23 thg 9, 2019

Cần bảo tồn nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor

Không gian văn hóa nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor không chỉ là chỗ ở, sinh hoạt của nhiều gia đình, mà còn là nơi giao lưu, văn hóa tín ngưỡng, cố kết cộng đồng. Thế nhưng, hiện nay nhà sàn của đồng bào Cor không còn nữa, nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng vì thế cũng dần bị mất đi.

Độc đáo nhà sàn của người Cor 


Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, nhà sàn truyền thống của đồng bào Cor thường dựng trên một sườn đồi thay thế cho một xóm nhà (gọi là p’lay), có khoảng 10 - 15 hộ gia đình sinh sống. Trong ngôi nhà dài được thiết kế theo lối nhà sau, sân trước và lối đi chung chính giữa. Ngôi nhà chung được chia thành nhiều ngăn cho từng hộ gia đình ăn, ở và sinh hoạt.

Trong mỗi ngăn đều có bếp, có cầu thang đi xuống sân sau, phía trước mặt cửa của mỗi ngăn nhà đều có lối đi chung dẫn ra sân trước của nhà hay qua lại các gia đình với nhau. Sân trước thường có đặt một cây nêu, bếp lửa. Xung quanh nhà sàn đều rào kín, có chừa cánh cửa, đóng mở theo quy định của già làng. 

Nhà văn hóa thôn Bắc xã Trà Sơn (Trà Bồng) được xây dựng theo kiến trúc mô phỏng nhà sàn truyền thống người Cor. 

21 thg 9, 2019

Quan niệm tâm linh về gà cúng của đồng bào vùng cao Nghệ An

Gà là vật phẩm quan trọng trong những nghi lễ tâm linh của cộng đồng các dân tộc miền núi. Người Thái và Khơ mú thường cúng gà trong khi gọi vía, cúng bản, lễ cầu mùa. Người Mông thường cúng một đôi gà gồm cả trống và mái trong khi làm vía cho người trưởng thành. 

Mâm cúng không thể thiếu con gà 


Còn hơn 4 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng chị Lương Thị Cáng ở bản Xiềng Nứa, xã Yên Na, huyện Tương Dương đã chuẩn bị lứa gà để cúng Tết. Ngoài phục vụ gia đình, chị còn dành ra hơn chục con. Gần Tết, nếu ai hỏi mua thì chị sẽ đem bán, gọi là có tiền mua bộ quần áo mới cho hai đứa con nhỏ. Cũng như người miền xuôi, người Thái ở bản Xiềng Nứa khá cầu kỳ trong việc chọn gà cúng Tết.

Con gà là vật phẩm quan trọng nhất xuất hiện trong hầu hết các dịp cúng lễ của người Thái. Khi gọi vía, mỗi gia đình người Thái cần từ 1 hoặc 2 con gà trở lên, tùy vào số lượng bàn thờ trong nhà. Khi có cưới hỏi, gà cũng là thứ đầu tiên người ta nghĩ đến.

Trong mâm cúng dâng lên thần linh trong lễ cúng bản cũng chẳng thể vắng mặt chú gà trống mào đỏ. Khi một người chết đi, nghĩa là về với cõi trời, ngoài gà cúng trên đầu áo quan (người Thái gọi là “cáy tằng hua”), người ta còn phải đem 1 con gà thả ở khu rừng ma, nơi chôn cất để người chết cũng có vật nuôi như người sống. 



Khám phá nét độc đáo trong Tết Bươn Xao của người Thái

Hàng năm đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, người dân xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ lại tưng bừng đón Tết Bươn Xao. Từ bao đời nay, Tết Bươn Xao đã là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của bà con người Thái sống dưới chân Pù Pán. 

Theo bà con người Thái ở Tiên Kỳ, "Bươn Xao" có nghĩa là Tết vào ngày 20 tháng 8. Tết này, có nguồn gốc từ truyền thống uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ mẫu và lịch sử đấu tranh giữ nước ở của địa phương. Trong ngày Tết Bươn Xao, có một món ăn không thể thiếu là món moọc . Dịp này, nhà nhà thi nhau gói moọc, nấu moọc để chuẩn bị Tết. 

Những điều ít biết về gói cơm trong lễ gọi vía của người Thái Nghệ An

Một gói cơm nhỏ giấu kín sau những lớp áo là lễ vật mang theo của thầy mo khi đi gọi vía. Người ta tin rằng, hồn vía đi lạc cũng cần ăn lấy sức để trở về nhà. Đó là ý nghĩa của một lễ vật tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong phong tục tâm linh của người Thái ở Nghệ An. 

Lễ vật không thể thiếu

Đi gọi vía mà thiếu cái gói cơm là không được đâu. Tôi tình cờ nghe được điều này trong một ngày gần đây khi chuẩn bị những lễ vật đem theo đi gọi vía cho người thân. Với người Thái, trong đó có làng bản của tôi thì gọi vía là một nghi lễ thường gặp nhất, mỗi năm không biết phải chứng kiến bao nhiêu lần? 

Lễ vật trong lễ gọi vía không cần quá cầu kỳ, nhưng nhất thiết phải có bát cơm/ gói cơm, cùng với đó là một ít đồ dùng, vật dụng của người được gọi vía. Ảnh: Hữu Vi 

Đặc sắc lễ hội tưởng nhớ nghĩa sỹ Lam Sơn ở miền Tây Nghệ An

Lễ hội "ki mọc" - một sinh hoạt tâm linh của người Thái ở mường Khủn Tinh (Quỳ Hợp - Nghệ An) để tưởng nhớ công ơn của những nghĩa sỹ Lam Sơn hồi thế kỷ 15. 

“Ki mọc” (ăn mọc) là lễ hội của cư dân các cộng đồng người Thái mường Khủn Tinh thuộc xã Châu Quang và một số làng bản thuộc xã Châu Cường, Châu Thái (huyện Quỳ Hợp). Lễ này thường diễn ra vào 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Dù đã có từ lâu đời nhưng lễ hội chỉ ở quy mô dòng họ. Ảnh: Lao Thanh Chương 

Óng ả làng nghề tằm tơ xứ Lường

Từ xa xưa, xã Đặng Sơn (Đô Lương) được biết đến với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, kéo sợi. Một thời, bát ngát đồng bãi ven sông Lam qua địa bàn xã là những nương dâu xanh rì; song qua thời gian, làng nghề dần thu hẹp lại. Tuy không còn nhộn nhịp như trước đây, nhưng về Đặng Sơn hôm nay, du khách vẫn ngỡ ngàng trước những mảng vàng tằm tơ óng ả và tìm hiểu "nghề ăn cơm đứng" truyền thống nơi đây. 

Ở xã Đặng Sơn hiện có khoảng gần 40 hộ trồng dâu, nuôi tằm và khoảng 6 hộ làm nghề ươm tơ. Nghề không nhàn rỗi, vì đặc điểm thời gian tằm ăn cách khoảng 3 tiếng/lần. Nghề nuôi tằm vì thế còn được gọi vui là "nghề ăn cơm đứng", vì dù làm gì cũng phải đúng thời gian cho tằm ăn, như vậy tằm mới chín sớm và đạt năng suất cao. Ảnh: Hải Vương