6 thg 7, 2019

Dạ lý hương

Dạ lý hương là một loài hoa mà nghe cái tên thôi đã thấy lãng đãng phiêu bồng. Hoa dạ lý hương không rực rỡ thắm tươi, chỉ là những chùm hoa trắng nhỏ li ti nhưng nhìn xa từng chùm hoa như vậy rất thanh khiết, đáng yêu. Thế nhưng đặc sắc nhất chính là hương hoa, mùi hương chỉ tỏa về đêm, đúng như cái tên dạ lý hương cuả nó. Người yêu hoa đã viết về hương hoa dạ lý như sau:

Hương thơm của dạ lý hương đặc biệt quyến rũ mê hoặc lòng người. Đó là một mùi hương kì lạ, vừa thực vừa ảo, có lúc xa nhưng đôi khi lại gần kề. Hương thơm của dạ lý hương về đem sẽ len lỏi trong gió, dịu dàng, khi thoảng thoảng quấn quýt, lúc lại ào ạt mạnh mẽ.




Bò né me Cai Lậy

Cai Lậy (Tiền Giang) hẻo tiếng trong bản đồ du lịch, ẩm thực, dù gần đây cũng có món như bánh canh vịt mới lên đời… Bữa tháng năm rồi ghé dự đám giỗ ba vợ người bạn, tôi may mắn chạm ngõ với món mới khá hay, lạ: bò né me. 

Vị me, tùy theo khẩu vị, với tôi thì thấy nó thanh và thơm hơn mẻ. Không nồng như giấm bỗng. Chua nhẹ dịu hơn giấm, chanh. Nên lúc nghe giới thiệu sẽ có món bò né me, hay còn gọi là bò nhúng me, tôi rất hóng. Lúc mâm dĩa bày lên thì thấy hơi rắc rối với cái tên. Khác bò nhúng giấm phải có cái nồi để nhúng, ở đây nước me chỉ láng xâm xấp trên dĩa kim loại.

Lại không có né, tránh như món bò né bình thường do có dầu, mỡ nên khi bỏ thịt vào sẽ bắn tung tóe, ở đây chỉ là lớp sốt me, chẳng có gì để văng lên. Không nhúng, không né, vậy gọi gì giờ? Bèn tuân theo luật số đông gọi là món bó né me vậy. Nhưng đó là chỉ mới giới thiệu sơ về cách ăn, đi vào chi tiết thì chẹp, chẹp… xin mời! 


Lúc mới đem lên, món bò né me chưa hấp dẫn lắm về hình thức, nhứt là khi chưa có những dĩa rau, nhưng đừng để hình thức đánh lừa nội dung! 

Khám phá con đường xuyên núi độc nhất ở Tây Bắc

Con đường xuyên núi độc nhất vô nhị Tây Bắc với chiều dài 500 m, nằm giữa lưng chừng núi đá cao chót vót khu vực bản Thẳm (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Hang xuyên núi không chỉ là nơi lưu dấu những chứng tích lịch sử mà còn là địa điển khám phá hấp dẫn của nhiều du khách. 

Hang bản Thẳm hay gọi là hang Thẳm Luông, vốn là sản phẩm tạo hóa của thiên nhiên, nhìn từ xa hang đá trông như một cái hầm chui nằm giữa lưng chừng núi. Năm 1964, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hang được bộ đội Việt Nam cải tạo, phá đá mở đường dẫn lên, từ đó hang trở thành nơi cất giấu vũ khí bí mật của quân đội ta. Năm 1966, hang đá được đục thông thành con đường mòn nhỏ xuyên qua núi, có chiều dài 500 m. Ngày nay, nơi đây đã trở thành con đường qua lại của hàng chục hộ dân. 

Hang Thẳm Luông nằm gần Quốc lộ 6, thuộc bản Thẳm, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, án ngữ trên vách núi đá dựng đứng. 

Người Tày - Nùng xứ Lạng chơi Lảy cỏ trong ngày hội

Trò chơi dân gian Lảy cỏ vẫn được lưu giữ và được đông đảo bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ yêu thích và nhiệt tình hưởng ứng.

Đồng bào dân tộc thiểu số Tày - Nùng sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung khá đông ở Lạng Sơn. Nhờ sinh sống tập trung nên người dân Tày - Nùng vẫn còn giữ được khá nhiều tập quán, nét văn hóa đặc trưng như hát Then, đàn Tính, hát Sli… cùng nhiều truyện kể và trò chơi dân gian gắn liền với các nghi lễ.. 

Những cuộc thi Lảy cỏ luôn thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem. 

Lạc vào làng cam Hiếu Liêm

Du lịch huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, rất phong phú và đa dạng, mang các giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ, giải trí có sức hấp dẫn du khách. Vĩnh Cửu được ví như một vựa trái cây thu nhỏ với những cây trái địa phương nổi tiếng như: bưởi Tân Triều, xoài Phú Lý, cam Hiếu Liêm… 


Đến với Hiếu Liêm, ngoài những cánh rừng già thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai với hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Du khách sẽ có dịp ghé thăm làng cam Hiếu Liêm - nơi được gọi là “thủ phủ” xứ cam của Đồng Nai với các loại cam đa dạng, nổi bật nhất phải kể đến là giống cam sành Hiếu Liêm có vị ngọt tự nhiên và các tép múi căng mọng nước… 

Làng bè nổi Phước An Nhơn Trạch

Nằm trên sông Đồng Nai, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Biên Hòa khoảng 45km, Bè nổi Phước An là địa điểm du lịch khá hấp dẫn đối với du khách gần xa.


Đến với Làng bè Phước An, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên với cảnh quan sông nước thơ mộng, hữu tình, không khí trong lành, mát mẽ. Bên cạnh đó, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác ngồi trên những chiếc ghe vỏ lãi hoặc ghe gỗ để tham quan rừng sác Nhơn trạch, tìm hiểu các hoạt động bắt cua, đánh cá của người dân nơi đây… 

Chùa Hồng Trung Sơn – Thanh tịnh chốn núi rừng

Tọa lạc tại khu vực Nam Cát Tiên, Đồng Nai, ngôi chùa Hồng Trung Sơn hiện lên xinh đẹp, uy nghi giữa những dãy núi thiên nhiên hùng vĩ, với khuôn viên chùa xanh mát bởi những tán cây và vô cùng thoáng đãng ấm áp. Khách du lịch về rừng Nam Cát Tiên có thể đến tham quan ngôi chùa này để tìm chút thư giãn với sự trong lành của rừng núi sơn cước và vẻ thanh tịnh của chốn thiền môn. 


Chùa Hồng Trung Sơn là một điểm tham quan lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch về rừng Nam Cát Tiên. Hàng năm, có hàng ngàn người đã tìm đến Chùa Hồng Trung Sơn để tham dự khóa tu thiền Vipassana do sư cô trụ trì Thích nữ Hằng Liên giảng dạy. 

Ngày mưa thưởng thức lẩu cá kèo Thanh Mai

Lẩu cá kèo là món ăn đặc trưng của ẩm thực Phương Nam, với nhiều món ăn hấp dẫn như lẩu cá kèo lá giang, cá kèo nướng muối ớt, cá kèo chiên…với cách chế biến đa dạng, cá kèo ngày nay đã trở thành món ăn bình dị được nhiều người yêu thích. 


Lẩu cá kèo Thanh Mai (Cù lao Phố - Biên Hòa) nổi tiếng bởi nước lẩu chua cay ngọt thanh ngon độc đáo, hút hồn thực khách, ăn một lần là lại muốn ăn thêm lần thứ hai. Điểm nhấn của quán chính là món lẩu cá kèo trứ danh, bởi nước lẩu ở đây có vị đặc biệt so với các loại lẩu thông thường. Mới ban đầu nhìn những con cá kèo nhỏ xíu bằng ngón tay, da nhớt, khiến nhiều thực khách cũng có phần hơi e ngại khi thưởng thức. Tuy nhiên khi một lần ăn qua rồi bạn sẽ cảm nhận được loại cá này có thịt rất ngọt, mềm rất dễ ăn và bắt “mồi”. Những con cá kèo tươi roi rói, còn quẫy đạp, được thả vào nồi nước đang sôi, trông rất hấp dẫn. 

Ghé quán lẩu cua nổi tiếng Long Thành

Nằm trên tuyến du lịch sầm uất Tp. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu theo hướng Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 51 đến Bà rịa – Vũng tàu, Quán Lẩu Cua Tuấn là địa chỉ yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh mỗi khi đi ngang qua Long Thành, Đồng Nai. 


Quán Lẩu Cua Tuấn có không gian rộng rãi, sạch đẹp, quán có sức chứa hơn 1.000 thực khách. Quán có nhiều khu vực ăn cho khách, ngoài các sảnh ăn chung ở bên ngoài, quán còn có các phòng ăn có máy lạnh cho khách lựa chọn theo nhu cầu, sở thích. 

Những món ngon nổi tiếng ở Long Khánh

Cách TP.HCM 90 km, Long Khánh được coi là “thủ phủ” trái cây của Đông Nam Bộ. Ngoài những miệt vườn, nơi đây còn có rất nhiều điểm đến thú vị và món ăn ngon, hấp dẫn dành cho du khách cùng khám phá và trải nghiệm.

Bún bò huế Cô Hằng 


Quán có tuổi đời hơn 20 năm và là quán bún bò nổi tiếng bậc nhất ở Long Khánh, nằm sau trường tiểu học Hòa Bình, quán tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Cũng như những quán bò huế khác nhưng cách chế biến bún bò ở đây rất đặc biệt, vị cay thé của ớt sa tế làm cho thực khách nức lòng khi thưởng thức.