26 thg 5, 2017

Chùa Sư Muôn – di tích không thể bỏ qua ở Phú Quốc

Lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, nương mình dưới tán cây bốn mùa lao xao tiếng lá non gọi gió, vì thế dù chưa đến trăm năm tuổi và tuy không có được nét cổ kính, khang trang như nhiều cổ tự ở đất liền, nhưng chùa Sư Muôn (Dương Tơ - Phú Quốc - Kiên Giang) luôn là điểm không thể bỏ qua với du khách đến Đảo Ngọc.

Cổng tam quan nằm ven tuyến lộ Dương Đông - Hàm Ninh

Tọa lạc trên triền núi Điện Tiên (ấp Suối Đá), còn giữ được cảnh quan rừng nguyên sinh, vì vậy tuy chỉ cách trung tâm thị trấn Dương Đông - thủ phủ của huyện Phú Quốc khoảng 5km, nhưng đến với chùa Sư Muôn, du khách dễ dàng có cảm giác như đến với thế giới khác lạ.

25 thg 5, 2017

Hội đua voi hồ Lắk

Hội đua voi được tổ chức tại hồ Lắk thuộc buôn Jun, thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Tham dự Hội đua năm nay có 13 con voi và 26 nài voi ở các buôn trong huyện Lắk tham gia tranh tài ở hai nội dung chạy tốc độ 100m trên cạn và trên sông.

Sau những vòng đua gay cấn, quyết liệt, voi Kham Sen số 11 do nài voi Y Winh Êung điều khiển đoạt giải Nhất ở nội dung đua trên cạn. Ở nội dung đua voi dưới nước, voi số 13, do nài voi Kăm Făn và H’Dje điều khiển đã giành giải Nhất.

Hội đua voi ở huyện Lắk là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời ở Tây Nguyên, được tổ chức hai năm một lần vào dịp tháng Ba, nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Hiện nay toàn tỉnh Đắk Lắk có 32 cá thể voi, trong đó huyện Lắk có 16 con nên Hội đua được tổ chức nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển đàn voi ở Tây Nguyên.

Anh Đàng Năng Long (bên trái) dân tộc Ê Đê người hiện đang sở hữu 10 trong tổng số 24 cá thể voi nhà ở huyện Lắk cùng các thầy cúng làm Lễ cúng sức khoẻ cho voi trước ngày đua.

Chiều vàng trên mùa nước đổ Mang Mủ

Nằm trên một ngọn núi cao, Mang Mủ được coi là nơi đắc địa nhất có thể nhìn ngắm toàn cảnh Mù Cang Chải, Yên Bái bên dưới, đặc biệt mỗi khi hoàng hôn trải vàng xuống thị trấn mỗi khi mùa lúa chín hay mùa đổ nước.


Mang Mủ là địa danh bao gồm hai thôn Mang Mủ A và Mang Mủ B, thuộc xã Mồ Dề, trực thuộc huyện Mù Căng Chải, và cách trung tâm thị trấn chừng 7 km, theo hướng về đèo Khau Phạ. 

'Săn ảnh' bánh đa, thưởng thức đặc sản Thổ Hà

Nằm ven sông Cầu, làng Thổ Hà xưa nổi tiếng với nghề làm gốm giờ lại nổi danh khắp gần xa và khách lãng du với nghề làm bánh đa, đặc biệt bánh đa dừa đặc sản thơm lừng.

Bánh đa phơi tràn sân, che kín các mái nhà - Ảnh: Đ.Anh 

Chúng tôi gửi xe ở một ngôi nhà ven đường chính rồi đi bộ xuống bến phà. Gọi là bến phà nhưng thực chất hai bên bờ sông chỉ cách nhau vài mươi mét. Đứng bên này bờ đã thấy lòng rộn lên khi nhìn thấy hình ảnh cây đa bến nước quen thuộc đầu làng.

Lên chùa học chữ Khmer

Không chỉ là nơi tôn nghiêm thờ cúng đức Phật, những ngôi chùa Khmer Nam Bộ còn được ví như một trường học với những lớp dạy chữ Khmer. Đặc biệt 136 chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh vào dịp hè lại rộn ràng các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh. 

Theo Đại đức Thạch Nhứt, Trụ trì chùa Xoài Xiêm mới (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) thì truyền thống dạy chữ trong chùa Khmer có từ xưa. Hầu hết các chùa ở tỉnh Trà Vinh đều mở lớp dạy học. Người dân trong vùng đều có thể đến chùa học, không phân biệt tuổi tác, dân tộc và thường đông nhất là trẻ em tuổi từ 6 đến 7 tuổi.

Tham gia giảng dạy tại các chùa ở Trà Vinh chủ yếu là các nhà sư. Ngoài ra, nhiều Phật tử cũng tình nguyện tham gia việc dạy chữ ở chùa. “Tôi đã có hơn 30 năm dạy chữ Khmer cho con em các phum, sóc gần chùa. Ở chùa này chỉ có mở tới hết cấp 2, nên các em học sinh muốn học lên cao nữa thì sẽ đi qua học ở các chùa khác”, ông Thạch Ni, một tình nguyên viên đang dạy học ở chùa Mich (còn gọi chùa Tà Niếp, huyện Trà Cú) chia sẻ.

Việc dạy học ở chùa còn được xem là một việc làm phúc cho bản thân và gia đình nên dù không hề nhận bất kỳ một khoản thu nhập nào từ học trò hay nhà chùa, ông Thạch Ni vẫn cần mẫn đứng lớp suốt những năm qua. Chính thời gian học chữ trong chùa đã giúp các tăng sinh, học sinh viết và phát âm chuẩn tiếng Khmer của dân tộc mình. Ngoài ra, họ còn được học về Phật pháp, góp phần gìn giữ và phát triển chữ viết, tiếng nói, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Những ngôi chùa của đồng bào Khmer được ví như một trường học nhằm giữ gìn ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa trong cộng đồng dân tộc Khmer.

Vị ngọt từ những vụ chanh tứ quý

Với ưu điểm ít sâu bệnh, mọng nước và độ chua thanh, giống chanh tứ quý có năng suất cao, được nhiều hộ nông dân ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên) lựa chọn trồng theo quy trình VietGap đang tạo ta những "vụ mùa ngọt", giúp phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương. 

Là một trong những người khởi đầu phong trào trồng chanh tứ quý từ năm 2012, anh Nguyễn Hữu Hà ở xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho biết, thông qua một vài người bạn, anh nhập giống chanh có nguồn gốc từ Úc và Mỹ về và thử nghiệm ghép thử trên cây bưởi. Với lượng ghép 175 cây, số tiền đầu tư ban đầu chỉ có 15 triệu vào năm 2012, chỉ đến đầu năm 2013 anh thu hoạch được 1,8 tấn quả và đạt doanh thu 30 triệu.

Khác với giống chanh thường từ lúc trồng đến lúc thu hoạch phải mất 15 tháng và chỉ thu được từ 10-20kg/đợt/cây vào tháng 7 và tháng 8 thì giống chanh tứ quý chỉ mất 3-5 tháng là có thể thu hoạch quả liên tục từ tháng 2 đến tháng 6. Với đặc điểm mọng nước và độ chua thanh, chanh tứ quý không chỉ được dùng làm chanh gia vị trong những bữa ăn mà còn được dùng làm nước sốt, nước ép, rượu chanh…

Khi cây trồng ra vườn lớn được 25-30 ngày, người nông dân sẽ rắc vào mỗi gốc cây 1 lạng bột đỗ tương, có tác dụng thay thế một số phân bón hóa học, giúp tăng sức đề kháng sâu bệnh cho cây..

Ẩm thực trên núi Tây Thiên

Thật thú vị biết mấy khi leo bộ theo con đường mòn lên đỉnh núi Tây Thiên, Vĩnh Phúc để vãn cảnh và dừng lại đâu đó dọc đường thưởng thức những món ăn đậm đà dư vị của núi rừng. 

Khám phá Tây Thiên, bạn sẽ cảm nhận được bao điều thú vị, từ phong cảnh hoang sơ, trong lành và thoáng mát đến những ngôi đền cổ thấp thoáng trong rừng xanh. Trong hành trình ấy, bạn có thể dừng chân ở một quán nhỏ, thưởng thức những món ăn dân dã được chế biến từ những sản vật của người dân địa phương. 

Gà nướng than hồng làm nức lòng du khách mọi miền khi đến Tây Thiên. 

Làng nghề bún “tiến Vua” Mạch Tràng

Làng bún Mạch Tràng (xã Cổ Loa, huyện Ðông Anh, Hà Nội) có lịch sử hơn hai nghìn năm, gắn với câu chuyện về lễ sêu (lễ dạm hỏi) công chúa Mỵ Châu. "Bún tiến vua" là tên gọi người dân nơi đây dành cho món ăn bình dị này.

Nét riêng của làng nghề

Ở làng Mạch Tràng có những gia đình mấy đời sống bằng nghề làm bún. Bí quyết của nghề cũng theo đó mà sống mãi với thời gian.

Bún Mạch Tràng không trắng ngần, sáng bóng như bún Phú Ðô, không có màu sắc bắt mắt như bún Song Thần mà có mầu trắng ngà, nhưng nếu ai đã có dịp thưởng thức thì khó có thể quên mùi vị của những sợi bún quê, cũng như cảm nhận về độ “dai” của sợi bún Mạch Tràng.

Sở dĩ bún Mạch Tràng giữ được cho mình bản sắc riêng ấy là bởi xuất phát từ công nghệ, từ sự đúc rút kinh nghiệm, từ “tinh hoa” của làng nghề. Theo các nghệ nhân của làng bún, mầu trắng ngà của bún Mạch Tràng được hình thành trong quá trình ngâm, ủ, lên men của bột. Phải qua nhiều lần ngâm bột, chắt được nước...đến khi thấy bột trắng mới thôi.

Bún Mạch Tràng - đặc sản tiến Vua.

Phan Kế Bính với sự nghiệp báo chí

Phan Kế Bính là một trong số nhà nho ở giai đoạn này có những công trình biên khảo vững vàng, dày dặn hơn cả; nhưng về sáng tác, ngòi bút của ông cho thấy sở đoản và những giới hạn không thế vượt qua của cả thế hệ.

Trong mọi lĩnh vực ông tham gia: biên kháo, sáng tác, ngòi bút Phan Kế Bính đều mang lại những đóng góp lớn cho sự phát triển quốc văn, từ phương diện xây dựng lối diễn đạt, đến việc cung cấp những chất liệu cụ thế cho việc xây dựng một tinh thần riêng cho văn hóa, văn học Việt Nam khi ở vào thế đối diện với sức mạnh của văn hóa phương Tây (Pháp) thống trị.

Xóm Ải - Nơi lưu giữ ký ức bản Mường

Xóm Ải (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) có trên 80 nóc nhà sàn nằm ven các sườn đồi trong thung lũng Mường Bi rộng lớn. Người dân xóm Ải nồng hậu, mến khách luôn chờ đón những du khách đến thăm quê hương mình để giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh đẹp đất Mường cổ này.

Đất Mường cổ


Đi qua cây cầu nhỏ bắc ngang dòng suối Ải là tới xóm Ải. Bao quanh là những đồi bát úp, phía trước là những thửa ruộng bậc thang trồng lúa nước, phía sau là các triền đồi thấp, những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường thấp thoáng sau những rặng tre, tán cây ăn quả. Khi nói về quê hương bản quán của mình, ông Bùi Văn Dựng, trưởng xóm Ải không giấu nổi niềm tự hào. Ông bảo, trong bốn vùng Mường rộng lớn xưa: Bi, Vang, Thàng, Động thì Mường Bi là vùng đứng đầu tiên, được coi là quê hương của nhiều ngành Mường ở Việt Nam, thậm chí coi như đất tổ, lấy văn hóa Mường Bi như là chuẩn mực để so sánh và làm theo.

Giới thiệu món ăn đặc trưng tới du khách.