21 thg 1, 2016

Nhớ niêu trâu nướng đá Hương Canh

Cái niêu đất thổi khói phì phì như một chiếc nồi áp suất nhưng tôi thấy lạ bởi “chiếc nồi áp suất bằng đất” đó không có ngọn lửa nào ở phía dưới đốt nóng để khiến nó giận dữ như vậy. Chủ quán ngồi cạnh tôi, cười tủm tỉm: “Đợi hết khói rồi mở ra ăn thử sẽ biết”. 

Đó là ấn tượng của tôi về món trâu nướng đá từng được thưởng thức lần đầu 7 năm về trước. Đến bây giờ, mỗi khi có ai nhắc đến Hương Canh, tôi lại hỏi có phải đến đó để ăn thịt trâu không? Những ngày hè theo xe hàng của ba rong ruổi khắp các nẻo đường và có ngày dừng lại ở thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Người bạn hàng của ba tôi hôm ấy cố thuyết phục chúng tôi ở lại để mời một bữa thịt trâu đặc sản nơi này. 

Quả thật, món thịt trâu nướng đá đã chinh phục tôi từ thị giác đến vị giác. Với quyết tâm tìm hiểu cho bằng được công thức chế biến món ăn hấp dẫn này, tôi đã “đột nhập” vào bếp của nhà hàng Đại Hải Châu ở thị trấn Hương Canh từ lúc đầu bếp mới bắt đầu khâu chuẩn bị nguyên liệu. 

Thịt trâu được thái miếng vuông cỡ bằng bao diêm rồi tẩm ướp với gia vị mà theo chị Ngô Thị Hồng Phương (chủ nhà hàng) gồm lá thì là, tỏi đập giập, mắc khén, hạt tiêu, dầu hào và một vài thứ khác là bí quyết riêng. 

Hẹn ước Phiêng Lanh

Hẹn hò mãi cuối cùng chúng tôi cũng trở lại Phiêng Lanh, thị trấn mới của Quỳnh Nhai bên lòng hồ sông Đà sau khi thủy điện Sơn La tích nước. 

Một góc sông Đà ở Quỳnh Nhai - Ảnh: Thủy Trần 

“Trời xanh như rút ruột mà xanh
Sông thì biếc như vặn mình mà biếc”.

Chưa bao giờ thấy “Ở giữa cây và nền trời” của tác giả Thi Hoàng lại đẹp đến vậy. Ở đây tôi đã mạn phép tác giả đổi một từ, “mây” thành “sông”.

Hủ tiếu pizza Cần Thơ

Về Cần Thơ, xuôi theo quốc lộ 1A, vừa đến chân cầu Cái Răng rẽ phải thuận chiều một đoạn ngắn nữa du khách sẽ đến với lò hủ tiếu Sáu Hoài nổi tiếng gần nửa thế kỷ nay, dân gian quen gọi là hủ tiếu pizza.

Sin Súi Hồ - Bản du lịch cộng đồng ẩn mình trong núi rừng Tây Bắc

Chỉ cần đến Sin Súi Hồ một lần, bạn sẽ muốn quay trở lại cùng những con người chất phác, hồn hậu nơi đây...

Bản du lịch cộng đồng Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là một điểm du lịch mới, hấp dẫn bởi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, những nếp nhà giấu mình trong vách núi chứa đựng các giá trị văn hóa độc đáo. Chỉ cần đến một lần, bạn sẽ muốn quay trở lại cùng những con người chất phác, hồn hậu và cách làm du lịch chuyên nghiệp của đồng bào Mông nơi đây. 


Cách trung tâm thành phố Lai Châu 35km, chênh vênh trên độ cao 1.400 mét, xã Sin Súi Hồ- huyện Phong Thổ, nói theo tiếng địa phương là “Suối có vàng”, là một một bản đồng bào Mông sinh sống lâu đời.

Ngôi trường cổ bên hồ Xuân Hương

Soi bóng xuống hồ Xuân Hương, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (CĐSP Đà Lạt) xây dựng từ năm 1927 do kiến trúc sư Moncet trực tiếp đứng ra thiết kế cũng như chỉ đạo thi công. Hàng thế kỷ trôi qua, ngôi trường này đã trở thành một trong những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của thành phố du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng).

Với tổng diện tích 22,3ha, trong đó, công trình kiến trúc chính của ngôi trường nằm trên đỉnh đổi tương đối bằng phẳng rộng khoảng 8ha. Ngày mới xây dựng, trường có tên là Petit Lycée Dalat, rồi đổi thành Grand Lycée de DalatLycée Yersin nhằm tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin, nhà vi khuẩn học, và nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ. Về sau, trường tiếp tục đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Hùng Vương và từ năm 1976 đến nay, trường mang tên là trường CĐSP Đà Lạt.

Điểm nhấn của kiến trúc CĐSP Đà Lạt là gạch ép ốp tường và mái lợp ngói ardoise (thạch bản) xanh đen được vận chuyển từ Pháp sang. Dãy lớp học được xây dựng theo hình vòng cung mềm mại, trông từ xa càng nghệ thuật hơn giữa không gian thoáng đãng của đồi thông bao quanh. Trên mặt đứng khối lớp học, cứ mỗi cột tròn lại có hai vòm cung tròn xây bằng gạch đất nung với tỷ lệ hài hòa tạo nên vẻ đẹp thanh thoát cho khối nhà. Nét cách tân trong khối lớp học thể hiện ở phần mái dốc, bẻ góc ở phần đuôi mái, có hệ thống cửa sổ mái, tạo nên những nét đẹp tinh tế cho công trình.

Trường CĐSP Đà Lạt được Hiệp hội Kiến trúc Quốc tế (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ 20.

“Ngôi làng tuyết” trong lòng Thành phố

Dựa trên ý tưởng tái hiện khung cảnh mùa đông lạnh giá như những ngôi làng vùng Bắc Âu, “Ngôi làng tuyết” được xây dựng và trang trí với mong muốn mang đến một địa điểm vui chơi thú vị cho du khách nhân dịp nghỉ lễ.

Những rừng thông tuyết phủ trắng xóa và lấp lánh bởi ánh đèn, chú gấu trắng miền Bắc Cực, con đường tuyết ngoằn ngoèo và những ngôi nhà bị tuyết bao phủ, ông già noel và cổ xe tuần lộc cùng bọt tuyết nhân tạo trong không khí lạnh đã mang lại một khung cảnh mùa đông lãng mạn, thu hút nhiều bạn trẻ, nhiều cặp đôi đến tham quan, khám phá. Đôi bạn trẻ Minh Hiền và Xuân Linh (quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chúng tôi đi tham quan và khám phá ngôi làng và chụp với nhau những tấm hình lưu niệm, tuy nơi đây không được rộng lắm nhưng với khung cảnh đặc trưng mùa đông và không khí lạnh khiến chúng tôi cảm thấy rất thú vị”.

Trong không khí được tạo lạnh khoảng 100C, với khung cảnh đặc trưng của xứ lạnh, khiến không ít du khách trầm trồ, xoa đôi tay run run trong sự thích thú. Nhiều du khách đã trang bị áo ấm, găng tay, khăn len và nón len để có thể thoải mái vui chơi trong không khí se lạnh tại ngôi làng tuyết.

“Ngôi làng tuyết” được xây dựng và trang trí dựa trên ý tưởng tái hiện khung cảnh mùa đông lạnh giá như những ngôi làng vùng Bắc Âu.

20 thg 1, 2016

Ngọt ngào mùa vú sữa bơ Đồng Tháp

Không thương hiệu, không nổi tiếng như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang)... nhưng vú sữa bơ Đồng Tháp có những đặc trưng riêng mộc mạc, gần gũi khiến người ta ăn rồi nhớ mãi. 

Cây vú sữa bơ vườn nhà cho trái trĩu đầy cành - Ảnh: Thanh Sơn Thủy 

Tôi có cô bạn thân học chung lớp đại học, quê bạn ở Châu Thành, Đồng Tháp. Năm nay bạn rủ về quê chơi đúng vào mùa vú sữa chín. Cả đám chúng tôi háo hức chờ từng ngày để được về thăm mảnh đất phù sa, được đặt chân ra tận vườn, tự tay hái từng trái vú sữa bơ chín mọng, ngọt lành.

Mùa kiệu tết

Tháng 1 Dương lịch, những ngày thành phố ngập nắng hanh vàng. Buổi xế trưa đi về qua nhiều con phố, đã thấy nhiều nhà mang kiệu ra phơi cho héo. Sắp tết, mùa kiệu tết lại về... 

Kiệu bán ở chợ. Hình ảnh này làm ai nhìn thấy cũng xao lòng. Tết đang về - Ảnh: Trân Duy 

Vài năm nay, để đối phó với mê hồn trận hóa chất bên ngoài, rất nhiều gia đình chọn cách quay trở lại với thực phẩm tươi, ngon, sạch làm tại nhà. Trong đó có món kiệu chua ngọt ngâm dấm đường, kiệu muối ngâm nước mắm.

Nhộn nhịp 'chợ lùi' Sà Phìn ở Hà Giang

Sà Phìn là một trong số những phiên chợ lùi nổi bật của xứ đá Hà Giang. Chợ nằm ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 40km, ngay dưới đường dẫn lên dinh thự họ Vương. Sà Phìn còn được ví như “cổng trời” của cao nguyên đá.

Chợ Sà Phìn cách Hà Giang 40km, từ đây có thể thu vào tầm mắt cả thung lũng Sà Phìn thơ mộng với những đỉnh núi nhấp nhô và hàng sa mộc hiên ngang. 

Cũng như phần lớn các phiên chợ vùng cao, chợ Sà Phìn họp từ lúc tờ mờ sáng cho đến khoảng 15 - 16 giờ chiều mới tan. Hàng tuần, khi đến phiên chợ, người dân từ các bản làng trên núi cao lại rủ nhau gùi gánh mang hàng hóa xuống chợ để buôn bán, trao đổi. 

Nhộn nhịp làng quất cảnh trăm tuổi ở Hội An

Nhìn những trái quất vàng ươm, chín mọng lúc lỉu bu quanh cành lá sum suê, người ta dễ dàng cảm nhận sự thịnh vượng, tài lộc, viên mãn và không khí sum vầy ngày Tết.


Quật hay còn gọi là quất, miền nam gọi là tắc, là loại cây thường được chọn chưng trong dịp Tết đến, xuân về. Ở miền Trung, nhắc đến quất, người ta nghĩ ngay đến những làng quất cảnh hàng trăm năm tuổi ở Hội An (Quảng Nam) như làng Thanh Hà, Tân An, Cẩm Hà… 

19 thg 1, 2016

Vẻ đẹp độc đáo của tu viện Tả Phìn ở Sa Pa

Nằm giữa núi rừng của Sa Pa, dù đã trải qua gần cả thế kỷ thăng trầm nhưng khu tu viện Tả Phìn vẫn mang nét văn hóa, kiến trúc độc đáo mà không nơi nào có được.

Những đường nét cổ kính được phủ lớp rêu phong của thời gian khiến cả khu tu viện Tả Phìn trở thành điểm khám phá thú vị và đặc sắc 

Di tích nhà thờ đá nằm giữa thị trấn Sa Pa vốn đã quá quen thuộc với du khách với lối kiến trúc độc đáo cùng dáng vẻ đẹp mãi cùng thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi người dân phố núi đường tới nhà thờ đổ Tả Phìn thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo khác nằm giữa mây và núi. Nhiều người chỉ biết đây là một phế tích mà chưa biết rằng nơi đây chính là một tu viện từ thời xa xưa.

Rộ mùa cam Đường Canh - Yên Bái

Nổi danh với vị thanh mát và ngọt lịm khó quên, cam Đường Canh là sự lựa chọn của nhiều người, đặc biệt là vào vụ thu hoạch tháng mười hai và đầu tháng một hàng năm.

Cam Đường Canh hay còn gọi là cam Canh, là giống cam có vị ngọt đậm, vỏ màu vàng đỏ, mỏng và dễ bóc. Giống cam này được trồng lâu đời ở xã Vân Canh, Hoài Đức (Hà Tây) Hà Nội.

Cam đường canh nổi tiếng ngọt lịm và thanh mát 

Truyện ngày xưa kể lại, cam Đường Canh là một loại đặc sản chỉ được trồng để tiến cung cho vua chúa ngự cung. Vì vậy, nó còn có tên là cam ngự hay cam vua. Không phải ngẫu nhiên mà loại cam này lại được trồng lâu đời và tiến vua như vậy. Bởi vị ngọt và thơm, bởi vị thanh mát và nhiều nước từ mỗi múi cam bóc ra. Lớp vỏ mỏng và chắc, múi cam mẩy nước và ít hạt. Cam đường canh có hàm lượng đường tự nhiên cao, lại dễ ăn, lượng Vitamin A, B, C rất có lợi cho sức khỏe.

Thiên đường xám trên cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ trái đất cùng với quá trình phong hóa đã tạo ra các “vườn đá”, “rừng đá” có khung cảnh kỳ vĩ.

Rừng đá tại Lũng Táo với đủ hình thù to nhỏ xếp chồng chéo nhưng cùng chung một màu đen xám hoang hóa. Sức sống mãnh liệt vẫn hiện lên từ những thân ngô xanh mướt mọc lên từ chính những hốc đá nơi đây. 

Quán trà 'im lặng' giữa phố cổ Hội An

Nhận được nhiều khen ngợi trên trang TripAdvisor, phòng trà với đội ngũ nhân viên là người khiếm thính trở thành một địa điểm nhất định phải đến của du khách khi thăm Hội An. 

Nằm trên phố Trần Phú, bao quanh quán trà Reaching Out là vô số cửa hàng quần áo, đồ da và ăn uống khác nên nếu không để ý kỹ sẽ rất dễ bỏ qua. 

Ở quán, du khách không chỉ được thưởng trà mà còn có bánh ăn kèm hoặc gọi thêm theo yêu cầu. Ảnh: Hương Chi 

Quán trà như một mảng đối lập với phố Hội đông đúc khách du lịch và những cửa hàng lao xao. Bên trong quán, không gian yên tĩnh và cảm giác thư thái ngự trị.

Nem Bùi - món đặc sản dân dã ở Bắc Ninh

Chiếc nem thơm ngon ăn với lá sung chấm tương ớt cùng ly bia mát lạnh tạo nên hương vị khó quên dành cho thực khách vào bữa trưa nắng.

Nem là một món ăn chơi được nhiều người ưa chuộng, trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực đất Việt. Về Bắc Ninh, bạn không nên bỏ qua món nem Bùi, một trong những món ăn nức tiếng vùng Kinh Bắc.

Vị bùi bùi, béo béo, mùi thơm lừng là những đặc trưng bạn có thể cảm nhận ngay trong lần đầu tiên thưởng thức món ăn. Nem Bùi xuất xứ ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trải qua thời gian thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi ngày càng được nhiều người biết đến và trở thành món ẩm thực ngon rẻ. 

Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng quê xứ quan họ vẫn giữ được mùi vị truyền thống và vị trí trong lòng thực khách đến đây. Ảnh: Phong Vinh. 

Cung đường ven biển Mũi Dinh - Bãi Tràng đầu năm

Cách TP HCM 350 km, mũi Dinh (Ninh Thuận) men theo sườn núi dọc biển hoặc quốc lộ 1A tới Cà Ná, được xem là đường ven biển đẹp nhất Việt Nam hiện nay.

Băng qua đồi cát trong cái nắng rát bỏng và cơn gió khô rang, tìm đến Mũi Dinh (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), bạn sẽ thấy một khung cảnh nên thơ hoang sơ còn sót lại của dọc ven biển Nam Trung Bộ hiện ngay trước mắt. 

Cá leo nướng muối ớt và bọ cạp chiên giòn

Miền sông nước An Giang nổi tiếng với món cá leo nướng muối ớt ngọt thơm hay bọ cạp chiên bùi béo và giòn rụm.

Khám phá vùng sông nước miền Tây với không gian thanh bình, bạn đừng quên những món ăn từ lâu đã nổi tiếng nơi đây.

Cá leo nướng muối ớt

Cá leo thường sống ở vùng nước ngọt, có nhiều ở sông Tiền, sông Hậu. Cá có hình dạng dài, da trơn, thường nặng hơn một kg và rất khỏe, chúng có thể vượt qua các cánh đồng ngập nước, phơi mình trên cạn. 

Cá leo nướng muối ớt là món ăn hấp dẫn du khách khi đến An Giang. Ảnh: Danviet 

Đệ nhất động trên cao nguyên đá Hà Giang

Hang Lùng Khúy với những hình thù kỳ lạ, các mảng thạch nhũ lấp lánh được hình thành tự nhiên trên trần và vách đá từ hàng triệu năm trước tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, hấp dẫn bất kỳ du khách nào đến thăm.

Hang động Lùng Khúy cách thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ (Hà Giang) khoảng 10 km. Hang mới được phát hiện vào đầu năm 2015, được đánh giá là hang động đẹp nhất của cao nguyên Hà Giang với địa mạo, địa chất, nhiều nhũ đá có hình thù kỳ lạ được hình thành từ hàng triệu năm trước. 

14 thg 1, 2016

Ngất ngây cơm thịt nướng Ninh Hòa

Người Ninh Hòa có thói quen ăn cơm ngày ba bữa. Vừa mở mắt đã ăn cơm cho chắc bụng để đi học, đi làm. Trưa về đói bụng, cả nhà quây quần bên bữa cơm giữa trời nóng như điên, rồi nghỉ ngơi, tiếp tục công việc. Đến tối, nếu không bánh trái ngoài đường thì vẫn trung thành với mâm cơm gia đình đầm ấm. 

Chị Chút, con gái dì, tiếp nối nghề của má, bán món cơm thịt nướng trước cổng nhà. Chị không bày ra bàn như xưa, mà để trong tủ kiếng kèm thêm món bánh mì thịt. Bữa nào khách cũng đông nườm nượp. 

Tờ mờ sáng tới tận tối mịt nửa đêm, bạn dễ dàng thấy những hàng cơm đông đen khách ở ven đường, khắp cùng thị xã. Người Ninh Hòa không ăn cơm gà, mà đổi qua cơm vịt. Họ cũng ít ăn cơm tấm bì sườn chả như người Sài Gòn, mà thay bằng cơm thịt nướng thơm lừng lựng. 

Thơm giòn bánh tôm phố Hội

Gió lạnh vẫn cứ phả vào từng ngõ phố. Lẩn khuất trong những làn gió se sắt ấy, người ta có thể dễ dàng nhận ra hương thơm độc đáo của món bánh tôm, thứ quà quê bình dị...
Tôm là một nguyên liệu bổ dưỡng, giàu can xi để chế biến các món trong bữa ăn gia đình. Với đôi bàn tay khéo léo, người dân phố cổ Hội An (Quảng Nam) chế biến tôm thành một món ngon lý thú dành cho khách thập phương. 

Tựa mình bên ghế đá yên tĩnh hay thả chân lang thang nơi góc phố lao xao, chỉ một thoáng thôi, du khách sẽ dễ dàng thấy bóng dáng xe bánh tôm của các cô, các chị thoáng qua. 

Cô bán hàng má đỏ hây hây, đặt vài con tôm vào bát bột chiên, nhẹ nhàng lăn sao cho toàn bộ tôm được bao phủ một lớp áo bột mỏng. Đợi khi dầu ăn trong chảo sôi lăn tăn thì nhanh tay thả tôm tẩm bột vào chảo dầu, lật đều hai mặt bánh cho vàng rộm, vừa ăn - Ảnh: Thanh Ly 

Thử ăn cà ri cá của người Chăm

Gần đây, một số đầu bếp người Chăm đã có ý tưởng sáng tạo và biến tấu món cà ri Chà truyền thống thành món cà ri cá, rất lạ miệng và hấp dẫn. 

Tô cà ri cá tra do thợ nấu người Chăm thực hiện - Ảnh: Hoài Vũ 

Trong văn hóa ẩm thực của người Chăm, ngày thường họ ít dùng các món chiên, xào mà lại thích các món luộc và nướng như gà luộc, dê luộc chấm muối ớt thật cay. Đặc biệt trong các ngày lễ tết và tiệc tùng, người Chăm bao giờ cũng nấu món cà ri Chà truyền thống.

Gọi cà ri Chà là vì người địa phương thường gọi người Chăm là “Chà Và”, do đọc trại từ chữ Java. Người Việt mình nấu cà ri thường nấu với gà, vịt, còn người Chăm thì thường nấu với thịt dê hoặc bò.

13 thg 1, 2016

Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non ở Đồng Tháp

Gỡ những miếng thịt cá trắng nõn, thơm nức cuốn cùng với lá sen non, chấm cùng nước mắm me, bạn sẽ cảm nhận hồn quê Đồng Tháp trọn vẹn khi thưởng thức món ăn.

Cá lóc (miền Bắc gọi là cá quả) nướng trui có ở nhiều vùng đất khác nhau và trở thành món ăn dân dã. Nhưng cá lóc nướng cuốn cùng với lá sen non mang lại một hương vị không thể cưỡng nổi, là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến Đồng Tháp.

Cá lóc còn tươi được rửa sạch, sơ chế, bỏ mật cá rồi lấy muối hạt rửa lại, để cho ráo nước. Người chế biến thường dùng một cây sả tươi luồn thẳng từ miệng cá xuống dưới thân rồi đem nướng, vừa khử tanh, vừa mang lại hương thơm hấp dẫn.

Trước đây, người dân Tháp Mười thường nướng cá bằng rơm rạ và nướng cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật và sự khéo léo. Phải ước chừng được lượng rơm vừa phải để làm sao cho cá chín đều, không bị cháy và khô quá. Phần đầu và bụng cá là phần lâu chín nhất nên cần được nướng lâu hơn. Ngày nay người ta thường cho lên bếp than hồng, nướng cho đến khi cá có màu vàng đẹp mắt, da cá săn lại và tỏa mùi thơm nức. 

Cá lóc được cuốn kèm cùng lá sen non và bún, bạn có thể cảm nhận hồn quê xứ Đồng Tháp trong từng hương vị món ăn. Ảnh: DongThaptourist 

Chả trứng mực và chuột đồng chiên sả ớt Cà Mau

Những miếng chả trứng mực vàng ruộm thơm nức hay chuột đồng ướp sả ớt kích thích bởi vị cay là món ăn bạn nhất định nên thử khi đến vùng đất Cà Mau.

Với giá chỉ từ 80.000 đến 120.000 đồng, bạn có thể thưởng thức những món ăn đặc sản ở đất Mũi.

Chả mực trứng chiên

Nếu đến vùng đất Mũi nơi tận cùng của Tổ quốc, bạn đừng quên thưởng thức món mực trứng chiên. Món ăn này hấp dẫn bất kỳ ai từng thưởng thức bởi màu vàng ruộm, giòn và mùi thơm đặc trưng.

Để làm món trứng mực chiên rất kỳ công, thường phải chọn những con mực có trứng, xẻ dọc theo thân mực rồi lấy bọc trứng nằm bên trong. Người chế biến cũng phải khéo léo làm sao cho trứng mực không bị vỡ, nát và tránh túi mật vỡ sẽ khiến trứng mực bị mất màu, có vị đắng. 

Chả trứng mực vàng ruộm là món ăn hấp dẫn bất kỳ thực khách nào. Ảnh: savitour 

Vẻ đẹp dinh thự Hoàng A Tưởng

Dinh thự Hoàng A Tưởng - một công trình pha trộn giữa kiến trúc nhà cổ của Pháp với kiến trúc phương Đông, đã đạt đến trình độ thiết kế tinh xảo và nổi lên với quy mô đồ sộ tại vùng núi cao xa xôi, hùng vĩ Bắc Hà.
Gần 100 năm qua, khu dinh thự này vẫn đứng sừng sững giữa bao la núi đồi, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà.

Công trình được khởi công năm 1914 theo thiết kế và sự giám sát trực tiếp của hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc. Đến năm 1921, tòa dinh thự mới hoàn thành.

12 thg 1, 2016

Có một mùa phượng vàng báo xuân

Mùa này chính là mùa những bông hoa vàng rực bung nở, mời gọi các loài chim hút mật như báo hiệu mùa xuân sắp về, sau đó rơi rụng lấm tấm vàng trên bãi cỏ xanh.

Phượng vàng nở báo xuân về 

Ở khu vực vườn ươm gần cà phê Vườn Tượng (nằm phía đường Huyền Trân Công Chúa và Nguyễn Du) công viên Tao Đàn, TP.HCM có một cây hoa nhánh vươn thẳng lên cao. Cuối năm, khi tiết trời se lạnh, cây rụng lá, chờ đến sau Tết dương lịch lại trổ lá, đơm hoa.

8 thg 1, 2016

Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba na, Kon Tum

Người Ba na ở làng Đắc Vớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ cầu an để xua đuổi những điều xấu ra khỏi buôn làng, cầu may mắn, hạnh phúc cho người dân.

Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba na, Kon Tum. Ảnh: Baocongthuong

Là một trong những dân tộc bản địa ở Kon Tum, hiện nay người Ba Na còn lưu giữ khá nhiều phong tục truyền thống đặc biệt là những lễ hội văn hóa độc đáo. Người Ba Na quan niệm: con người từ khi sinh ra đến khi chết sẽ trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người - Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên - Yàng,…Trong những mối quan hệ ấy, đều tồn tại niềm tin tín ngưỡng mạnh mẽ và những Lễ hội để biểu trưng cho tín ngưỡng đấy. Trong đó có Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng.

Tết hoa độc đáo của đồng bào Cống, Điện Biên

Theo tổ tiên người Cống lưu truyền, nếu Tết hoa chưa được tổ chức thì chưa ai được phép đi phát nương, đào củ mài và vui chơi, ca hát.

Tết hoa là lễ hội cổ truyền đặc sắc mà không phải tộc người nào cũng có. Ảnh: Baotintuc.vn

Dân tộc Cống hiện chỉ còn khoảng 1.000 người, sinh sống trong 4 bản rải rác tại các huyện Điện Biên, Mường Nhé và Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên). Theo quan niệm của người Cống, cứ trong tháng 9 âm lịch, sau khi thu hoạch mùa màng xong, mỗi nhà tự ăn tết theo điều kiện của gia đình mà không có ngày cụ thể. Trước đây, tết diễn ra từ (03 - 04) ngày, nay rút ngắn lại chỉ còn 01 ngày, 01 đêm.

Hành trình khám phá đồi cỏ và rừng Tà Năng

Quên đi lo âu, tận hưởng khoảnh khắc tự do giữa đất trời ngút ngàn, mây trời bảng lảng trên những hàng thông xanh rì, là cảm xúc chiêm ngưỡng cảnh quan bao la của Tà Năng sau hành trình trekking đáng nhớ.

Khu rừng Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách TP HCM hơn 300 km. Nếu dành cuối tuần cho chuyến đi, tối thứ 6 bạn khởi hành để đến Đức Trọng sáng sớm thứ 7, di chuyển và trekking ở khu vực Tà Năng đến trưa ngày chủ nhật. Rời rừng và di chuyển về TP HCM kịp khuya ngày chủ nhật. 

Lễ hội chọi dê độc đáo trên cao nguyên Quản Bạ

Rong ruổi trên cao nguyên Quản Bạ, cách thành phố Hà Giang chừng 40 km, bạn sẽ thấy bên sườn vách núi cheo leo, lác đác những bông hoa đào nở sớm, là tiếng lúc lắc, leng keng của chuông đeo cổ trên những con dê to lớn mỗi chiều về khi dẫn đàn xuống núi.

Những năm gần đây, mô hình nuôi dê lấy thịt ở Hà Giang được nhân rộng và mở ra triển vọng thoát nghèo cho người dân ở cao nguyên nơi cực Bắc tổ quốc. Với đặc tính dễ nuôi, leo trèo giỏi, khả năng thích nghi, sinh sôi nảy nở tốt và ít tốn công chăm sóc, dê thường được thả rông trên các vách núi, những mỏm đá cạnh vực sâu rất nguy hiểm. 

Chủ dê của xã Quản Bạ dẫn dê vào sới để thi đấu. Ảnh: Anh Phương 

6 thg 1, 2016

Như đã yêu hoa anh đào...

Những ngày này,  báo mạng ào ạt đăng bài "về Long Hải ngẩn ngơ với cánh rừng hoa anh đào bạt ngàn do người Nhật trồng từ thuở nào". Ấy, nhưng coi nào, đâu phải vậy đâu?

Không phải hoa anh đào

Loài hoa có cánh hồng phơn phớt, nở rộ lúc xuân về ấy không phải hoa anh đào sakura nổi tiếng của Nhật Bản, mặc dù rất giống. Đó là hoa đỗ mai. Thông tin về hoa đỗ mai (theo báo Bà Rịa - Vũng Tàu) như sau:

Ghe chèo - Nét văn hóa vùng sông nước

Có thể nói, bên cạnh dòng sông, chiếc ghe và cây chèo là những thứ chưa bao giờ tách khỏi cuộc sống của người dân vùng sông nước Cửu Long. Thực tế cho thấy, sự hiện hữu của nó giờ đây không đơn thuần là một phương tiện giao thông mà còn là một đặc trưng văn hóa.

Ảnh: quocgiahanhchanh.com

Như ta đã biết, chiếc ghe và cây chèo đã gắn bó với ông bà ta từ lúc khai hoang mở cõi. Vì với đặc tính là một vùng sông, rạch chằng chịt thì không có phương tiện đi lại nào lí tưởng hơn chiếc ghe. Chính nó là công cụ phục vụ đắc lực cho quá trình tồn tại và chinh phục tự nhiên của những bậc tiền nhân.

Bến xe khách Mỹ Tho xưa và nay

Để phục vụ việc di chuyển của hành khách, không có gì tiện lợi bằng những chuyến xe. Nhu cầu đi lại càng nhiều thì xe cộ càng đông; bến bãi cũng từ đó mà phát sinh thêm ở nhiều khu vực. So với các tỉnh bạn, thành phố Mỹ Tho có thể nói là nhiều bến xe nhất, và cũng theo thời gian mà chúng trải qua bao bước đổi dời!

Trước năm 1955, tại góc Giếng Nước Nhỏ, giao lộ giữa Yersin và Ngô Tùng Châu (bây giờ là Lê Thị Hồng Gấm) có bến xe lam Mỹ Tho – Bình Đức. Ban đầu chỉ có một vài chiếc, sau “thấy làm ăn được”, nên dần dần số đầu xe lên gần cả chục! Khổ nỗi lúc đó đất rộng người thưa, tuyến đường Mỹ Tho - Bình Đức lại ít khách, nên chuyện hành khách lên xe phải “chờ đủ người” rất mệt mỏi, có khi cả tiếng đồng hồ! Hành khách giận dỗi xuống đi bộ là chuyện thường, và bác tài đã đuổi kịp họ tại… Bình Đức!

Bến xe Mỹ Tho 1968

Thăm biệt điện mùa hè của Vua Bảo Đại ở Đà Lạt

Biệt điện mùa hè của vua Bảo Đại là một công trình có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc và lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử.

Dinh 3 Đà Lạt nằm trên một ngọn đồi trong rừng Ái Ân đầy thơ mộng, thuộc thành phố Đà Lạt, thủ phủ tỉnh Lâm Đồng, trung tâm của miền đất Tây Nguyên Việt Nam. Đây là nơi sinh sống và làm việc của vua Bảo Đại và gia đình trong giai đoạn từ 1938-1954.

Thung Nham - thắng cảnh yên ả ở Ninh Bình

Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình, nhưng chỉ vài năm trở lại đây, vườn chim Thung Nham mới được khách phương xa biết đến nhiều. 


Từ thành phố Ninh Bình chúng tôi đi khoảng gần chục cây số là tới Tam Cốc – Bích Động. Từ chùa Bích Động đi thêm 4 cây số nữa thì tới Thung Nham, vùng lõi của Tràng An.

Cuối tháng Chín, nhiều nơi ở miền Bắc còn nóng bức nhưng tại Thung Nham, không khí đã mát mẻ và rất trong lành.

Đậm đà hương vị bánh đúc Đồng Quan

Nằm nép mình bên dòng sông Thương thơ mộng, thôn Đồng Quan từ lâu đã được nhiều người nhắc đến với loại bánh mộc mạc mang hương vị đặc trưng riêng có của vùng đất này. Đó chính là bánh đúc. 

Bánh đúc Đồng Quan ngon nhất khi ăn với tương bần - Ảnh: Hoàng Hân 

Đi dọc đất nước từ Bắc vào Nam, rất nhiều món ăn dân dã nhưng mang đậm hồn dân tộc, là niềm tự hào của nền ẩm thực Việt Nam. Bánh đúc cũng là loại bánh như vậy.

Nhà thảo bạt lớn nhất Nam bộ

Mặt trước ngôi nhà của hội đồng Cự với phần thảo bạt - Ảnh: H.P 

Từ ngoài nhìn vào, du khách cảm nhận được sự uy nghiêm, bề thế, cho thấy gia chủ xưa là người rất giàu có. Khi vào bên, du khách có cảm giác yên bình và thân thuộc do lối kiến trúc đậm chất Việt. 

Từng được cơ quan quản lý di tích đánh giá là công trình có kiến trúc chạm độc đáo nhất tỉnh, ngôi nhà xưa của hội đồng Phan Văn Cự ở ấp Phú Hưng, xã Long Khánh, TX.Cai Lậy (Tiền Giang) được xem là nhà thảo bạt lớn nhất Nam bộ.

Rừng cao su trong mùa thay lá ở Gia Lai

Điểm tham quan hấp dẫn nhất Gia Lai ngày cuối đông đầu xuân là những cánh rừng cao su trong mùa trút lá.

Gia Lai là một tỉnh vùng núi Tây Nguyên, nơi đất đỏ bazan màu mỡ thích hợp quy hoạch trồng rừng cao su. Không những mang lợi ích về kinh tế, mà cánh rừng cao su còn ấn tượng và quyến rũ bởi không gian đẹp kỳ lạ như góc trời châu Âu trong mùa trút lá. 

5 thg 1, 2016

Tên em như một bài thơ

Em tên là lá mơ. Bỏ qua chuyện em thường được ăn chung với thịt chó (bị nhiều người lên án) thì cái tên lá mơ của em thiệt là nên thơ, hữu tình. Nhưng đó là tên gọi ở miền Bắc, còn dân Nam bộ thì rất phàm phu tục tử, họ gọi em là lá thúi địt. Sao kêu dzậy? Thì cứ vò cái lá của em thử coi, em sẽ tỏa ra một cái mùi rất ư là... thúi địt!


Thung lũng cam vàng rực tại Yên Bái

Mùa này nếu ai đi qua thị trấn Thu Cúc để vào huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì sẽ ngỡ ngàng với những vườn cam vàng rực tại xã Thượng Bằng La của huyện này.

Tinh tế bún chay xứ Huế

Người Huế luôn dành hết tâm huyết cho ẩm thực cho nên không ngạc nhiên khi món chay cũng thể hiện trọn vẹn điều đó.
Trong một tô bún chay bình dị và dân dã xứ Huế hội tụ không dưới mười loại nguyên liệu nhưng đều là những thực phẩm tự nhiên, bổ dưỡng, tuyệt đối không dùng nguyên liệu chay bán sẵn như các nơi khác. 

Vào ngày rằm và mùng một, nơi nơi đều bán món chay 

Không nơi nào có nhiều món bún như Huế. Ẩm thực Huế biến tấu đa dạng với bún bò, bún mắm nêm, bún thịt nướng, bún nghệ, bún giấm nuốc… và thật thiếu sót nếu không nhắc đến bún chay, món ăn thân thuộc và lành mạnh của người Huế. 

Nem nướng Đà Lạt - quánh sệt nước chấm khó quên

Một trong số những món ăn khi đến Đà Lạt nhất định phải thử, và nếu đã thử thì nhất định sẽ tìm đến lần thứ hai, đó là nem nướng. Thông thường, nghe đến nem, người ta nghĩ đến thịt chua, nhưng, với nem Đà Lạt thì không! 

Nem nướng Đà Lạt được làm từ loại thịt heo chọn lọc kỹ, xay nhuyễn, nêm nếm gia vị cùng hành tỏi, buộc người làm phải đi qua một công đoạn là quết bằng tay để tạo độ dai cho món ăn. Khi đã đạt được đến độ dai như mong muốn, thực phẩm này được ve tròn dài trên đũa gỗ tiện cho việc nướng và nhất định sẽ phải nướng ở bếp than. Mùi thịt ướp, thơm nồng gia vị, quyện vào cùng mùi khói than nóng tạo nên một hương vị hấp dẫn đến lạ lùng. 

Mùi thịt ướp, thơm nồng gia vị, quyện vào cùng mùi khói than nóng tạo nên một hương vị hấp dẫn đến lạ lùng.

Mùa mật ong bạc hà

Khi gió mùa đông bắc thổi mạnh khiến cái lạnh đến cắt da cắt thịt bao trùm lên những dãy núi đá tai mèo lởm chởm ở đất Mèo Vạc (Hà Giang) thì cũng là lúc hoa bạc hà nở rộ khoe sắc tím ngắt: báo hiệu tràn trề mật.

Người dân ở xã Lủng Pù dựng lều bạt du mục ngay cạnh con đường liên xã để nuôi ong bạc hà - Ảnh: Q.T. 

Và đã từ nhiều năm nay mùa mật ong bạc hà trở thành một nghề mang lại cơm áo, gạo tiền cho bà con nơi đây. 

Mùa quách chín

Quậy ly nước màu nâu sền sệt tỏa mùi hương thơm ngát mà những câu chuyện ngày xưa cứ ập về. Đúng rồi, tháng chạp, tháng giêng là mùa quách chín.

Trái quách - Ảnh: Cao Cát 

Tôi ngừng xe ở vạch chắn dừng tại một điểm dành ưu tiên cho xe lửa chạy. Đó là một con đường nhỏ ở khu vực Phú Nhuận, TP.HCM. Không phải giờ cao điểm nên không có quá nhiều xe. Bỗng tôi nghe một mùi hương trái chín quen phảng phất.

Đang nhìn quanh quất thì bà xã phía sau đập vai, chỉ vào một căn nhà ven đường. Mảnh hè hẹp bày cái rổ nhỏ để trên ghế, kèm theo tấm giấy viết tay gió đang thổi lay lắt: "Trái quách chính hiệu Cầu Kè".

4 thg 1, 2016

Đẹp ngỡ ngàng rừng hoa anh đào Phước Hải ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Không kiêu sa như hoa đào Hà Nội và cũng chẳng rực rỡ sắc thắm như hoa anh đào Đà Lạt, rừng hoa anh đào tại Long Hải, Phước Hải (thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) thu hút du khách bằng 2 sắc trắng, hồng nhẹ nhàng như cô gái quê dịu dàng e ấp và có chút gì đó hoang dại của núi rừng miền Đông Nam Bộ.


Không còn là một rừng hoa anh đào quá rộng lớn và xôm tụ như những bức ảnh lịch của những năm 2005 trở về trước, khi con đường ven biển chưa được thi công sạch đẹp và hiện đại như hiện nay, thế nhưng, rừng hoa anh đào Long Hải vẫn còn đó niềm kiêu hãnh của sự khác biệt và ấn tượng đối với du khách phương xa cũng như những người dân sinh ra và lớn lên tại địa phương.

Ngon nức tiếng bún lòng bà Hiền ở Đà Nẵng

Bún lòng quán bà Hiền là một trong những món khoái khẩu của thực khách mỗi khi du lịch đến Đà Nẵng và người dân địa phương hơn 30 năm qua, dù nằm trong con hẻm sâu hun hút tưởng chừng không... tồn tại một quán xá nào. 


1.Thú thật tôi vốn không hảo các món ăn liên quan tới lòng. Nên mới sáng sớm, khi cô bạn rủ dẫn đến một quán bún lòng Đà Nẵng, tâm lý của tôi là chiều bạn nhiều hơn là thích thú. 

Trong khi đó, cô bạn thì ra chiều hí hửng: “Mi cứ tới đây ăn rồi hẵng bày tỏ quan điểm hỉ!”. 

Xuýt xoa nem nướng Bình Định chiều đông

Hồi chợ Lớn còn chưa cháy, cứ mỗi buổi chiều dịp cuối năm, cả đám tục lục kéo nhau đi…dạo chợ. Dạo đâu không thấy, cứ hễ đi tới phía bên hông cổng chợ là buộc phải dừng lại, đứng lại và đòn gỗ ngồi xuống. 

Mùi nem nướng sực nức trong không gian se se lạnh khiến những đôi chân bị chùng lại, không nỡ rời đi trong khi cái bụng đang réo gọi, biểu tình phải ăn.

Khó mà bước tiếp khi mũi đã bị mùi nem nướng dụ khị. Biết khách đã “vào tròng”, cô chủ gánh nem nhỏ nhắn từ tốn lột từng tấm là chuối quấn nem, kế đến là lớp lá ổi in hình từng đường gân lá lên miếng nem vuông vắn. Giờ thì khách đã ngồi chờ, hàng hàng, lớp lớp. Gánh nem nhỏ mà ấm áp trong một chiều đông... 

Từng xiên nem nướng trên lò lửa than hồng vào những chiều se lạnh luôn khiến người ta “mềm lòng” 

Khám phá tour ẩm thực đặc sắc ở Phan Rang

Bánh căn, bánh xèo, hay thịt dông nướng, dê núi,…cùng với những địa chỉ ăn ngon sẽ giúp cho chuyến du lịch, tham quan vùng đất nắng Phan Rang, Ninh Thuận thêm đậm đà, khó quên.

Dưới đây là những món ăn ngon và gợi ý địa điểm quán cho du khách muốn khám phá ẩm thực Phan Rang.

Bánh xèo, bánh căn 

Bánh xèo Phan Rang trở thành đặc sản không thể bỏ qua. Ảnh: Vĩnh Hy. 

Hội An lung linh đêm giao thừa

Hơn 10.000 đèn lồng trong đó chiếc cao kỷ lục với chiều cao hơn 5 mét khiến phố cổ Hội An (Quảng Nam) sáng lung linh hơn trong đêm giao thừa.

Tối 31/12, TP Hội An (Quảng Nam), tổ chức nhiều hoạt động trong chương trình "Hội An chào năm mới 2016". Các hoạt động được diễn ra chủ yếu ở khu phố cổ, vườn tượng An Hội. Để chào mừng năm mới, các tuyến đường trong thành phố và những địa điểm nổi tiếng như Chùa Cầu được trang trí rực rỡ sắc màu. 

Lễ hội Nhảy lửa của người Dao đỏ tại Hà Giang

Lễ hội Nhảy lửa được tổ chức cuối năm và đầu xuân là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của đồng bào Dao đỏ.

Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm và đầu xuân. Lửa mang lại sự ấm áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. 

Một ngày về Củ Chi thăm địa đạo, ăn đặc sản

Tìm hiểu lịch sử, trải nghiệm cảm giác đi trong địa đạo, bắn súng, hay thưởng thức các món ăn địa phương... sẽ mang cho bạn ngày thú vị.

Huyện Củ Chi cách trung tâm TP. HCM khoảng 70 km, là lựa chọn phù hợp cho một ngày đi chơi nhóm. Củ Chi có 2 khu di tích địa đạo: Địa đạo Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định) tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng và Địa đạo Bến Đình (căn cứ Huyện ủy Củ Chi) tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, cách nhau 13 km.

Di chuyển thuận tiện

Xe bus: Bạn đón tuyến số 13 từ Bến Thành đến Chợ Củ Chi và đón tiếp tuyến 79 để tới địa đạo Bến Dược. Còn nếu tới địa đạo Bến Đình, bạn đi tuyến 13, xuống ở bến xe An Sương, đón tuyến 122 tới ngã tư Tân Quy, sau đó đón tuyến 70.

Xe ô tô, xe máy: Đi theo hướng An Sương - Quốc lộ 22 và theo chỉ dẫn đến địa đạo Củ Chi.