25 thg 11, 2022

Tết cơm mới của người Mường Phú Thọ

Ngày 3/11, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức nghi lễ Tết cơm mới tại Đình Khoang. Tết cơm mới hay còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới được tổ chức vào ngày 10/10 âm lịch.

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hải Nhung tặng xã Hương Cần bộ nhạc cụ, trang phục, vật tư hỗ trợ bảo tồn, phát huy Tết cơm mới của dân tộc Mường

Chua dịu với lưỡi long nấu cá thửng

Cư dân vùng biển bãi ngang ở huyện Đức Phổ thường trồng cây lưỡi long quanh hàng rào vườn nhà. Loại cây này với những chiếc nhánh non mơn mởn, nhỏ hơn bàn tay vươn lên xanh tốt mặc cho “nắng chói chang về làm rát bỏng bàn chân”. Nhiều người xem lưỡi long như một loại rau dùng để xào, kho chung với cá và nấu canh với các loại cá biển, đặc biệt là với cá thửng.

Trời yên biển lặng, những ngư dân thong thả chèo thúng ven bờ biển để câu cá thửng với thân tròn, dài khoảng gang tay. Cá vừa câu lên khỏi mặt nước vẫn còn tươi rói khoe lớp vảy sáng lấp lánh dưới nắng. Dùng dao chặt vi, móc mang, cạo vảy rồi mổ ruột, nạo bỏ gân máu dọc theo sống lưng và cắt khúc ngắn vừa ăn.

Nguyên liệu chủ yếu để nấu canh lưỡi long với cá thửng.

Canh lưỡi long nấu cá liệt

Rau nhơn nhớt, nhai chưa kịp nuốt đã trôi tuột vào thực quản. Thịt cá “rề rà” theo sau trong đợi chờ. Đấy là điều khiến bao người thích món canh lưỡi long nấu với cá liệt.

Sớm tinh mơ, ghe gắn máy công suất nhỏ, thúng chai lần lượt vào bờ. Nhiều phụ nữ chạy đến giúp chồng kéo thuyền hay thúng lên bãi cát. Họ gồng gánh ngư cụ và hải sản về nhà, râm ran chuyện trò trên đường vắng. Xóm làng thức giấc khi ánh bình minh rựng sáng phía trời xa. Bữa sáng vội vàng trong căn nhà nhỏ trước khi người vợ mang cá ra bày bán ở chợ quê. Hải sản đánh bắt gần bờ thường là loại rẻ tiền, nhưng tươi ngon vì vừa vớt lên từ biển. Cá liệt thân mỏng lấp lánh ánh bạc được nhiều người chọn mua mang về chế biến những món ăn: Nấu cháo, kho ngọt, nấu canh...

Cá liệt tươi rói cùng rau lưỡi long hái trong vườn nhà. Ảnh: TR.THY

24 thg 11, 2022

Hình ảnh độc đáo về chợ phiên vùng cao Xá Nhè ở tỉnh Điện Biên

Chợ phiên Xá Nhè tại thị trấn Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, được tổ chức 6 ngày một lần vào ngày Dậu (con gà) và ngày Mão (con mèo) theo lịch Âm, là nơi trao đổi hàng hóa và giao lưu của người dân.

Chợ phiên Xá Nhè là một trong những nét đặc trưng văn hóa dân tộc của huyện Tủa Chùa (Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Về vùng Bảy núi An Giang thưởng thức bánh Kà tum

Kà tum theo tiếng Khmer nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu. Bánh Kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc, chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang, như: Chôl Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ok om bok. Điều đặc biệt, loại bánh này chỉ có duy nhất ở vùng đất Ô Lâm, huyện Tri Tôn (An Giang).

Khám phá bảo tàng Văn học Việt Nam

Nằm trên mảnh đất trước kia là Trường viết văn Quảng Bá thuộc Hội Nhà văn Việt Nam (ngõ 275 Âu Cơ, Hà Nội), Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam.