Nằm gần trung tâm xã Vĩnh Sơn (huyện Anh Sơn) nhưng đình làng Thượng Thọ có tuổi đời từ thế kỷ XIX đang bị lãng quên. Với kiến trúc độc đáo, nơi đây từng là chốn tụ hội, sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Vĩnh Sơn và cũng là nơi tập trung của hàng nghìn người trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931). Tuy nhiên, sau gần 1 thế kỷ bị bỏ hoang, đình làng Thượng Thọ đang ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng.
10 thg 10, 2022
Nét cổ kính, độc đáo của đình làng Phượng Lịch
Xây dựng từ thời Nguyễn, đình Phượng Lịch ở xã Diễn Hoa (Diễn Châu) mang vẻ đẹp cổ kính, độc đáo. Hiện di tích đang xuống cấp nặng nề, cần được trùng tu, tôn tạo.
Kiến trúc độc đáo của ngôi đình cổ gắn liền với phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
Không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, đình Võ Liệt (huyện Thanh Chương) còn là ngôi đình làng có kiến trúc độc đáo ở Nghệ An.
Ngôi đền lưu giữ nhiều tượng Phật cổ bậc nhất Nghệ An
Tồn tại qua hàng trăm năm, Tuần Thiện Đàn hay còn gọi là đền Thiện ở xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) đang lưu giữ một hệ thống tượng cổ đa dạng, đặc sắc có giá trị nhiều mặt về lịch sử, mỹ thuật, tôn giáo...
Tuần Thiện Đàn được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, trên một khu đất cao ráo ở làng Lý Nhân xã Tiên Lý, nay là xóm Tây Lộc, xã Diễn Ngọc (Diễn Châu). Trước đây, khuôn viên của đền rộng, cảnh quan thoáng đãng. Nay, khuôn viên đền Thiện khá chật hẹp và bị "bao vây" giữa một vùng quê phát triển, nhà cửa chen chúc. Ảnh: Huy Thư
Chavi Garden Long An – Khu du lịch sinh thái giáo dục trái nghiệm độc đáo
Long An được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Đôi dòng Vàm Cỏ hiền hòa thơ mộng đã đi vào thơ và nhạc. Những khu du lịch sinh thái mang đặc trưng vùng Đồng Tháp Mười như Làng nổi Tân Lập, Cánh Đồng Bất Tận, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen…Những cánh rừng tràm bát ngát, không khí trong lành yên tĩnh với tiếng chim ríu rít, tiếng gió vi vu là sản phẩm du lịch Long An nổi tiếng. Bên cạnh đó Long An còn có nhiều điểm đến mới lạ vừa đi vào hoạt động nhưng đã nhanh chóng gây ấn tượng cho du khách gần xa. Trong đó phải kể đến Chavi Garden.
Chùa Thiên Chơn ở Bình Dương
Bình Dương thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Bình Dương là vùng đất cùng với Mô Xoài tiếp đón dòng người di cư từ Thuận Quảng vào khai phá, tạo dựng cuộc sống mới.
Là vùng đất miền Đông màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và khai thác lâm sản,… nên Bình Dương nhanh chóng thu hút người di cư. Sự có mặt của các nhà sư, vừa chung tay khai phá vùng đất mới, vừa quảng bá tinh thần đạo pháp trong đời sống dân sinh, vừa đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển Phật giáo trên vùng đất mới Bình Dương.
Từ những am tranh đơn sơ, tạm bợ, rồi những ngôi chùa cũng được dựng lên ngày càng khang trang, đông đúc. Bình Dương là nơi có nhiều ngôi chùa cổ có mặt sớm ở vùng đất Nam Bộ, chẳng hạn chùa Hội Sơn (nay là chùa Núi Châu Thới ở Dĩ An) được khai sơn từ đầu thế kỷ XVII, chùa Hưng Long (huyện Tân Uyên) cuối thế kỷ XVII, chùa Hội Khánh ở Thủ Dầu Một vào thập niên 40 của thế kỷ XVIII,… Tất cả đã góp phần tạo nên bức tranh Phật giáo đầy màu sắc.
Là vùng đất miền Đông màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và khai thác lâm sản,… nên Bình Dương nhanh chóng thu hút người di cư. Sự có mặt của các nhà sư, vừa chung tay khai phá vùng đất mới, vừa quảng bá tinh thần đạo pháp trong đời sống dân sinh, vừa đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển Phật giáo trên vùng đất mới Bình Dương.
Từ những am tranh đơn sơ, tạm bợ, rồi những ngôi chùa cũng được dựng lên ngày càng khang trang, đông đúc. Bình Dương là nơi có nhiều ngôi chùa cổ có mặt sớm ở vùng đất Nam Bộ, chẳng hạn chùa Hội Sơn (nay là chùa Núi Châu Thới ở Dĩ An) được khai sơn từ đầu thế kỷ XVII, chùa Hưng Long (huyện Tân Uyên) cuối thế kỷ XVII, chùa Hội Khánh ở Thủ Dầu Một vào thập niên 40 của thế kỷ XVIII,… Tất cả đã góp phần tạo nên bức tranh Phật giáo đầy màu sắc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)