13 thg 10, 2019

Tìm về đập Cây Gáo

Giữa cánh đồng ruộng liên thôn Hoà Thọ và Vinh Thọ, xã Hành Phước (Nghĩa Hành), vào năm 1965 đã xảy ra vụ thảm sát đập Cây Gáo. Đập Cây Gáo ngày ấy nay không còn, nhưng câu chuyện lịch sử thì vẫn được người dân nhắc đến.

Ông Phạm Ngọc Quân (74 tuổi) ở thôn Vinh Thọ, xã Hành Phước kể: Ngày trước, đập Cây Gáo được nông dân trong xã xây dựng để phục vụ tưới, tiêu cho ruộng lúa. Dọc hai bên bờ đập là gò đất cao, mọc nhiều cây gáo lâu năm đan xen, do vậy nơi đây là nơi ẩn nấp của người dân khi địch mở những cuộc hành quân càn quét.

Tại cánh đồng lúa này là nơi đã xảy ra vụ thảm sát đập Cây Gáo. Ảnh: PV 

Về Cổ Lũy nghe chuyện trăm năm...

Cửa biển Cổ Lũy, xã Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi) không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình được Tâm Minh Hầu Nguyễn Cư Trinh đặt tên “Cổ Lũy cô thôn” trong bài vịnh Quảng Ngãi thập nhị cảnh, mà còn là nơi có nhiều câu chuyện văn hóa, tín ngưỡng ở vùng quê một thời thương thuyền tấp nập. 

Cửa biển Cổ Lũy là nơi hợp lưu của sông Trà Khúc và các chi nhánh của con sông Vệ đổ về dòng sông Vực Hồng, xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa), sông Phú Thọ, xã Nghĩa Phú nối sang. 


Dấu xưa nơi cửa biển 


Hàng trăm năm trước, cửa biển Cổ Lũy là nơi đi, về của các thương thuyền. Từ thượng nguồn, các ghe bầu đưa nông, lâm sản xuống trao đổi, buôn bán. Từ các tỉnh, thành trong Nam, ngoài Bắc và cả nước Trung Hoa... ra vào cửa biển Cổ Lũy để buôn bán hải sản, thương phẩm.

Bà Võ Thị Tâm (96 tuổi), ở thôn Thanh An, xã Nghĩa Phú, nhà gần bên cửa biển Cổ Lũy, cho hay: "Ngày đó, cứ chiều xuống là tàu thuyền tấp nập. Mới sáng tinh mơ, dọc dài ven bờ sông Phú Thọ nhộn nhịp người mua, kẻ bán". 

Sông Phú Thọ, xã Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi). ẢNH: LÊ VĂN THUẬN 

Dân dã cà pháo muối chua ngọt

Từ lâu, cà pháo muối chua đã có trong thực đơn bữa cơm truyền thống của người Việt. Món ăn này bình dị, nhưng lại đậm đà, khó quên. 

Ngày trước, khi ngoại tôi còn khỏe, trước nhà lúc nào cũng trồng dăm ba cây cà pháo. Lúc còn nhỏ, tôi đã cùng bà đi hái cà và được bà chỉ dạy các công đoạn muối cà pháo.

Cà pháo muối chua ngọt ăn cùng thịt, rau luộc là món ăn yêu thích của nhiều người. 

Để làm được món cà pháo muối chua thơm ngon, bà tôi bảo nên lựa những quả cà không quá to. Nếu cà mua ngoài chợ còn tươi, mới hái, thì sau khi mua về, phải đem phơi nắng vài tiếng đồng hồ cho heo héo rồi cắt bỏ phần cuống, nhưng lưu ý đừng cắt quá sát. Sau đó, ngâm cà pháo vào nước muối pha loãng, rồi vớt ra rửa sạch, để ráo.

Thương nhớ cá căn sông...

Cá căn là loài cá có thịt béo, thơm và sống được ở vùng nước chè hai lẫn nước mặn. Song thơm ngon hơn cả vẫn là thịt cá căn sống ở vùng nước lợ nơi cửa sông. Bởi vậy, dù cá căn sông nhỏ và khó tìm hơn so với cá căn biển, nhưng vẫn được nhiều thực khách ưa chuộng.

Cá căn là loài cá có thân hình dẹp, vây cứng tương tự cá rô đồng, nhưng mình màu trắng bạc, có hai sọc đen chạy dọc trên phần thân gần sống lưng. Có lẽ, chính bởi những sọc đen trên thân khá giống loài ong, mà cá căn còn có tên gọi dân dã khác là cá ong.

Nếu như cá căn biển khi lớn có kích thước cỡ bàn tay người lớn, với trọng lượng nửa ký hoặc hơn, thì cá căn ở cửa sông chỉ nhỏ cỡ một đến hai ngón tay. Sống ở vùng nước chè hai, có sự hòa trộn giữa nước biển và nước sông, đã tạo nên hương vị khác biệt cho loài cá căn sông.

Bên trong lớp vảy cá màu trắng bạc là lớp thịt trắng ngần. Ngon nhất là phần thịt ở gần sóng lưng và bụng cá, ăn chỗ này có cảm giác béo, dai và rất ngọt. Thịt cá căn sông có vị ngọt đậm đà, béo và dai, nhưng không làm người ăn cảm thấy ngấy.

Cá căn sông nấu ngọt chấm nước mắm nhỉ là món ăn "gây thương nhớ" của người dân hạ lưu sông Trà Bồng, Trà Khúc. 

Gắn kết di sản cha ông với du lịch làng nghề truyền thống

Ngôi đình làng Nguộn với 29 đạo sắc phong gắn với những danh tích của các vị anh hùng, thành hoàng cùng với bao thăng trầm của làng quê có thể được gắn kết trong hành trình khám phá mảnh đất “danh hương”, “trăm nghề” Thường Tín. 

Niềm tự hào của làng 


Đặt ngay trên đường Quốc lộ 1A, nối giữa làng nghề gỗ Vạn Điểm với phố thị sầm uất nhưng đình làng Nguộn (thôn Nguyên Hanh, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ được vẻ đẹp bình yên, cổ kính. Sân đình rêu phong với tán cây xanh mát, đường đi làm bằng gạch Bát Tràng dẫn lối cho du khách tới thăm và tìm hiểu về “kho báu” của làng - 29 bản sắc phong của 10 đời Hoàng Đế các triều đại như vua Lê Dụ Tông, Lê Đế, Quang Trung, Quang Toản, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định … ban tặng.

Các bậc cao niên trong làng trân trọng 29 đạo sắc phong của cha ông. 

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân