24 thg 6, 2019

Về với sông Thu…

Tìm về với sông Thu, một dòng kí ức về đất và người xứ Quảng lại hiện lên. Một tuyến đường xuôi ngược bán buôn nay chỉ còn trong dĩ vãng. Nét hồn hậu, đầy chất thơ ẩn chứa trong dòng Thu Bồn từ xưa đến nay vẫn lắng đọng trong tâm trí bao người.

Mây mờ buông xuống trên những dãy núi hai bên bờ Thu Bồn. Ảnh: Cao Hùng 

Thăm suối Ô Đá mùa mưa

Không ồn ào, náo nhiệt; không thơ mộng và trữ tình như nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác trên địa bàn huyện Tri Tôn, suối Ô Đá (núi Dài, thị trấn Ba Chúc) nằm nép sâu sau những rừng cây, uốn lượn qua những khe đá, mang trong mình nét hoang sơ và hùng vĩ đã tạo nên nét độc đáoriêng, sẵn sàng “níu chân” du khách một lần đến đây. 

Tắm suối mùa mưa 


Nhắc đến Tri Tôn là nhắc đến những di tích lịch sử gắn liền với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, với những chiến công oai hùng, mãi trường tồn với thời gian. Nhắc đến Tri Tôn là nhắc đến những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Hơn hết, khi nhắc đến Tri Tôn là nhắc đến những địa điểm du lịch làm say đắm giới trẻ, với nhiều địa điểm “check in” nổi tiếng như: đồi Tà Pạ, đồi Tức Dụp, hồ Soài So, hồ Soài Chek… và gần đây nhất là suối Ô Đá (thị trấn Ba Chúc). 

Suối Ô Đá, địa điểm du lịch mới nổi gần đây 

Người H’Rê ở Pờ Ê: Giữ nếp nhà sàn

Với đồng bào H’Rê ở xã Pờ Ê (huyện Kon Plông), nhà sàn không chỉ là nơi để ở, không gian sinh hoạt của mỗi gia đình mà đây còn là sản phẩm văn hóa mang nét đặc trưng, là niềm tự hào của người H’Rê. Vì vậy, dù trải qua những thăng trầm, chịu nhiều tác động từ đời sống hiện đại, nhưng người dân nơi đây vẫn gìn giữ được nếp nhà sàn truyền thống... 

Xã Pờ Ê hiện có gần 550 hộ gia đình với trên 2.200 nhân khẩu, sinh sống tại 7 thôn làng; phần lớn là đồng bào H’Rê. Hiện tại, người dân trên địa bàn vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, trong đó có nếp nhà sàn. Và, nơi đây được ví như “vùng đất của nhà sàn”.

Già làng A Xi (làng Vi Ô Lắc) cho biết: Tùy theo điều kiện mỗi gia đình mà nhà sàn được làm với kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, dù to hay nhỏ thì kiến trúc nhà sàn truyền thống của người H’Rê đều phải có những đặc điểm chung đã trở thành quy tắc “bất di, bất dịch” và được truyền từ đời này sang đời khác.

Thăm khu vườn họ ngoại vua ở

Quán cà phê Vườn Thích Lý tuy nằm phía sâu trong làng cà phê ở tổ 22, phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi), nhưng dịp cuối tuần, nhiều gia đình vẫn hay đến uống cà phê để trò chuyện cùng người thân, bạn bè. Có một điều ít ai biết được, khu vườn này từng là phía họ ngoại của vua ở, vì thế trước đây dân gian hay gọi là vườn Thích Lý...

Họ Phạm Đăng ở đây là phía ngoại của vua Tự Đức (sinh năm 1829, trị vì năm 1847 - 1883), con thứ của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng. Bà Phạm Thị Hằng (còn có tên là Nguyệt) là con gái thứ ba của ông Phạm Đăng Hưng, từng giữ chức Thượng thư Bộ Lại.

Cổng hậu của đền thờ Tích Thiện Từ còn lại. 

Khăn thêu trong đời sống văn hóa tâm linh người Thái Nghệ An

Chiếc khăn thêu thổ cẩm không chỉ góp phần làm nên điểm nhấn cho bộ trang phục của phụ nữ Thái mà đôi khi còn được khoác lên vai của chú rể khi đi đón dâu. Chiếc khăn thêu cũng được những người đàn ông đội cùng với lễ phục trong một số lễ hội.

Thiếu nữ Thái duyên dáng trong trang phục truyền thống, với chiếc khăn thêu trên đầu. Ảnh: Quốc Đàn 

Chiếc khăn piêu của người Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã rất nổi tiếng và trở thành sản phẩm thổ cẩm đặc sắc nhất của cộng đồng dân tộc đông đảo thứ 3 ở Việt Nam. Khăn piêu cùng với váy, áo và một số phụ kiện khác tạo nên phục trang đặc trưng của phụ nữ Thái. Đối với người Thái vốn có đời sống tâm linh phong phú thì mỗi trang phục, thậm chí là đồ dùng đều gắn liền với những phong tục rất riêng và chiếc khăn piêu cũng không ngoại lệ.

Kim Ngưu Tự với dấu tích của Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang

Kim Ngưu Tự có cách đây gần 1.000 năm khi Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang vào làm tri châu xứ Nghệ. Ngôi chùa cổ này ít người biết đến nhưng có một thời gian dài từng là nơi thờ tự Uy Minh Vương- Lý Nhật Quang. 

Chùa Kim Ngưu Tự nằm trong quần thể di tích thuộc vùng Bạch Ngọc xưa, hiện nay là 3 xã: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn (Đô Lương). Vị trí của chùa tọa lạc tại Cồn Chùa thuộc xóm 2 xã Bồi Sơn. Kim Ngưu Tự do chính Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang với pháp danh Lý Nhật Ân cho xây dựng vào năm 1041. Mục đích xây Kim Ngưu Tự là để tôn vinh, hướng lòng về cõi Phật. 

Kim Ngưu Tự có một thời gian dài từng là nơi thờ tự Uy Minh Vương- Lý Nhật Quang. Ảnh: Ngọc Phương 

23 thg 6, 2019

Về lại Tha La xóm đạo

Từ đỉnh cây Cầu Dừa, căng vồng như một cảnh dù lượn giữa đồng quê ấp An Lợi, tôi đã thấy mái tháp chuông tươi đỏ của nhà thờ Tha La. Thấp hơn, bên cạnh lại cũng một mái ngói dài, đỏ tươi đã vượt lên khỏi những vòm cây cao nhất của làng quê An Hội, An Hoà.


Bức tranh xứ đạo nhìn từ cây Cầu Dừa mới diễm lệ làm sao. Ðồng lúa Hè Thu trước mặt láng lai chan chảy màu xanh lá mạ. Vườn tược An Hội vun cao, xao xác bóng dừa. Tháp chuông như một ngón tay nuột nõn trỏ lên trời bảng lảng mây trắng nhuốm hồng sắc nắng. Không thể không nhớ đến bài thơ Tha La xóm đạo của Vũ Anh Khanh viết khoảng năm 1949.

Ký ức chợ Long Hoa

Ngày xưa mỗi lần về thăm nhà, từ Sài Gòn xe đò chạy thẳng một mạch đến Ngã ba Giang Tân thì đã thấy xa xa cái chóp của nóc chợ Long Hoa, càng tới gần càng hiện rõ, lòng rất hồi hộp… quê nhà là đây, tới rồi! 

Chợ Long Hoa xưa hình chữ thập

Cửa Nam thân quen, bến xe lam ông già tôi hay chạy tuyến Long Hoa - Gò Dầu, buổi sáng có cháo lòng rất ngon mà rẻ, nhất là miếng dồi thì không thể nào quên- vừa béo vừa bùi, cay cay hạt tiêu. Người bán lại là bà già của thằng bạn. Buổi sáng trước khi đi làm, không gì thích hơn là nhấp một ly đen “demi” ở quán café cô Yến- quá tuyệt! Sang nữa thì lên Chợ Cũ dùng điểm tâm sáng bằng một tô phở Nam Thành bốc khói thơm phức. Long Hoa đi cửa nào cũng gặp người quen vì đa số tiểu thương là dân xung quanh chợ. Tôi đi lòng vòng trong chợ một hơi là thế nào cũng có người hỏi thăm bà bảy (má tôi) dạo này ra sao? Thân thương là vậy! Vòng vòng chợ là những hiệu buôn mà nhắc lại nhiều người vẫn còn nhớ: Duy Châu, Hữu Nghĩa, Nam Hưng, Nam Lợi hay nhà may Đại Trí, Dân Nam, tiệm sách báo Minh Phát…

Mốc ngã ba biên giới A Pa Chải - Ðiểm du lịch hấp dẫn

Mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (gọi tắt là Mốc ngã ba biên) nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển, thuộc bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách TP. Ðiện Biên Phủ hơn 260km về phía Tây, đi theo quốc lộ 12 và 4H. Từ lâu, nơi đây chính là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Du khách tham quan Mốc giao điểm ba đường biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc tại xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé). 

Trong chuyến công tác mới đây, chúng tôi đã tới Mốc ngã ba biên, thuộc địa bàn quản lý của Ðồn Biên phòng A Pa Chải. Ðúng như cảm nhận của nhiều “phượt thủ” đã từng trải nghiệm đến Mốc ngã ba biên, cảm giác đặt chân lên cực Tây Tổ quốc, cao chót vót như nóc nhà chung để nhìn về đường biên giới ba nước thật thiêng liêng, xúc động và tự hào.


Bình yên Na Vai

Trong số 20 thôn, bản thuộc xã Pom Lót (huyện Ðiện Biên) có một bản văn hóa khá đặc biệt đó là bản Na Vai. Ðây là bản văn hóa đầu tiên của tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Ðiện Biên); được công nhận tại Quyết định số 73/QÐ-KT ngày 28/11/2002...

Một góc bản Na Vai, xã Pom Lót (huyện Ðiện Biên) hôm nay. 

Nằm trên vùng đất ruộng có nhiều cỏ gai, khó canh tác; vì thế cái tên Na Vai (nghĩa gốc là Nhả Vai) đã được chọn làm tên của bản. Tuy nhiên, đây chưa phải là nơi sinh sống đầu tiên của người dân Na Vai. Trước năm 1969, khu ngã ba rẽ lên bản Sam Mứn bây giờ có bản Tông Tra (trải qua quá trình chia tách, sáp nhập, lúc Tông Tra là tên 1 bản, có thời điểm lại là 2 bản khác nhau: bản Tông và bản Tra); đây là nơi sinh sống đầu tiên của nhân dân Na Vai. Năm 1969, bản được chuyển về gần khu cầu treo Nậm Núa và lấy tên là bản Nậm Núa. Trận lũ dữ năm 1975 đã cuốn trôi 3 ngôi nhà của dân bản, và vì thế, một lần nữa (năm 1976), dân Nậm Núa được chuyển về vị trí hiện tại định cư rồi gọi là bản Na Vai cho đến ngày nay.