16 thg 10, 2022

Ngôi làng độc đáo có cột mốc biên giới đặc biệt nhất Việt Nam - nơi một tiếng gà gáy cả 3 nước đều nghe

Ngã ba Đông Dương, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) nơi tiếp giáp 3 nước (Việt Nam – Lào – Campuchia) có ngôi làng độc đáo của dân tộc Brâu-thôn Đăk Mế. Một tiếng gà gáy cất lên từ làng người Brâu thì dân ba nước cùng nghe thấy.

Cột mốc biên giới đặc biệt

Ngã ba Đông Dương này còn được mệnh danh là khu "tam giác vàng", nơi diễn ra các hoạt động giao thương quan trọng giữa ba nước láng giềng.

Đến với vùng đất ngã ba Đông Dương, dọc hai bên đường những khóm hoa dại xen nhau đua nở. Đặc biệt, tại điểm nhấn cột mốc 3 biên thu hút đông đảo một lượng khách du lịch kéo đến tham quan.

Biển thể hiện tinh thần đoàn kết hợp tác hữu nghị giữ ba nước được đặt nơi cột mốc ba biên, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Hồ Tràm - nơi thư giãn cuối tuần gần TP HCM

Du khách có thể tham gia các hoat động vui chơi giải trí, ngắm hoàng hôn, thưởng thức hải sản tươi... trong hai ngày cuối tuần.

Cách TP HCM khoảng 120 km, Hồ Tràm gây ấn tượng với biển xanh, bờ cát mịn, không gian yên tĩnh, thích hợp để nghỉ dưỡng. Nếu có 2 ngày nghỉ cuối tuần, bạn và gia đình có thể tham quan nhiều điểm đến, thưởng thức hải sản tươi ngon cùng các dịch vụ vui chơi giải trí thú vị.

Đi lại

Có nhiều cách đến Hồ Tràm, phổ biến là bằng xe ôtô cá nhân, xe limousine, xe máy... Di chuyển bằng xe máy được nhiều bạn trẻ và những người yêu thích phượt lựa chọn vì chủ động được thời gian. Nếu đi bằng xe limousine, bạn nên chọn các hãng chạy tuyến TP HCM - Hồ Tràm cho thuận tiện. Hiện nhiều resort như ở The Grand Ho Tram Strip còn có sẵn dịch vụ đưa đón khách từ TP HCM đến Hồ Tràm và ngược lại miễn phí.

Chuyện nữ anh hùng Neáng Nghés

Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés đã hy sinh từ 60 năm trước, khi chị tròn đôi mươi. Nhưng với người dân xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), chị sống mãi cùng phum sóc, cùng Tha la Păng-xây, cánh đồng phum Chông Khsách nơi xứ mình…


Xã Ô Lâm có hơn 97% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Trong chiến tranh, nhân dân Ô Lâm kiên cường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, bất khuất, trong đó có nữ anh hùng Neáng Nghés.

Chùa Tông Kim Quang – Sirīsuvaṇṇavaṅsā

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang, còn được gọi là chùa Nước Vàng ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại đường ĐH502, ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Chùa được thành lập theo Quyết định số 6103/UBND-VX ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Quyết định số 027/ QĐ-BTS của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương ngày 20 tháng 3 năm 2019 trên phần đất có diện 3.804 m2 do gia đình đại thí chủ Thái Oanh – Nguyễn Thị Tâm Phượng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Thành (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) cúng dường Hòa thượng Danh Lung (đương vị Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trụ trì chùa Candaraṅsī – số 164/235, đường Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu (phường 7 cũ), quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

15 thg 10, 2022

Nhà thờ Kẻ Bưởi, phong cách kiến trúc độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội

Nằm sâu trong con ngõ số 460 trên phố Thuỵ Khuê, Hà Nội, có một nhà thờ nhỏ, cổ kính mang tên Nhà thờ giáo xứ An Thái hay còn được biết đến với cái tên nhà thờ Kẻ Bưởi. Đây là một trong những nhà thờ có lối kiến trúc vô cùng đặc sắc, được giữ nguyên vẹn từ hơn 100 năm nay.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, hay còn có tên khác là nhà thờ An Thái, được xây dựng vào những năm 1893-1907 (theo lời người dân kể lại). Nằm sâu trong ngõ 460, phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục Hưng với những họa tiết trang trí tinh tế. Dù quy mô khiêm tốn nhưng tổng thể nhà thờ vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm. Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh "Mater Dolorosa ora pro nobis", có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con".

Sản vật mùa lũ

Mùa nước nổi, lũ từ thượng nguồn sông Mêkong đổ về mang theo phù sa và nhiều sản vật từ lũ, như: Cá, tôm, cua, ốc…

Trên đồng nước lũ