27 thg 8, 2015

Xưởng làm lò đất cuối cùng ở Sài Gòn

Đã qua rồi cái thời đun nấu bằng rơm, bằng củi nên cái bếp lò bằng đất nung quen thuộc ngày nào giờ cũng thấy vắng bóng trên thương trường. Có lẽ vì thế mà cái xưởng làm bếp lò bằng đất nung duy nhất của ông Năm Tiếp nằm ngay dưới chân cầu Rạch Cây giờ lại trở thành cái nghề độc, nghề hiếm ở xứ Sài thành hoa lệ này.

Nằm ngay dưới chân cầu Rạch Cây trên đại lộ Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Tp. Hồ Chí Minh), xưởng làm lò đất Năm Tiếp của ông Trần Văn Tiếp (tên thường gọi là Năm Tiếp) là nơi sản xuất lò đất duy nhất ở Sài Gòn. Thị trường chủ yếu để tiêu thụ lò đất là vùng nông thôn các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên, Nam Trung bộ…

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi mà bếp củi vẫn được dùng chủ yếu trong các hộ gia đình thì nghề làm bếp lò thịnh hành, nên bên chân cầu Rạch Cây thời ấy có khoảng 30 cơ sở sản xuất bếp lò bằng đất nung.

Ghé thăm làng chiếu Bàn Thạch

Anh về Bàn Thạch em trải chiếu cho anh nằm
Tình sâu nghĩa nặng mấy con trăng rằm không phai

Đến Trà Nhiêu (Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) nhiều du khách tìm về Bàn Thạch bằng được chỉ vì hai câu thơ ấy. 

Phơi chiếu sau khi đã hoàn thiện sản phẩm - Ảnh: T.Ly 

Đã trải qua bao thăng trầm nhưng Bàn Thạch vẫn còn đó những bãi cói xanh tốt dọc bên dãi đất bồi, vẫn còn đó tiếng lách cách đều đặn từ khung cửi dệt trong mỗi chiều hoàng hôn…

26 thg 8, 2015

Sao gọi là Ngã tư Ga?

Ngã tư Ga là một mốc địa điểm khá quen thuộc với người Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Đó là một giao lộ giữa quốc lộ 1A và đường Hà Huy Giáp, thuộc địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM. Giao lộ này bây giờ là cầu vượt, với 4 hướng về trung tâm Sài Gòn, Hóc Môn (quận 12), Thủ Đức và Bình Dương.

Hôm rồi, khi đi ngang qua đây, cậu con tôi hỏi: Sao kêu là Ngã tư Ga vậy ba?

Tôi buộc miệng trả lời: Chắc tại hồi trước ở đây có ga xe lửa!

Bến xe Ngã Tư Ga. Ảnh: Panoramio.com

Tới Ninh Hòa, đừng quên ăn chả cuốn lề đường

Người Ninh Hòa luôn tự hào với món nem chua và nem nướng nổi tiếng toàn thế giới. Có thể bắt gặp những nhà hàng nem Ninh Hòa ở Nha Trang, Sài Gòn, Hà Nội, giữa California, Washington D.C., Florida, Sydney hay thậm chí là Paris hoa lệ.

Dù xa xôi cách trở, chế biến theo từng khẩu vị vùng miền nhưng gốc rễ nó đều bắt nguồn từ những người con ra đi từ vùng đất ngô khoai xanh mướt, ủ tình lên men chua và gói vào lá chùm ruột tương tư ấy. 

Để ăn được cuốn chả đúng chất, nên tìm tới những quán lề đường của dì Năm, dì Ba quen thuộc, gắn bó với gánh chả năm sáu mươi năm, từ lúc là gái còn son, tới giờ tóc bạc trắng đầu, lưng còng tới gối, con dao xắt dưa mỏng tanh, mòn đi một nửa. 

Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm ở Phú Yên

Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm là những món ăn bình dân, đặc trưng ở xứ biển Phú Yên bạn nên thưởng thức khi có dịp đến đây.

Các món ăn vặt ở Phú Yên rất giản dị, giá chỉ khoảng 20.000 đồng.

Bánh xèo hải sản

Khác với bánh xèo miền Tây, món này ở Phú Yên có kích thước vừa phải, chỉ bằng bàn tay người lớn xòe ra. Bánh làm từ bột gạo tẻ ngâm nước, xay nhuyễn. Khi tráng, người thợ nhanh tay múc từng vá bột đổ vào khuôn, cho thêm giá sống, hẹ và nhân tôm, mực vào bên trong. Bánh được chiên vàng giòn và chấm mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt tùy sở thích.

Bánh xèo thường được ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, rau thơm, khóm. Người Phú Yên khi ăn bánh xèo có thói quen cuốn tất cả nguyên liệu trong miếng bánh dẻo mềm. Giá một chiếc bánh khoảng 10.000 đồng. 

Chiếc bánh xèo tròn đẹp và bắt mắt khi cho vào khuôn. Ảnh: Khánh Bình 

Các điểm du lịch tâm linh ở Quảng Bình

Ngoài Vũng Chùa - Đảo Yến, Quảng Bình còn nhiều điểm du lịch tâm linh thu hút du khách như hang Tám Cô, đền thờ Liễu Hạnh công chúa.


Vũng Chùa – Đảo Yến

Nơi đây thuộc thôn Thọ Sơn, Quảng Trạch, cách Đèo Ngang khoảng 7 km về phía nam, được bao bọc bởi Hòn La, Hòn Gió và Đảo Yến (Hòn Nồm). Vũng Chùa - Đảo Yến hiện lên với cảnh sắc hoang sơ của núi rừng biển đảo. Biển Vũng Chùa có cát trắng mịn, nước biển trong xanh cùng khung cảnh thanh bình. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại khu vực này từng có một ngôi đền rất linh thiêng nhưng đã bị xóa mòn theo gian. Nền móng là di vật còn sót lại của ngôi đền. Ảnh: Hoàng Thương. 

25 thg 8, 2015

Xa xôi Hà Nội

Bình thường, món ăn sáng bình dân nhất là xôi. Hủ tiếu, phở từ 25 đến 30 ngàn một tô. Bánh mì thịt 10 đến 15 ngàn một ổ. Xôi thì nếu hết tiền mua một gói 5 ngàn lót dạ cũng được. Với lại ăn xôi (hoặc bánh mì) nó gọn, nhanh, không cầu kỳ.

Bởi vậy, tui ra Hà Nội hết tiền, bèn quyết định ăn xôi cho đỡ tốn, mà nhanh nữa. Tuy nhiên, đã đi du lịch thì phải ăn chỗ có tiếng một chút để vế còn khoe với mọi người là mình ăn đặc sản chớ. Gần khách sạn tui ở có quán xôi vỉa hè nổi tiếng Hà Nội là Xôi Yến, đường Nguyễn Hữu Huân. Tui thả bộ ra ăn xôi.

Cái quán xôi vỉa hè đó đây nè:

Xôi Yến, Nguyễn Hữu Huân. Ảnh: Zing

Về Bạc Liêu ăn dưa bồn bồn

Không chỉ có món gỏi thường thấy ở những bữa tiệc, những loại "rau" sạch này còn được bà con miền Tây làm dưa chua để chế biến nhiều món ngon khác. 

Đĩa dưa bồn bồn xào lòng mề, tép với màu sắc bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn - Ảnh: T.Tâm 

Phiên chợ đặc biệt ở Lý Sơn

Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) có phiên chợ đặc biệt, duy nhất chỉ có ở Việt Nam, đó là phiên chợ hành tỏi. Và dĩ nhiên ở đây chỉ bán 1 mặt hàng duy nhất là hành tỏi. 

Phiên chợ hành tỏi diễn ra từ 4h đến 6h sáng. Họp chợ là những nông dân trồng hành tỏi mang đi bán cho các thương buôn từ đất liền ra. Chợ họp sớm từ khi mặt trời còn ngủ. Không có ánh sáng, những chiếc đèn pin hay đèn xe máy lập lòe trong đêm cùng tiếng nói, đùa lúc dọn hàng của nhà nông đất tỏi. 

Thăm chùa do mẹ vua Bảo Đại khởi dựng

Đến thăm ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan ở số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, TP.Buôn Mê Thuột (tỉnh Đăk Lăk), du khách có dịp ngỡ ngàng trước một công trình kiến trúc cổ đặc sắc cả về xuất xứ lẫn tạo hình của nó.

Đây là ngôi chùa do đích thân bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu – Hoàng Thị Cúc (Thân Mẫu của vua Bảo Đại) hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo vùng đất Tây Nguyên vào năm 1951. Chùa có rất nhiều hạng mục nhưng được kết hợp vô cùng hài hòa, giản dị. Đặc biệt nhiều hạng mục như rồng, voi phục…cùng vô số đại cột bằng đá, gỗ…mái chùa cong truyền thống và hoà quyện những nét nhà sàn mang bản sắc văn hoá của đồng bào Tây nguyên.