24 thg 5, 2020

Lạ lùng cây xanh xứ Huế: Những cây chà là Canary quý hiếm

Trong số các loài cây ngoại nhập được trồng ở Huế, có một loài quý hiếm mà hầu như rất ít người quan tâm, mặc dù có dáng dấp tuyệt đẹp và đã tồn tại trên cả trăm năm giữa lòng cố đô, đó là chà là Canary.

Bén duyên với Huế 

Cách đây không lâu, trong khuôn viên Công ty xăng dầu Thừa Thiên-Huế, 50A Hùng Vương (nguyên trước đây là Sở Công chánh Huế, thuộc chế độ cũ) có 4 cây chà là Canary. Không ai biết những cây này do ai trồng và có mặt tự bao giờ, nhưng qua đặc điểm sinh trưởng và tuổi cây có thể đoán biết chúng được nhập trồng trên cả trăm năm về trước.

Trong số 4 cây đó, chỉ có một cây cái, với kích thước nhỏ hơn 3 cây đực. Từ năm 2004 - 2007 chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu những cây chà là Canary quý hiếm này. Mặc dù đường kính thân cây đã đạt đến mức 45 - 50 cm, nhưng chiều cao cây chỉ từ 6,5 m (cây cái) đến 8,5 m (cây đực cao nhất), chiều dài lá chỉ từ 2,5 - 3 m. Quả chỉ dài 1,5 - 2 cm, rộng 1 - 1,5 cm. Hạt dài 1,2 - 1,5 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm. Như vậy, so với cây ở vùng nguyên sản, cây trồng ở Huế thấp hơn, quả và hạt cũng bé hơn rất nhiều. Đây là một hiện tượng thích nghi sinh thái thường gặp ở thực vật. Tuy thế, cây vẫn ra hoa kết trái, và rất sai quả. Cây ra hoa vào mùa đông và trái chín vào giữa mùa xuân. 

Những cây chà là Canary quý hiếm đang được “gửi tạm” ở khuôn viên của Hội hữu nghị Việt Nhật, Huế - Ảnh: Đ.X.C


23 thg 5, 2020

Vườn chà là ở miền Tây lần đầu mở cửa đón khách

Những ngày gần đây, nhiều du khách đến làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đều tỏ ra thích thú với vẻ đẹp của khu vườn có hàng trăm cây chà là đang cho trái.

Đây cũng là lần đầu tiên chủ khu vườn này mở cửa phục vụ khách tham quan. Với sắc vàng của những chùm chà là đang trĩu quả, nơi đây nhanh chóng trở thành địa điểm tham quan, chụp ảnh của nhiều người.

Vườn chà là này nằm trên đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao, ở phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc. Chủ vườn chà là này cho biết, trong vườn hiện có tổng số hơn 100 cây chà là đã trên 10 năm tuổi, cây đã bắt đầu cho trái 3 năm nhưng năm nay là năm cây cho nhiều trái nhất nên chủ vườn quyết định mở cửa cho khách vào tham quan, chụp ảnh với giá vé 20 ngàn đồng/người.

Du khách tạo dáng chụp ảnh tại vườn chà là

Khám phá danh thắng núi Hồng

Núi Hồng - Hồng Lĩnh từ xưa được coi là biểu tượng của xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Núi Hồng Lĩnh với vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa đã sắp đặt cho vùng đất này, luôn là mạch nguồn vô tận cho sáng tạo thi ca nghệ thuật của biết bao bậc tao nhân mạc khách từ xưa đến nay. Ai chưa từng đến Núi Hồng một lần thì chưa biết hết xứ Nghệ.

Một dãy núi Hồng - Ảnh: Quang Vinh

Núi Hồng - Hồng Lĩnh có nghĩa là núi lớn, có diện tích khoảng 30km2 nằm trên địa bàn ba huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh. Tương truyền núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh, ngọn cao nhất 678m, tùy theo hình dáng mà con người đặt tên cho các đỉnh núi như: Thiên Tượng, Ngũ Mã, Sư tử, Hàm rồng, Lập phong, lại có nhiều đỉnh được đặt tên theo truyền thuyết, cổ tích như: Rú Cơm, Rú Cà, Tháp Son, Hương Tích, Lão quân, Trần Soa, Liệt Sơn…

Ngỡ ngàng nét yên ả làng cổ trên đất Nam Đàn

Những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, nét yên bình của nếp làng cổ ở xã Nam Kim (Nam Đàn) càng được nhân lên với sự điểm tô bằng mướt xanh cánh đồng quê và vườn cây trái. Nhịp sống có phần lắng lại, chất thôn dã thân thương vương vấn trên ngõ xóm, mảnh vườn… 

Sáng 11/4, chúng tôi về vùng xóm 1 xã Nam Kim (Nam Đàn) - vốn được sáp nhập từ 5 thôn trong đó có những địa danh như làng Hậu Láng, Thượng Quy - hiện đang trong những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên đường làng vắng bóng người quê. Xóm 1 vốn thuần nông, hiện có 373 hộ, thu nhập chính là trồng lúa nước và chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Đức Anh 

Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc đình Long Thái

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đình Long Thái ở xã Thái Sơn, huyện Đô Lương không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là công trình nghệ thuật có kiến trúc độc đáo. 

Đình Long Thái được xây dựng từ lâu đời và được làm lại vào năm 1842 để thờ thành hoàng làng là Vua Lê Trang Tông. Đình khởi công được mấy tháng thì dừng lại, 2 năm sau mới thi công tiếp. Thời đó, khi làm ngôi đình này đã có 18 chủ thợ mộc đại diện cho các tổ thợ trong vùng tập trung về làng Vĩnh Long bắt thăm để chọn tổ thợ thi công. 

Cận cảnh cây cầu đá trăm tuổi ở Nghệ An

Với kỹ thuật ghép đá vững chắc, sau 1 thế kỷ tồn tại, cầu đá Quan Thành ở huyện Yên Thành đã trở thành chiếc cầu cổ "có 1 không 2" ở Nghệ An 

Bàu Rộc nằm giữa 2 xã Trung Thành và Nam Thành vốn là một con kênh thoát nước đã có từ lâu đời. Trước kia, bàu này rất rộng nhưng giờ đã bị bồi lấp, xây chắn khiến lòng bàu trở nên cạn, hẹp. Ảnh: Huy Thư