15 thg 2, 2017

Làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa

Nằm bên dòng sông Vàm Cỏ Tây, làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa (phường 5, Tp. Tân An, tỉnh Long An) hàng trăm năm qua đã nức tiếng khắp Nam Bộ với sản phẩm bánh tráng truyền thống. 

Chỉ cách trung tâm Tp. Tân An khoảng 2km về phía Đông Bắc, làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Hiện tại, tính cả các gia đình làm bánh tráng thủ công và làm bằng máy, làng nghề có gần 100 hộ còn giữ nghề.

Phần lớn thời gian trong năm ở Nhơn Hòa thời tiết nắng ráo, rất thuận tiện cho việc phơi bánh, một công đoạn quan trọng của nghề làm bánh tráng. Bánh tráng của làng nghề Nhơn Hòa được làm theo cách truyền thống được nhiều nơi biết đến vì bí quyết làm bột, cách pha bột trộn gia vị và giữ được hương vị thơm đậm của bột dẻo, dai, không sử dụng hóa chất và giá cả hợp lý. Hiện làng nghề thường sử dụng loại gạo 504 với độ khô vừa phải mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng của bánh tráng. Sản phẩm bánh tráng Nhơn Hòa khá đa dạng với đủ loại tùy theo yêu cầu khách hàng. Làng nghề chính là nguồn cung cấp bánh tráng cho tỉnh Long An, Tp. Hồ Chí Minh và khắp các tỉnh Nam Bộ.

Ngâm gạo và gạn nước chua, những công đoạn được coi là bí quyết để bánh làm ra vừa dẻo, dai và vẫn giữ được độ ngọt, ngon.

Hành hương về miền đất Phật

Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm, lễ hội xuân Yên Tử (thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) thu hút hàng vạn người dân hành hương về miền đất Phật. 

Hội xuân Yên Tử

Từ xưa, dân gian đã có câu: “Trăm năm tích đức, tu hành / Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”. Yên Tử là một thắng cảnh nổi tiếng với nhiều chùa, am, tháp nằm ẩn mình trong rừng cây cổ thụ lâu đời gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), người sáng lập và phát triển Thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam. Đầu năm đi lễ chùa ở Yên Tử vừa là dịp để các tăng ni, phật tử thập phương hành hương về cõi Phật, cầu mong một năm mới bình an, vừa là dịp tỏ lòng biết ơn Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Lễ khai hội Xuân Yên Tử năm nay được tổ chức tại chùa Trình. Phần lễ có nghi thức rước lễ long trọng với sự tham gia của hơn 100 phật tử, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, nghi thức khai ấn cầu may đầu tiên của năm mới. Phần hội là màn biểu diễn nghệ thuật với màn trống hội hoành tráng, đội múa rồng, lân sôi nổi, hát múa vui hội đầu xuân.

Lễ khai hội xuân Yên Tử năm 2017 tại chùa Trình (Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh).

14 thg 2, 2017

Cái kia nở ra xanh biếc

Lần nào ghé thăm Vườn Đom đóm của anh Hà Duy Thiện tụi tui cũng được chiêu đãi một thức uống đẹp và dễ thương: Trà đậu biếc.



Thức uống này làm từ cánh hoa của dây đậu biếc. Như tên của nó, đây là một loại đậu có hoa màu xanh biếc. Thức uống pha từ hoa này cũng có màu xanh biếc như vậy (ly bên phải trong hình). Điều thú vị là khi nặn chanh (tắc) vào ly nước thì nó sẽ từ từ chuyển sang màu tím, cũng đẹp lung linh không kém màu xanh biếc (ly bên trái trong hình).

Ngôi chùa trên non sơn thủy tú Vô Vi

Từ trung tâm Hà Nội, qua Hà Đông chừng 7 km đường đi Hòa Bình, đến thị trấn Chúc Sơn rẽ phải, đi thêm khoảng 2 km ta bắt gặp dãy núi đá mang tên Tử Trầm uy nghi sừng sững. Điều đặc biệt, giữa vùng đồng bằng sầm uất lại đột khởi lên dãy núi đá mang nhiều yếu tố phong thủy rất tốt cho vùng đất này. Như nằm tách biệt ra khỏi dãy Tử Trầm, có một hòn núi đá như đơn côi giống hình con phượng, ở lừng chừng đỉnh núi đá này có một ngôi chùa cổ rất đẹp, mang cái tên rất gợi: Chùa Vô Vi. 

Không biết có phải ngôi chùa mang tên Vô Vi không, mà ngọn núi đá ấy cũng có tên là Vô Vi. Vô Vi nghĩa là gì, là không ràng buộc, không liên quan, không phải được sinh ra do nhân duyên. Như vậy, khác với pháp hữu vi của thế gian, Vô Vi có nghĩa là vào cảnh giới của Niết bàn.

Một chiều cuối tuần, chúng tôi giũ bỏ những duyên sự ràng buộc của cuộc sống thường nhật quyết một lần để được thong long lên núi Vô Vi, chiếm bái ngôi chùa cổ này.

Trúc Lâm Tà Lùng - ngôi chùa ở biên cương Tổ quốc

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 6 ngôi chùa, trong đó có 4 ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa các cấp. Đặc biệt, hai ngôi chùa được xây mới là Trúc Lâm Bản Giốc và Trúc Lâm Tà Lùng đã trở thành những địa chỉ tâm linh nơi phên dậu biên cương của Tổ quốc. 

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.


Phục Hòa vốn là một huyện lâu đời ở tỉnh Cao Bằng, vào ngày 10/10/Giáp Ngọ (1/12/2014), BTS GHPGVN tỉnh đã khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng trên quần thể diện tích hơn 5.300 m², kinh phí xây dựng được huy động bằng nguồn vốn xã hội hoá. 

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Trước năm 1975, đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có 3 ngôi chùa cổ, đó là chùa Lá (nay là chùa Vạn Linh dưới chân vồ Bồ Hong), chùa Phật Lớn (phía trên động Thủy Liêm), chùa Phật Nhỏ (bên vồ Bà). Tương truyền, ngôi chùa Phật Nhỏ xưa kia gọi là chùa Sân Tiên, còn có tên chính thức là Thất Bửu Tự (hiện thuộc tổ 3, ấp Vồ Bà, xã An Hảo). 

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận

Thất Bửu Tự do Hòa thượng Thượng Giác – Hạ Quang (tục danh Phạm Văn Vọng ở Bình Hòa, quận Châu Thành, tỉnh An Giang) tạo dựng năm 1942 trên một vồ đá, mặt ngó xuống chợ Tà Đét (xã Trác Quan nay là xã An Hảo). Với cây rừng hoang vu, không khí rất tĩnh mịch, có nhiều thú hoang dã, nhất là loài khỉ xuất hiện thường xuyên. Cư dân chốn non cao và người đồng bằng đều gọi đây là Sân Tiên, giống như địa hình đặt ngôi chùa. Người đời kể, Hòa thượng Thượng Giác – Hạ Quang (trụ trì) không tham gia cách mạng, nhưng hiến tặng “đại hồng chung” để du kích sáng chế vũ khí kháng chiến. 

Chính điện chùa Phật Nhỏ