25 thg 7, 2023

Đền bà Chúa Thác Bờ - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Những ngày tháng Giêng, du khách từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước nô nức hành hương, chiếm bái tại đền bà Chúa Thác Bờ, thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Trong trạng thái bình thường mới, ngôi đền nổi tiếng linh thiêng này là điểm đến thu hút khách trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du khách hành hương, vãn cảnh tại điểm đến du lịch tâm linh đền bà Chúa Thác Bờ.

Tương truyền, đền bà Chúa Thác Bờ thờ hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà (không rõ tên) người dân tộc Dao. Dước thời vua Lê Lợi, hai bà đã có công giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn. Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp người dân an toàn vượt qua con thác nổi tiếng hiểm trở, khắc nghiệt khi sông Đà chưa ngăn dòng. Nhân dân biết ơn nên lập đền thờ hai bà nhằm tỏ lòng thành kính và mong muốn hai bà sẽ phù hộ, che chở cho họ khỏi nguy hiểm khi đi qua dòng nước.

Dấu vàng son một vùng ghềnh thác

Cảm thức về thiên nhiên hùng vĩ vốn đậm đặc trong cổ thi hay tranh thủy mặc Á Đông. Một điều đáng kể là vào giai đoạn tiếp biến văn hóa phương Tây trong thời Pháp thuộc, các sản phẩm và thực hành văn hóa vẫn kế thừa cảm thức này. Núi rừng, sơn cước hay sông suối ghềnh thác chiếm một vị trí nổi bật trong các tác phẩm văn học, mỹ thuật, đặc biệt trong tranh của các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương. Chợ Bờ, thác Bờ, Đà giang… là một khu vực như vậy.

Hai bức tranh sơn mài nổi tiếng của Nguyễn Văn Tỵ và Phạm Hậu gần đây được đấu giá rất cao tại một số sàn quốc tế có chung một đề tài về phong cảnh thác Bờ.

Trước khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành, tạo ra vùng hồ sông Đà ngập toàn bộ vùng ghềnh thác Bờ, khu vực này đã nổi tiếng hiểm trở với các luồng nước xoáy giữa các ghềnh đá lởm chởm. Trong tín ngưỡng dân gian, nơi đây đã đi vào hệ thống đạo Mẫu với đền thờ bà Chúa thác Bờ cùng bài hát văn trong giá hầu đồng Chầu đệ Tam. Bỏ qua yếu tố nghi lễ, lời văn tô đậm vẻ khác thường của cảnh thác Bờ:

Lô xô đá mọc đầu nguồn
Thiên nhiên khéo tạc trên luồng chơi vơi
Cảnh thác Bờ là nơi thắng tích
Lập ngôi đền thờ thanh lịch biết bao
Sông Đà nước chảy rì rào
Sau đền đá mọc thấp cao mấy tầng
(hát văn bà Chúa thác Bờ)

Cư xá ở Phú Nhuận

Xã Phú Nhuận tuy nhỏ nhưng có lẽ ở thập niên 1950 - 1960 còn nhiều đất trống nên có nhiều cơ quan nhà nước hoặc công ty tư nhân lập nên những cư xá bán trả góp.

Xã Phú Nhuận tuy nhỏ nhưng có lẽ ở khoảng thập niên 1950 - 1960 còn nhiều đất trống nên có nhiều cơ quan nhà nước hoặc công ty tư nhân lập nên những cư xá bán trả góp.

Được sống ở cư xá trước năm 1975 thường là giới công chức hay viên chức của các công ty tư nhân, những người có thu nhập ổn định nên có thể mua trả góp một căn, dưới trệt hay trên lầu. Một căn nhà trong cư xá thường nhỏ (trừ khi chủ nhân có khả năng mua hai căn liền nhau), nhưng cư dân trong đó được sống ở một nơi khá sạch sẽ so với nhà dưới mặt đất trong ngõ hẻm quanh co lúc đó chưa được tráng nhựa, mưa ngập nước và nắng thì tung bụi (là chuyện hồi thập niên 1960, 1970… bây giờ đã khác).

Tôi có viết vài cảm nghĩ về những cư xá được xây dựng ở Sài Gòn thập niên 1960: “Cư xá dịp Tết vui hơn ngày thường. Nhìn từ tầng này thấy tầng kia có người đi chợ về với giỏ đầy trái cây, lạp xưởng, bó hoa bày bàn thờ. Lác đác có người bưng lên mấy chậu bông thược dược, mãn đình hồng mà mặt mày tươi rói. Đêm Giao thừa, nhà dưới trệt bày bàn cúng ngoài trời, nhà trên lầu bày bàn ra hành lang tạo cảnh ánh sáng lung linh giữa trời đêm. Đám con nít mang pháo xuống đốt dưới sân, nhiều người đứng tựa hành lang ngó xuống ngửi mùi pháo trong hơi lạnh. Ngày cuối tuần, đám con trai đứng tựa ban công, ngắm mấy các cô là khách vào cư xá, cô nào cũng diện đẹp hết sẩy, đánh má hồng thoa son” (Trích Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm – cùng tác giả).

Cơm hến từ món của dân nghèo xứ Huế đến đặc sản tiến vua

Cơm hến vốn dĩ là món ăn dân dã trước khi trở thành vật phẩm cung đình, nay món cơm là đặc sản trứ danh của Huế.

Nếu từng một lần đến Huế, có lẽ hiếm du khách nào chưa nghe đến cơm hến - đặc sản hớp hồn thực khách bởi hương vị thanh đạm nhưng vô cùng đậm đà.

Thuở xưa, cơm hến vốn dĩ là món ăn dân dã nhà nghèo, trước khi trở thành đặc sản dâng các vị vua triều Nguyễn. Còn ngày nay, cơm hến đã trở thành điểm sáng trên tấm bản đồ ẩm thực cố đô.

Theo người dân xứ Huế kể lại, cơm hến có nguồn gốc từ hơn 200 năm trước. Một ngày nọ, gia đình nghèo khó của người đàn bà họ Huỳnh chẳng bắt được chút tôm cá nào, nên đành ăn cơm nguội với hến. Nhờ cái lần "ăn cho qua bữa" của gia đình ấy, tiếng lành đồn xa, cơm hến trở thành món ăn người dân Huế yêu thích.

Đến Quảng Ninh nhất định phải thử bún cù kỳ trứ danh

Bún cù kỳ dân dã mà lạ miệng rất được lòng du khách thập phương mỗi dịp ghé vùng đất biển Quảng Ninh xinh đẹp.

Có lẽ cái tên cù kỳ còn xa lạ với nhiều thực khách. Cù kỳ còn có nhiều tên gọi khác như con cua sấm, cua đá, con cùm cùm... Tương truyền, cù kỳ đã cắp người thì chỉ nhả ra khi nào có một tiếng sấm vang lên, do đó nó còn có tên là cua sấm. Thực tế, loài cua này khá lì lợm, sẽ dùng hai chiếc càng to khỏe cắp chặt đối phương đến khi thấy an toàn mới nhả ra.

Cù kỳ có mai màu nâu, mắt màu xanh lá. Chúng thường ăn các loại phù du, giáp xác nhỏ. Phần càng của cù kỳ khá lớn và nhiều thịt, phần thân xốp hầu như không có thịt. Thịt cù kỳ không ngọt như cua nhưng ngon hơn ghẹ, giá rẻ nên được ưa chuộng.

Con cù kỳ có phần càng to và chắc thịt. Ảnh: Hungda/Creative Commons

24 thg 7, 2023

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Từ 5-6h sáng những người dân (chủ yếu là người Thái, Khơ Mú) ở các xã Mường Ải, Hữu Kiệm và Na Ngoi đã được các hộ người Mông thuê lên rẫy để đào và "bế" gừng xuống núi. Ảnh: Khánh Ly - Thanh Nga