9 thg 2, 2020

Tuần vũ Quảng Ngãi Nguyễn Cư Trinh: Danh thần trẻ tuổi

Cách đây đúng 270 năm, vào mùa xuân năm Canh Ngọ 1750, Nguyễn Cư Trinh được cử vào làm Tuần vũ phủ Quảng Ngãi - vị quan đứng đầu phủ Quảng Ngãi- khi đó ông mới vừa 34 tuổi.

Nguyễn Cư Trinh, tên thật là Nguyễn Đăng Nghi, vốn gốc họ Trịnh, sinh năm Bính Thân - 1716, tại làng An Hòa, huyện Hương Trà, trấn Thuận Hóa, nay thuộc Thừa Thiên - Huế, trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt cao, có nhiều công lao lớn với non sông, đất nước. Khi 18 tuổi ông đỗ Sinh đồ, được bổ chức Huấn đạo; 7 năm sau đỗ Hương tiến, được bổ chức Tri phủ. Ông luôn được Võ vương Nguyễn Phúc Khoát tin cậy và đình thần kiêng nể vì luôn tận tụy với công việc, ngay thẳng, trung thực, thông minh, có tài thao lược.

Vỗ yên dân chúng 


Đọc lại những trang ghi chép về Nguyễn Cư Trinh trong Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam thực lục (tiền biên) của Quốc sử quán Triều Nguyễn, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn và một số tài liệu khác, mới thấy, không phải bỗng dưng Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lại cử Nguyễn Cư Trinh vào trấn nhận phủ Quảng Ngãi. Hơn ai hết, chúa Nguyễn hiểu rõ đức tính thanh liêm và tài thao lược của vị quan trẻ tuổi này, cũng như tình hình bất ổn nghiêm trọng ở vùng đất Quảng Ngãi lúc bấy giờ. 

Một đồn bảo ở vùng núi Đá Vách (Thạch Bích). Ảnh: Đăng Vũ 

Thú vị món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Người Ê đê xã Tâm Thắng (Cư Jút) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.

Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 trở đi, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi "săn" kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Nhắc đến các món ăn ngon truyền thống từ kiến vàng, người Ê đê mê mẩn món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang”. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị. 

Hoa “djam tang" 

Lên với “cổng trời” An Lão

Ðường xa gập ghềnh, núi thẳm rừng xanh không ngăn được bước chân của những người thích khám phá thiên nhiên tìm lên xã An Toàn - nơi có “cổng trời” của huyện An Lão.

Một năm qua, tôi lên An Toàn hơn 10 lần. Xếp ba lô với vài vật dụng, đón chuyến xe từ Quy Nhơn ra ngã 3 Xuân Phong (xã An Hòa, huyện An Lão), gọi cuốc xe thồ là lên thẳng An Toàn. Đi An Toàn, ruổi rong xe máy là thích nhất.

An Toàn, một chỗ riêng trong ký ức

Ngắm những cánh đồng lúa bậc thang lùi dần sau lưng, thấy núi trên cao, thấy sương luồn qua những tán rừng xanh… những lần đến với An Toàn của tôi đều bắt đầu như thế. Sắc màu của An Toàn là sắc màu của thiên nhiên. Tháng 4 - An Toàn tím những đồi hoa sim; tháng 6 An Toàn vàng những sóng lúa bậc thang… Và tháng Giêng là tháng mỗi thứ có một chút, chỉ có điều nó được trộn đều và pha loãng ra. Người bạn đồng nghiệp cùng đi tấm tắc, chỉ riêng chuyện được hít thở một bầu không khí trong lành, mát lạnh như thế này đã đáng để lên với An Toàn.

Vẻ đẹp của An Toàn là quà tặng quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Tour trekking An Toàn của anh Nguyễn Văn Bé với lịch trình lên đồi sim, thăm sông Mia, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50. 

Phố Mã Mây: Phố Hàng Mã và phố Hàng Mây

Vào thời thuộc địa, người Pháp gọi phố Mã Mây là phố Quân Cờ Đen (rue des Pavillons noirs) để ghi nhớ sự kiện trong thời gian Pháp rục rịch chiếm Hà Nội có một bộ phận quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở đây để phối hợp với quân ta chống Pháp.

Phố Mã Mây là con phố dài khoảng 290 mét, kéo dài từ phố Hàng Buồm đến phố Hàng Bạc ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Hà Khẩu (đoạn đầu) và thôn Dũng Hãn (đoạn cuối), đều thuộc tổng Hữu Túc (sau đổi là Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ

Phố Cầu Gỗ: Giải thích về tên gọi

Phố Cầu Gỗ là nơi hội tụ của nhiều thương hiệu ẩm thực có tiếng của Hà Nội như cà phê và phở Giảng, chè bắp Lan Anh… Vì sao con phố này mang tên gọi "Cầu Gỗ"?

Phố Cầu Gỗ là con phố dài khoảng 250 mét, kéo dài từ phố Hàng Thùng đến phố Hàng Gai ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Phố hình thành trên nền đất của hai thôn Hương Minh và Nhiễm Thượng, đều thuộc tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ

Phố Hàng Khay: Con phố nhiếp ảnh nổi tiếng Hà Nội xưa

Hà Nội xưa từng có một con phố mang cái tên khá lạ là phố Anh Quốc. Trong nhiều thập niên, con phố này đã trở thành một “phố nhiếp ảnh” của thủ đô...

Phố Hàng Khay là con phố dài 170m, nối liền phố Tràng Tiền với phố Tràng Thi ở bờ Nam hồ Gươm của Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Vũ Thạch thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.