17 thg 3, 2019

Về Phủ Quỳ xem người Thái làm du lịch cộng đồng

Mô hình phát triển du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu, Nghệ An) đã mang lại những nét mới trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái ở Quỳ Châu.

Đêm lửa trại của du khách tham gia du lịch HomeStay 

Ngược quốc lộ 48 về phía Tây Bắc, qua cánh đồng Tả Chum với những guồng quay con nước bên dòng sông Hiếu là làng Thái cổ Hoa Tiến. Nơi đây từng được ví là “mường đẹp” của Quỳ Châu với tên gọi cũ là Mường Chiêng Ngam. Là nơi lưu giữ văn hóa cổ của người Thái.

Sống chậm ở Dran - Thị trấn cổ bên “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên

Tuy chỉ cách TP. Đà Lạt 40 km, thị trấn Dran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vẫn là một nơi vắng bóng du khách, êm ả nép mình bên hồ Đa Nhim - nơi được mệnh danh là “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên. Nếu là một người yêu thích sự yên bình, nét hoài cổ lãng mạn thì thị trấn lưng đèo này xứng đáng dành ra một vài ngày để dạo chơi.

Thị trấn Dran yên bình bên hồ Đa Nhim (ảnh T.N) 

Hội An trưng bày 200 hiện vật lưu giữ kí ức về nghề y truyền thống

Ngày 15.3.2019 tại Hội An đã diễn ra lễ khai trương mở cửa đón khách Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An tại số nhà 46 Nguyễn Thái Học.


Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An trưng bày gần 200 hiện vật gốc và một số hiện vật phục chế, các tư liệu hỗ trợ liên quan đến nghề y truyền thống nói chung và nghề y ở Hội An nói riêng.

Về chơi Chuôn Ngọ

Chuôn Ngọ - nơi thờ tự ông tổ nghề khảm trai của Việt Nam, cũng là nơi nhiều thợ làng nghề vượt khỏi ranh giới thủ công trở thành nghệ sĩ... Về chơi Chuôn Ngọ dịp đầu xuân là cơ hội khám phá những nét thú vị nơi làng quê Chuôn Ngọ. 

Họa sĩ Nguyễn Xuân Lục trong không gian “Bụi” của riêng mình 

Cách Hà Nội chừng 40 km, làng Chuôn Ngọ ở Chuyên Mỹ, Phú Xuyên tương truyền từ thời Lý đã có nghề khảm trai do Trương Công Thành - danh tướng phò Nguyên soái Lý Thường Kiệt đem quân chinh phạt giặc phương Bắc - sau khi dẹp loạn, trở về quê nhà, trong chuyến ngao du sơn thủy, phát hiện vẻ đẹp từ những mảnh vỏ sò, trai, ốc trôi dạt ven biển, cụ Trương đã nghĩ đến chuyện ghép những mảnh lấp lánh sắc màu ấy thành mảng trang trí sinh động. Nghề khảm trai ra đời, tính đến nay đã hơn ngàn năm tuổi. 

Bên khung dệt của phụ nữ Chăm

Tết này, nếu bạn chưa biết phải đi đâu chơi, có thể cân nhắc đến thăm làng Chăm (ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu), ghé cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Mohamad để được hòa mình vào văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm nơi đây. Chắc chắn, bạn sẽ nhận về nhiều thú vị khó quên!


Làng Chăm này có 3 hộ dân mở cơ sở dệt thổ cẩm. Mỗi nơi có nét đặc biệt riêng, tùy theo cảm nhận của du khách. Tại cơ sở của ông Mahamad (sinh năm 1958), các khung dệt chiếm phần lớn diện tích. Mỗi khung đều có tuổi đời mấy chục năm, phần gỗ được ma sát nhiều với bàn tay con người trở nên sáng bóng. Khung dệt cũng biết quyến luyến con người, nên cần cù làm việc, bền bỉ theo năm tháng. Chỉ có điều, chất liệu gỗ tốt đến mấy, theo thời gian sẽ hư hao dần. Vậy nên, thi thoảng vợ, chồng ông Mahamad phải sửa chỗ này, đóng lại chỗ kia.

Những điểm đến hấp dẫn ở Tịnh Biên

Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, rừng tràm Trà Sư - khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây Nam Bộ, núi Kéc có tảng đá khổng lồ nằm nhô ra… là những điểm đến hấp dẫn. Ngoài ra, Tịnh Biên còn sở hữu nhiều di tích văn hóa, lịch sử cách mạng và các món ngon hấp dẫn thu hút du khách gần xa đến đây tham quan, khám phá. 

Đến Tịnh Biên, địa điểm nổi tiếng nhất không thể không nhắc đến chính là núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn cao 716m (xã An Hảo) - ngọn núi hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn. Núi Cấm được ví như “Đà Lạt của miền Tây”, có khí hậu mát mẻ quanh năm với thảm thực vật phong phú, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, đặc biệt nổi tiếng với nhiều chùa, miếu, am, hang động, như: vồ Thiên Tuế, điện Bồ Hong, sân Tiên, vồ Chư Thần, vồ Ông Bướm, vồ Đầu, chùa Vạn Linh, suối thanh long... gắn với huyền thoại, truyền thuyết đầy lý thú về vùng đất và con người chốn non cao. Trên đỉnh núi Cấm có tượng Phật Di Lặc cao hơn 33m được công nhận đạt kỷ lục Guinness: “Tượng Phật cao nhất trên đỉnh núi ở Châu Á” và là tượng Phật lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan, cúng viếng. 

Du khách đi chùa Vạn Linh trên núi Cấm