ra biển Đông. Và nơi đây một con người ghi dấu ấn trong lịch sử về bài ca giữ đất, bảo vệ non sông Tổ quốc, mãi mãi bất tử. Đó là liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển.
Âm vang chiến công Hòn Khoai
Cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền chừng 14,50km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đó là một dấu mốc tiền tiêu cho mảnh đất non trẻ được hình thành theo thời gian. Hoang vu, mang nét đẹp thần tiên ẩn giấu với bãi cát vàng trải dài kỳ thú. Cùng với đó là những bãi đá trứng tròn sắp đặt tự nhiên yên hòa dưới làn nước xanh trong bất tận. Sóng vỗ hiền hòa. Ngọn núi điệp trùng rậm rạp và cô đơn giữa biển khơi. Hòn Khoai chỉ cao hơn 300m, với cây đèn biển cục mịch, cần mẫn ngày đêm chiếu sáng về phía chân trời. Ngày ấy còn u tịch hoang vu lắm. Khi thầy giáo Phan Ngọc Hiển ra mở trường dạy học, đảo chỉ có độ mươi người, chủ yếu là những nhân viên trông coi đèn biển trên đỉnh núi, dưới sự chỉ huy của tên sĩ quan Pháp, tên là Oliver. Đó là câu chuyện cách đây 77 năm...

Bia tưởng niệm nơi liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển bị xử bắn cùng đồng đội.

Lễ hội cúng bến nước của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê (Tây Nguyên) có hệ thống lễ hội theo chu kỳ sản xuất. Một trong những lễ hội độc đáo là lễ cúng bến nước. Sau khi kết thúc mùa rẫy, chủ bến nước mời các chức sắc trong buôn đến họp bàn về việc chuẩn bị lễ cúng bến nước.

Lễ nghi nông nghiệp độc đáo
Theo phong tục của người Ê Đê, trong những ngày tổ chức lễ cúng bến nước, không một ai trong buôn được đi rừng, đi rẫy, không được ra suối lấy nước hoặc tắm giặt.

Sau nghi thức cúng thần, các chàng trai và các cô gái sẽ cùng tham gia lễ hội té nước và tắm nhằm cầu mong điều tốt lành. 

Dàn nhạc ngũ âm – tinh hoa văn hóa của người Khmer Nam Bộ

Trong kho tàng văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Nam Bộ, dàn nhạc ngũ âm là sự hội tụ tinh tế của chủ thể văn hóa, không chỉ về sự tài hoa của người diễn tấu, thẩm mỹ âm nhạc truyền thống mà còn chứa đựng trong đó lịch sử - địa văn hóa, phong tục tập quán và khát vọng thuần hậu.

Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa tài hoa
Người Khmer Nam Bộ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, vốn có chung nguồn gốc với người Campuchia và có nguồn gốc gần gũi với các dân tộc Indonesia, Malaysia ở các hải đảo phía Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh sống gần gũi, đồng bào đã hòa hợp với các cộng đồng Chăm, Hoa, Việt tại vùng Nam Bộ. Những sự tiếp nối, giao lưu văn hóa này là nguồn gốc tạo nên bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Dàn nhạc ngũ âm phản ánh rõ nét những đặc điểm này với ảnh hưởng từ âm nhạc cổ truyền Campuchia, Ấn Độ và Indonesia, đã được bản địa hóa. 

Dàn nhạc ngũ âm – nhạc cụ truyền thống của người Khmer. 

Bắt gặp “nàng” Thàn Mát giữa lòng Đà Nẵng

Đầu tháng 5, những chuỗi hoa Thàn Mát nứt ra từ kẻ lá, rũ mình trong gió đêm để hôm sau lại bật ra màu tím kiêu hãnh ngay giữa lòng Đà Nẵng.

Thàn Mát giữa lòng Đà Nẵng. Ảnh: Lê Tuấn 

Thàn Mát là một loài thực vật có hoa trong họ đậu. Cây gỗ nhỏ cao từ 6-10m, tán dày, phân bổ chủ yếu ở rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa.

Săn lộc rừng

Rựa trong tay ông vạch một lối đi. Nhưng có khi vì mải nhìn theo đàn ong mà ông va vào những cành cây vươn ra tua tủa. Mặc kệ, người thợ không thể để đàn ong vượt khỏi tầm mắt 

Dù đã được thợ ong Nguyễn Văn Vọng dọn trước đường quang, tôi cố hết sức chạy theo mà vẫn cách ông cả trăm mét.

Không việc gì phải sợ
Rồi cũng bất ngờ như khi phát hiện đàn ong, ông Vọng khựng lại, tháo chiếc thùng trên vai đặt xuống. Chỉ sau vài cái bới tay xuống đất, đàn ong bên dưới đã ào ào bay ra bu kín người ông, đen rì.

Nhìn thấy cảnh đó, tôi hoảng hốt, lùi lại mấy bước, tay giữ chặt chiếc xô nhựa ông nhờ cầm giúp lúc đi với ý đồ lỡ bị đàn ong xông đến thì có cái mà chụp lên đầu. Nhưng chẳng có con ong nào đuổi theo tôi, tất cả bay vòng vòng, bu bám xung quanh ông Vọng mà thôi.

Độc đáo làng trầu Vị Thủy

Có lẽ ít ai biết ở miền Tây hiện nay có cả một làng trầu với quy mô hàng chục hecta. Đó là làng trầu rộng 32,5ha của khoảng 205 hộ nông dân trồng tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang).

Ngoài trầu, một số hộ dân còn trồng cau. Một buồng cau tốt (sai trái) được bán lẻ với giá khoảng 70.000-80.000 đồng

Hộ có diện tích trồng trầu nhỏ nhất cũng khoảng 50-200
m2, còn hộ có diện tích lớn nhất vào khoảng 2.000-3.000 m2.

9 thg 5, 2020

Nguyên phi Ỷ Lan và các di tích thờ bà tại Hải Dương

Nguyên phi Ỷ Lan có nhiều tên gọi, có tài liệu cho rằng bà tên là Lê Thị Khiết hoặc Lê Thị Yến, Lê Thị Yến Loan, quê tại làng Thổ Lỗi, sau đổi là Siêu Loại, nay thuộc huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). 

Tượng thờ Nguyên phi Ỷ Lan tại nhà Mẫu chùa Đông Cận 

Theo sách Danh nhân Việt Nam, vua Lý Thánh Tông tuổi ngoài 40 mươi mà chưa có con nên rất lo lắng, nghe tin ngôi chùa ở làng Thổ Lỗi linh thiêng bèn đến cầu tự. Dân làng ra xem rất đông, duy chỉ có một người con gái đang cắt cỏ, nhìn kiệu vua đi qua, đứng tựa vào gốc cây lan mà cất tiếng hát.