23 thg 10, 2022

Tượng Phật lộ thiên - Tuyệt tác của thế kỷ tại Thiền Tôn Phật Quang

 


Cá bống nướng chấm muối ớt

Người dân ở thượng nguồn sông Vệ thuộc huyện Nghĩa Hành có cách chế biến cá bống dân dã mà ngon. đó là cá bống nướng chấm muối ớt. Đây là món ăn ngon mà khi có dịp đến Quảng Ngãi, bạn nên thưởng thức một lần.

Từ lâu rồi, món cá bống sông Trà được nâng lên tầm đặc sản. Các bà nội trợ thường chế biến món cá bống rim để ăn trong bữa cơm thường ngày, hoặc đem kho tiêu ăn với cháo trong buổi sáng. Những chủ quán bên sông Trà đã chọn món cá rim cho vào lọ bán làm quà cho khách phương xa và người Quảng xa quê. Còn trong các nhà hàng, thường chọn cá bống to bằng đầu ngón tay đem kho tộ để phục vụ thực khách. Riêng món cá bống nướng chấm muối ớt là món ăn dân dã. Trong chuyến ngược dòng suối Chí, ở xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành), tôi may mắn được những người đồng hành mời thưởng thức.

Món cá bống nướng. Ảnh: Cẩm Thư

Tục phát rẫy của người Ca Dong

Đến bây giờ, người Ca Dong ở miền Tây Quảng Ngãi, cũng như đồng bào ở miền núi đã không còn gieo nhiều lúa rẫy. Việc canh tác lúa nước dần thay thế lúa rẫy truyền thống. Nhưng dẫu có thay thế bằng một phương thức sản xuất mới, thì trong truyền thống và cả đến bây giờ, người Ca Dong vẫn thực hiện những nghi lễ gắn liền với vòng đời cây lúa rẫy, trong đó có các nghi thức khai thác rẫy.

Dấu “hakép” trên những mảnh rừng và giấc mơ

Khi nghe có tiếng chim “Teorơweo! Teorơweo!”, người Ca Dong biết đã hết Tết (Ốh Karế), bắt đầu sang tháng Một. Mọi gia đình trong plây chuẩn bị đi làm vroong - tỉa bắp rala. Việc tỉa bắp không hề vội vã, lai rai đến chừng vài tháng trên rẫy cũ. Không phải một loại bắp mà người Ca Dong tỉa nhiều loại bắp khác nhau.

Tổ đình Tế Xuyên, nơi phát xuất nhiều vị cao tăng Phật giáo

Tổ đình Tế Xuyên được xây dựng trên một khu đất cao, rộng gần 3 mẫu, mặt quay về hướng tây, nay thuộc thôn Tế Xuyên, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Chùa Tế Xuyên gồm 3 tòa nhà xây kiểu chữ nhị, hậu chữ đinh cùng với hệ thống tường bao phía trước, hai dãy tăng phòng hai bên và nhà Tổ phía sau tạo thành kiểu nội công ngoại quốc hài hòa, kín đáo.

Di tích chùa Láng, Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội 5 km về phía Tây có một ngôi chùa cổ tên nôm gọi là chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là “Chiêu Thiền tự”, nhưng mọi người thường gọi theo tên nôm là chùa Láng theo danh xưng của làng Láng và vùng Láng nổi tiếng kinh thành xưa.

22 thg 10, 2022

Thăng trầm thương hiệu hủ tiếu Ông Cả Cần

Người Sài Gòn trước năm 1975 không ai không biết thương hiệu hủ tiếu và bánh bao Ông Cả Cần. Tương truyền, hủ tiếu ở đây ngon nức tiếng, còn bánh bao làm theo một công thức vô cùng đặc biệt. Thời gian trôi đi, Ông Cả Cần trở thành một phần ký ức, di sản văn hóa trong mỗi người Sài Gòn!

Hiện trên đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, có tới hai tiệm hủ tíu mang tên Cả Cần. Câu chuyện về thương hiệu này khá nhiều thăng trầm, những khách sành ăn thuở xưa khi trở lại, dễ dàng nhận ra, hủ tíu mang tên Cả Cần không còn hương vị thuở trước. Vậy thực hư của thương hiệu này ra sao?

Hủ tiếu Cả Cần chính gốc nức tiếng một thời Sài Gòn chỉ tồn tại từ năm 1969 - 1979

Theo chia sẻ từ con gái ông bà Trần Phấn Thắng - người sáng lập thương hiệu hủ tíu Ông Cả Cần, thì quán ban đầu lấy tên Mỹ Tiên, tên của người con gái đầu. Quán nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 hiện nay.

Cô Năm Sa Đéc được ông chủ mượn tên quảng cáo cho quán. Ảnh: T.L