21 thg 2, 2015

Làng hoa Tây Tựu vào vụ Tết

Cúc, violet, thược dược... vào độ đẹp nhất, bông nở to và sắc màu rực rỡ, được các chủ vườn thu hoạch chuyển vào thành phố phục vụ Tết Nguyên đán. 

Làng hoa Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20 km. Cứ đầu tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân xã Tây Tựu lại tất bật chuẩn bị cho một mùa hoa Tết. Nhiều nhất ở đây là hoa cúc. 

Dạo chơi 6 làng hoa ven Hà Nội dịp giáp Tết

Hà Nội vốn nổi tiếng với làng hoa Nghi Tàm, Quảng Bá... là điểm đến yêu thích của số đông người dân thủ đô. Không chỉ vậy, hiện nay, các vùng lân cận như Xuân Quan, Phụng Công (Hưng Yên) cũng trồng nhiều loại hoa rất đẹp.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, Hà Nội lại ngập tràn sắc màu rực rỡ của các loại hoa hồng, cúc, đào, đồng tiền, thược dược... Nguồn hoa dồi dào đó chính từ các làng ven đô, nhiều nơi còn chuyển đất canh tác nông nghiệp sang trồng hoa phục vụ quanh năm.

1. Làng hoa Tây Tựu

Nằm ở quận Bắc Từ Liêm, Tây Tựu là một làng nghề trồng hoa lâu đời của thủ đô Hà Nội. Khoảng đầu tháng 10 Âm lịch hàng năm, người dân Tây Tựu lại bận rộn chuẩn bị vụ hoa lớn để đón Tết.

Nơi đây trồng chủ yếu là các loại hoa cúc, từ cúc đại đóa vàng, trắng, cho đến cúc chi, cúc tím, hồng. Ngoài ra, không thể thiếu violet, thược dược, đồng tiền, hoa hồng... rất được ưa chuộng để trang trí lẫn trưng bày trên bàn thờ dịp lễ. 

Thời điểm này, các loại hoa đều đã đến vụ thu hoạch ở Tây Tựu. Ảnh: Vy An. 

Đầu xuân hành hương qua 5 ngôi chùa trên 200 tuổi ở Sài Gòn

Viếng chùa ngày đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt trong Tết cổ truyền. Cũng như các miền khác, chùa Sài Gòn ngày đầu xuân luôn đông khách đến dâng hương, nhất là tại 5 ngôi chùa cổ nổi tiếng.

Đầu xuân, nhiều ngôi chùa trong thành phố, nhất là những ngôi chùa cổ luôn tấp nập khách thập phương đến vãn cảnh chùa, khấn cầu bình an và sức khỏe cho gia đình.

Tổ đình Giác Lâm 


20 thg 2, 2015

Chùa Đất Sét, ngày trở lại

Tôi đến chùa Đất Sét ở Sóc Trăng lần đầu vào năm 2001. Đây là ngôi am tự nhỏ mà tất cả các tượng Phật đều được làm bằng đất sét (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng), có đôi đèn cầy được thắp sáng liên tục suốt mấy chục năm... Toàn bộ công trình này được thực hiện bởi bàn tay của một con người trong suốt 42 năm: cư sĩ Ngô Kim Tòng, (xem bài viết Chỉ là đất sét)

Rất ấn tượng với công trình nghệ thuật - tín ngưỡng này, tôi liên tục trở lại đây nhiều lần vào các năm 2002, 2003 để giới thiệu cho những người thân quen. Hồi ấy tiếp chúng tôi là một ông cụ già, tự giới thiệu là em ruột ông Ngô Kim Tòng. Lần nào cũng vậy, ông đều kể tỉ mỉ cùng chúng tôi lai lịch của những bức tượng, cách thức người anh của mình là Ngô Kim Tòng đã tạo nên những cặp đèn cầy như thế nào. Chỉ nhỏ hơn ông Ngô Kim Tòng độ 10 tuổi, nên những kỷ niệm cùng người anh thân yêu vẫn đậm nét trong ông, ông kể lại với tấm lòng trân quý người anh của mình cùng di sản của anh ấy. Tôi nhớ, ông như muốn khóc khi chỉ những vết hằn trên bức tượng voi trắng: Khách vô đây họ hổng có ý thức. Tui nói tượng làm bằng đất sét mà họ hổng tin. Họ bấm, họ bẻ coi có phải đất sét thiệt hông. Họ làm tượng của ông anh tui bị hư hại.

Ông Ngô Kim Giảng, em ruột ông Ngô Kim Tòng, người trông coi chùa Đất Sét với nhiều tâm huyết. Ảnh chụp năm 2001.

Hai loại bánh Tết đặc trưng của người Sán Dìu

Dịp lễ tết, đồng bào dân tộc Sán Dìu hiện đang sinh sống ở một số nơi thuộc các huyện Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ... ở Quảng Ninh lại làm các loại bánh để cúng gia tiên, ăn tết cùng nhau.

Bánh tài lồng ệp

Nguyên liệu làm món bánh bao gồm bột gạo nếp 7 phần, bột tẻ 3 phần trộn với nước đường phên, tạo ra một loại bột dẻo màu vàng. Cái khéo của người làm bánh là sao cho nước đường phên hòa với bột đến đủ độ dẻo quánh, không khô quá mà cũng không vón cục.

Bột được đổ vào khuôn, dưới lót một lần lá chuối, rồi hấp cách thủy với nước gừng. Đến khi lấy chiếc đũa, xiên thử vào khuôn bột mà đầu đũa không bị bột dính nữa thì bánh đã chín. Thông thường, thời gian hấp bánh mất 7 - 8 giờ.

Trước khi bánh chín, người làm chuẩn bị lấy vừng và lạc đã rang chín xát vỏ rắc đều lên trên bề mặt bánh. Bánh tài lồng ệp có hình tròn mang theo tín ngưỡng thờ trời đất trong quan niệm của người Sán Dìu. 

Bánh tài lồng ệp có hình tròn, dẻo thơm, màu vàng đậm, thơm mùi gạo nếp quyện vị của lạc, vừng. Ảnh: Thúy Hằng. 

Cuối năm đi lễ tạ chùa Thầy

Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy từ lâu đã là điểm đến vãn cảnh, cầu an của du khách thập phương. 

Theo quan niệm của người Việt Nam, khi đã cầu phúc lành vào dịp đầu xuân thì cuối năm phải đi chùa lễ tạ. Do đó, vào những ngày giáp Tết, nhiều đền, chùa tấp nập dòng người đổ về hành lễ cuối năm. 

Về Đông Tảo xem gà Tiến Vua

Gà Đông Tảo là loại quý được rất nhiều người biết đến và muốn mua về làm giống, đồ cúng lễ hay quà biếu...Vào các dịp lễ tết, số lượng người tìm về làng Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên để hỏi mua giống gà này lại gia tăng.

Từ lâu, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên đã là miền quê nổi tiếng với giống gà Đông Tảo hay còn gọi tên khác là gà Đông Cảo. Từ thời phong kiến, chỉ vua chúa mới được thưởng thức loại đặc sản cực ngon này, do vậy gà Đông Tảo còn có tên gọi Tiến Vua.

Theo các cụ cao niên ở làng kể, xưa kia ở Đông Tảo có tục thi gà, các dòng họ đi khắp nơi lùng mua những con to nhất, đẹp nhất để tham gia. Gia đình nào đạt giải cao nhất được cấp 3 mẫu ruộng ở trước cửa đình để cấy cày.

Ấn tượng đặc biệt nhất về gà Đông Tảo là đôi chân "khủng". Một số con còn có chân to bằng bắp tay người lớn, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg (gà trống) và hơn 3,5 kg (gà mái). Đây là thú cưng của nhiều người thích chơi gà cảnh, đồng thời là thực phẩm hàng đầu được lựa chọn trong ngày Tết. 

Gà Đông Tảo còn gọi là gà Đông Cảo và có tên khác là Tiến Vua. Ảnh: Lê Bích. 

Về Kiên Giang, khám phá biển đẹp Nam Du

Được nhắc đến nhiều trong năm vừa qua, Nam Du hiện là nơi mà dân phượt phía Nam nhất định phải ghé đến cho những kỳ nghỉ lễ. Nam Du có rất nhiều bãi tắm đẹp, trong đó thu hút nhất là Cây Mến, với hàng dừa xanh tỏa bóng mát rượi chạy dài ven bờ biển.


Cách thành phố Rạch Giá 83km đường biển, đảo Nam Du là một trong những điểm đến thú vị của Kiên Giang mà bạn nên ghé đến một lần. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ như Hòn Lớn, Hòn Nồm, Hòn Mấu… , được tạo hóa xếp đặt khéo léo. Trong số đó, có thể nói bãi Cây Mến tại Hòn Lớn là một trong những bãi biển được yêu thích nhất nhờ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng. 

14 thg 2, 2015

Về Cần Giờ thu hoạch muối cùng diêm dân

Về xã Nhơn Lý, huyện Cần Giờ những ngày nắng khô ráo giáp Tết, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của những diêm dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên ruộng muối.

13 thg 2, 2015

Gỏi cá mai - món ngon của Nha Trang

Hầu như nhà hàng hải sản hay quán ăn bình dân chuyên bán đồ biển nào ở Nha Trang cũng có gỏi cá mai. Bạn có thể thử tại các quán hải sản trên đường Ngô Sĩ Liên, Tháp Bà hay đường Hai Tháng Tư.
Ở Nha Trang, gỏi cá mai là món ăn thường được nhiều người lựa chọn để chiêu đãi khách. Cá mai to cỡ ngón tay cái, mình trơn, dẹp, có vẻ hơi giống cá cơm nhưng không vảy, sọc dọc, thịt ngọt và rất ít tanh. Loại cá này hầu như chỉ dùng để chế biến độc một món nổi tiếng là bóp gỏi.

Gỏi cá mai thường tốn thời gian ở khâu chế biến nếu muốn đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh. Cá được chọn phải thật tươi, mới bắt từ biển về. Mất công nhất là khâu rút xương, thực hiện trên từng con cá và lấy giấy thấm thật ráo thì món gỏi mới ngon. 

Món ăn mang đậm phong vị biển, xuất hiện nhiều trên mâm cơm của người dân vùng chài lưới các tỉnh miền Trung. Ảnh: Nguyễn Bình.