30 thg 7, 2018

Dấu xưa trong lòng cát

Có lẽ vùng đất Sa Huỳnh (thuộc huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, tiếp giáp với Bình Định) sẽ không bao nhiêu người biết đến, nếu nơi đây không có một đồi cát chứa trong lòng nó những ngôi mộ chum ghi lại “cuộc sống” của cư dân Sa Huỳnh cách đây hơn 3.000 năm.

Câu chuyện về những cái tên


Một lần đi Huế chơi, người bạn văn hỏi tôi ở xã, huyện nào. Tôi nói tôi ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Bạn ngẩn người ra, nói Quảng Ngãi thì biết, còn Phổ Thạnh, Đức Phổ thì chịu. Cũng phải thôi. Có đến hàng ngàn địa danh hành chính, ai mà nhớ cho nổi. Riêng những địa danh gắn với những vỉa tầng văn hóa, như “Văn hóa Sa Huỳnh” chẳng hạn, thì dù chưa đến, người ta cũng nghe hoặc đọc trên các phương tiện truyền thông.

Khai quật di chỉ gò Ma Vương. 

Tuy Phong: Đập Phùm – điểm đến du lịch lý tưởng

Tuy Phong nổi tiếng là một vùng đất thừa nắng và gió, tuy vậy thiên nhiên cũng ban tặng cho Tuy Phong nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được Nhà nước công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, kỷ lục Guinness Việt Nam như Cổ Thạch tự, Bãi đá bảy màu, Gành Son, Đồi Dương, Linh Sơn tự... Một trong số đó, Đập Phùm thuộc địa phận xã vùng cao Phan Dũng là điểm đến mới mẻ nhưng đầy sức hấp dẫn.


Từ con đường nhựa cách trung tâm xã Phan Dũng không xa, rẽ vào đường rừng chừng vài cây số là đến khu vực suối Phùm. Đây là dòng suối lớn bắt nguồn từ vùng rừng núi Phan Dũng (Tuy Phong) và Đức Trọng (Lâm Đồng) chảy trải dài hàng chục km len lỏi từ những cánh rừng già, nhiều khe nước đổ về, tạo nên dòng suối tuyệt đẹp. Để giữ nước, người ta cho xây dựng một bờ tràn và được coi là con đập, do đó nơi này còn có tên gọi là Đập Phùm. Dòng suối đập Phùm hòa trong dòng chảy từ ngọn thác tuyệt đẹp mang tên người con gái Răglay là Yavly, sau đó đổ về hạ nguồn hồ Sông Lòng Sông.

Giọt nước – Một góc hồn làng

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, giọt nước là một biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của người dân trong từng làng. Cùng với nhà rông, cồng chiêng, giọt nước tượng trưng cho một góc hồn làng.

Vào lúc sáng sớm hay chiều muộn, nếu ai có dịp ghé vào làng Kon Tum Kơ Nâm (phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) sẽ gặp hình ảnh nhiều phụ nữ, trẻ em tíu tít gùi theo quần áo, can, chai đi ra giọt nước của làng. Họ tắm, giặt rồi lấy nước đóng vào can, chai mang về nhà dùng. Tiếng nói cười của người lớn, tiếng trẻ con nô đùa rộn ràng, không khí sinh hoạt của người dân làng Kon Tum Kơ Nâm vào lúc này thật náo nhiệt, vui tươi.

Bà Y Thớt năm nay đã ngoài 80 tuổi kể rằng: Chẳng biết giọt nước của làng có từ khi nào, chỉ nhớ là từ lúc còn nhỏ, hàng ngày tôi theo mẹ ra giọt lấy nước về nấu ăn, uống và tắm giặt ở ngoài giọt. Bây giờ, con cháu của tôi vẫn thích sử dụng nguồn nước giọt trong các sinh hoạt hàng ngày dù nhà đã giếng nước.

Mùa lê rừng trĩu quả ở miền Tây Nghệ An

Lê rừng hay còn gọi là mắc cọp là loại quả được trồng chủ yếu ở nơi có khí hậu lạnh, khu vực sinh sống của đồng bào Mông, vùng cao Nghệ An. 

Theo các già làng người Mông, những cây lê rừng từ xa xưa đã được cha ông họ mang theo từ khi di cư sang vùng đất này, một số khác đưa giống từ Lào về. Ảnh: Hữu Vi 

Những hang động đẹp nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

Với địa hình núi đá tạo cho miền Tây Nghệ An có rất nhiều hang động. Những hang động đẹp gắn liền với những huyền tích của người dân địa phương nên thêm kỳ bí và hấp dẫn.

Hang Bua (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) được xem là một trong những hang động đẹp nhất ở Tây Nghệ An. Đây cũng là thắng cảnh du lịch gắn liền với lịch sử văn hóa của mảnh đất Phủ Quỳ. Hàng năm, chính quyền địa phương và người dân trong khu vực thường tổ chức Lễ hội Hang Bua với những nét văn hóa hết sức đặc sắc. Lễ hội là hoạt động văn hóa tinh thần lâu đời của Mường Chiêng Ngam nay thuộc xã Châu Tiến (Quỳ Châu). Ảnh: Sách Nguyễn 

27 thg 7, 2018

Hai loại trái cây vương giả

Việt Nam có hai loại trái cây vương giả. Đó là trái lệ chi và trái nam trân.

Trái lệ chi quá nổi tiếng trong lịch sử, là thứ trái mà người đẹp Dương Quý Phi ghiền ăn tới nổi Đường Minh Hoàng phải cho người phi ngựa tốc hành 7 ngày 7 đêm mang từ phương Nam (Việt Nam ta) về Trường An (bên Tàu) cho kịp tươi ngon để bả ăn. Trước đó nữa, từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, Hán Vũ Đế đã bắt dân ta hàng năm phải triều cống thứ trái lệ chi quý giá này.

Mỹ nhân Dương Quý Phi khoái ăn trái lệ chi