25 thg 1, 2013

Phở Thăng Long: thăng trầm cùng lịch sử


Những ngày thu Hà Nội ngồi trong quán phở, thưởng thức và ngẫm lại hành trình của bát phở Thăng Long với bao thăng trầm lịch sử mới thấy thật kỳ thú. Phở, từ một thứ quà bình dân của người Việt nay đã thành một thương hiệu ẩm thực của quốc gia.

Phở Hà Nội - Ảnh: Internet (by Cuoi2005)

Không biết món phở có từ khi nào, nhưng cứ nói đến kho báu ẩm thực đất Thăng Long người ta lại nói đến phở. Chả thế, nhà thơ nổi tiếng Tú Mỡ từng làm thơ ca tụng về phở như này:



Ngũ vị trong bánh dày

"Cô nào chồng bỏ, chồng chê
Ăn bánh dày Quán Gánh quay về với nhau"...

Ai đã một lần thưởng thức món bánh dày Quán Gánh sẽ không thể quên những mùi vị đặc trưng, những nét tinh túy riêng mà chỉ bánh dày nơi đây mới có được.

Quán Gánh, cái tên gắn liền với sự ra đời và phát triển của món bánh dày nổi tiếng. Bánh dày Quán Gánh, không chỉ là nét ẩm thực riêng của người Thượng Đình mà đã trở thành món ăn phổ biến, thanh tao của người Hà Nội.



Bánh dày Quán Gánh bày bán trên phố. Người dân cũng thường gọi là "bánh dầy"


Nem Phùng


Đan Phượng quê tôi (vốn là vùng đất nhỏ bé thuộc trấn Sơn Tây cũ) chẳng phải là vùng danh lam hay thắng cảnh gì nên ít người biết đến. Nhưng nhắc đến Đan Phượng, nhiều người sẽ nhớ đến nem Phùng.

Gọi là nem Phùng vì nó được được làm chủ yếu bởi những người ở tổng Phùng thời xưa mà chủ yếu là bốn làng Đại Phùng, Đoài Khê, Đông Khê, Phượng Trì (cũng giống như nói lụa Hà Đông nhưng chủ yếu vẫn là lụa ở làng Vạn Phúc).

Cây cối tốt tươi loại gì cũng có nhưng mỗi thứ chỉ một chút vì diện tích đất không nhiều, thế nên nguyên liệu làm món nem Phùng cũng rất đơn giản, dễ kiếm: thịt lợn, gạo, lá sung và các thứ gia vị phụ khác. Cách làm nem tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải có độ sành nhất định. Thịt phải chọn thịt mông sấn hoặc thịt thăn, có nạc, có mỡ, bì phải sạch sẽ, không có lông.


Khúc biến tấu độc đáo của ô mai Hàng Đường

Những trái mơ, mận, đào, sấu, quất, khế… đều thành đặc sản ô mai nổi tiếng của phố Hàng Đường (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Điều kỳ thú là qua bàn tay khéo léo và con mắt tinh tế của ông Bùi Văn Hưng, những thức ô mai ấy bỗng trở thành tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống.


Một chú thỏ đánh trống ngộ nghĩnh được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như ô mai kiwi, trám, nho, sơri... - Ảnh: Tiến Thành



Hà Nội mùa sấu



Sấu ngâm đường. Ảnh: Thanh Hương

Cứ đến gần hè khi cái nắng chói chang kèm tiếng ve kêu râm ran khắp phố cũng là lúc những quả sấu trên cây đã sẵn sàng trở thành những món quà bình dị nhưng khó quên đối với người dân Hà thành. Sấu có thể được chế biến thành ô mai sấu, mứt sấu và món sấu dầm đường, thứ nước giải khát thơm mát giúp xua tan cái nóng nực của mùa hè.

Muốn có một bình sấu dầm đường thơm ngon, các mẹ các chị phải lựa quả bánh tẻ, có nghĩa là quả sấu không quá già, hay quá non. Nếu già quá sấu sẽ mất vị chua, ít thịt, nhiều hạt. Còn nếu non quá thì khi ngâm, sấu sẽ bị nhũn, ăn không ngon. Chọn quả có vỏ hơi sần sùi, đều tay, vì quả có vỏ bóng láng là sấu non. Không lấy quả to quá hay nhỏ quá và lựa bỏ những quả bầm dập.


Chè lam Thạch Xá


Chè lam Thạch Xá nay được đóng hộp đẹp mắt và bán rộng khắp các thành phố lớn trong nước.

Dù không ở giữa cái lạnh của mùa đông, nhưng vị dẻo thơm của nếp xen lẫn vị cay nhẹ của gừng, của quế cũng làm nhiều người nao lòng khi nhớ về xứ Đoài với những chuyến hành hương về chùa Tây Phương.

Đi dọc những bậc thang lên chùa Tây Phương, du khách sé gặp những kệ hàng nhỏ bày bán duy nhất món quà quê nơi đây - món chè lam thơm dẻo. Tìm hiểu ra mới hay, đây chính là món quà có từ lâu đời được nhiều du khách hành hương tới đây mua về làm quà.