11 thg 8, 2014

Bản Cát Cát ở Sapa

Bản Cát Cát là điểm du lịch nổi tiếng ở Sapa (Lào Cai) mà ít du khách nào đến Sapa bỏ qua điểm tham quan thú vị này. Tại đây, khách có thể chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bình yên, mộc mạc, quan sát cảnh sống, sinh hoạt của người dân tộc, tham quan làng nghề...

Từ trung tâm thị trấn Sapa có thể đi bộ hay đi xe máy đến bản Cát Cát khoảng 2km. Đến khu vực cổng chào, khách mua vé vào cổng và bắt đầu hành trình đi bộ trong bản theo mũi tên chỉ dẫn. Dọc hai bên đường là những cửa hàng bán đồ lưu niệm như khăn, vải, váy áo, mũ len; những thửa ruộng bậc thang, cảnh gặt lúa, đốt đồng…Đây là bản lâu đời của người H’Mong còn giữ được khá nhiều phòng tục tập quán còn nguyên gốc. Như, nghề dệt tạo nên những tấm vải thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn lạ mắt, đẹp, mô phỏng thiên nhiên, hoa lá, muông thú… Ở đây cũng có nghề chế tác trang sức bằng bạc hay đồng với những sản phẩm tinh xảo.

Khám phá Yang Bay

Thuộc huyện Khánh Vĩnh, cách TP. Nha Trang khoảng 45 km, trong khu vực Buôn Y Bay, thác Yang Bay theo cách gọi của người dân tộc Raglay có nghĩa là Thác Trời.

Từ Nha Trang, theo đường 23/10, đến ngã ba Cầu Lùng Diên Khánh rẽ đường đi Đà Lạt, đi khoảng 5km thấy bảng chỉ dẫn đường vào thác Yang Bay. Nếu theo tour của các công ty du lịch thì đặt chỗ từ các khách sạn, có xe đưa đón tận nơi. 

Toàn cảnh thác Yang Bay 

Du lịch sinh thái trong lòng phố

Nằm ngay trong lòng thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, khu du lịch sinh thái Hồ Nam là điểm nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng vừa để khám phá khung cảnh thiên nhiên, sông nước hữu tình, vừa có thể thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, hấp dẫn.

Gần gũi thiên nhiên mà vẫn không kém phần sang trọng, khu du lịch sinh thái Hồ Nam mở ra trước mắt du khách là những tán cây xanh và những vườn hoa hòa trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng. Một hồ nước mênh mông rộng 12ha ở trung tâm khu du lịch chính là điểm nhấn độc đáo, làm nền cho các không gian đặc biệt khác. Các khu resort nghỉ dưỡng, khu vui chơi cho trẻ em, khu trung tâm hội nghị - tiệc cưới, khu ẩm thực, hồ bơi… theo đó được thiết kế hợp lý, ôm trọn lấy hồ nước khiến khu du lịch như được kết dính thành một không gian thơ mộng, một khung cảnh giao hòa giữa thiên nhiên và con người.

Được thiết kế với những gian nhà lá thơ mộng nằm bao quanh hồ nước, Khu du lịch Hồ Nam được đầu tư xây dựng đồng bộ với hệ thống các dịch vụ vừa hiện đại nhưng vẫn mang đậm tính dân dã truyền thống xứ Bạc Liêu xưa. Ảnh: Trọng Chính

8 thg 8, 2014

Thiền viện Viên Chiếu

Thiền viện Viên Chiếu tọa lạc tại ấp 2, xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thiền viện thuộc Hệ phái Bắc tông. 

Cổng chùa. Ảnh: Võ văn Tường

Thiền viện Linh Chiếu

Thiền viện Linh Chiếu tọa lạc tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cạnh bên thiền viện Thường Chiếu. Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập vào tháng 4/1980, làm nơi tu tập của ni sư.

Ngôi chùa đầu tiên chỉ là ngôi nhà lá ba căn, vách đất. Gian giữa thờ Phật, tụng kinh và toạ thiền, hai bên dành cho ban Lãnh Đạo và thiền sinh ni ở. Dần dần thiền viện phát triển cho đến ngày nay khang trang quy cũ, với tổng số ni chúng lên đến 130 vị và một cơ sở từ thiện Tuệ Tĩnh Đường khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho dân nghèo.

Tam quan thiền viện

Thiền viện Thường Chiếu

Dọc quốc lộ 51 từ ngã 3 Vũng Tàu đi Vũng Tàu có rất nhiều tự viện: thiền viện, tịnh xá, chùa, trong đó ở khu vực huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai có nhiều thiền viện (đặc biệt là trong tên gọi thiền viện đa số đều có chữ Chiếu: Thường Chiếu, Linh Chiếu, Tịch Chiếu, Huệ Chiếu, Phổ Chiếu...).

Các thiền viện này tu tập theo thiền phái Trúc Lâm, do Đức vua Trần Nhân Tôn khai sáng từ thế kỷ XIII và Thiền sư Hòa thượng Thích Thanh Từ khôi phục phát triển từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước.

Ngày rằm tháng Chạp năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ ra thất sau 8 tháng nhập thất và đem những điều sở đắc chỉ dạy cho đồ chúng. Đây là thời điểm mở đầu cho công cuộc chấn hưng Thiền tông Việt Nam. Ngày 8/4/71, thiền sư Thích Thanh Từ công bố thành lập Thiền viện Chơn Không và mở khóa đầu tiên tu thiền 3 năm, từ 1971 đến 1974. Từ ấy, Thiền tông Việt Nam khôi phục trở lại. (Xem thêm Viếng Thiền viện Chân Không)

Tam quan Thiền viện Thường Chiếu. Ảnh: Võ văn Tường