25 thg 2, 2019

Lễ cầu ngư - Nét đẹp văn hóa của ngư dân vùng biển

Những ngày đầu xuân, khắp các làng chài ven biển của Quảng Ngãi diễn ra lễ hội cầu ngư. Đây là sinh hoạt văn hóa đậm nét dân gian của cư dân vùng biển.

Hát bả trạo là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đã trở thành nghi thức tâm linh, gắn với lễ hội cầu ngư của cư dân vùng biển xã Bình Thạnh (Bình Sơn). Đây cũng là một trong những di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Sau phần nghi lễ cầu ngư ở lăng Ông, thần Nam Hải được rước ra bến tàu Hải Ninh. Các thanh niên khỏe mạnh rước hương án lên tàu cá và tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng thần cầu mong một năm mới bội thu.

Hát bả trạo được thực hiện ngay trên các con tàu trong ngày đầu ra khơi. 

Lễ hội bắc máng nước ở làng Kon Tu Jốp 2

Hàng năm, vào dịp cuối năm, khi mùa màng thu hái xong, bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 (xã Pô Kô, huyện Đăk Tô) lại tổ chức lễ hội bắc máng nước. Đây là dịp để bà con dân làng cùng tập trung sửa sang lại các máng nước và cúng heo, gà cầu mong Yàng phù hộ cho dân làng có được nguồn nước mát để sinh hoạt hàng ngày và tưới tắm cho ruộng lúa được tốt tươi, mang lại cho bà con cuộc sống ngày một ấm no, sung túc.

Ngồi bên mái nhà rông cao vút của làng, già làng A Nhui cho biết: Xưa kia, để chọn vị trí đất lập làng, người Xơ Đăng thường chọn vùng đất gần suối, gần sông, có nguồn nước mát để thuận tiện cho việc lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Với bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 cũng vậy. Nghe các già làng trước đây kể lại, để lập làng, già làng thế hệ trước đã đi chọn đất rất kỹ. Bởi thế, mà làng Kon Tu Jốp 2 có rất nhiều con sông, con suối chảy qua, tưới tắm cho nguồn đất, nguồn nước của làng luôn mát lành.

Với quan niệm “vạn vật hữu linh” nên sau khi lập làng, bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 đã làm lễ bắc máng nước cầu mong Yàng nước, Yàng sông, Yàng suối phù hộ cho bà con dân làng được đón nguồn nước mát về làng. Để tỏ lòng biết ơn thần linh đã phù hộ cho bà con dân làng có được nguồn nước mát và cũng để bảo vệ nguồn nước giọt cho làng, từ khi lập làng đến nay, mỗi dịp cuối năm, khi mùa màng đã thu hái xong, bà con dân làng thường tổ chức lễ hội truyền thống bắc máng nước.

Nhịp chiêng mùa xuân

“A húuuu!”, già làng Brol Vẻ phun ngụm rượu khắp nhà, cất tiếng hú vang trong tiếng chiêng cồng rộn ràng để “làm phép”, giúp gia chủ rước may mắn, tài lộc. Trong trang phục truyền thống, chủ nhà hân hoan mời già làng thưởng thức thịt chuột, thịt chim rồi đi quanh vòng chiêng xoang, mời mỗi vị khách đến nhà vít rượu cần, ăn những món truyền thống, cùng hân hoan đón mừng năm mới.

Khi những bông hoa cà phê nhuộm trắng vườn, những vườn cao su bạt ngàn thay lá non mơn mởn cũng là lúc dân làng Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Cũng rượu ghè, cơm lam, cá chua; cũng bánh mứt, hạt dưa như bao làng, bao thôn khác, nhưng ở đây, bà con còn tập cồng chiêng, dệt trang phục thổ cẩm, tập những bài hát truyền thống… để đón Tết theo kiểu riêng của mình.


Hát múa ăn mừng dưới cây bông

Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Bọoc Mạy) với những lời ca, điệu múa của người Thái vang trên quê hương thứ hai, ai nấy đều không khỏi bồi hồi và tự hào. Tất cả đều cùng một quyết tâm kết nối cộng đồng, đoàn kết, chăm chỉ làm ăn để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên vùng đất mới Ia H’Drai.
Khúc ca trên vùng đất mới


“Hỡi trai gái mường trên… hú… hú… hú
Hỡi trai gái mường dưới… hú… hú… hú
Ta cùng về đây trồng cây cho hoa nở thắm
Ta cùng về đây chơi hoa, cho mường trên mường dưới đẹp như bông như hoa… hú…hú…hú…”


Lời của bà một (chủ lễ), đứng ra khấn xin thần linh trong lễ hội – do chị Hà Thị Xuyên (34 tuổi), Thôn trưởng thôn 4, xã Ia Dal, huyện Ia H’Drai cất lên vang vang, sao thiết tha như gọi mời mọi người - “trai gái mường trên”, “trai gái mường dưới” - đến chung vui Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông với bà con.

23 thg 2, 2019

Khách sạn 5 sao từng đón tiếp các tổng thống, nữ hoàng ở Huế

Biệt thự gần 90 tuổi ở Huế mang đậm kiến trúc thời thuộc địa, từng đón tiếp nhiều chính khách trong và ngoài nước, gần nhất là Nhật hoàng Akihito. 

Có địa chỉ tại số 5 đường Lê Lợi, thành phố Huế, khách sạn Azerai La Residence nằm trên khuôn viên rộng 2 ha với 200 m đường bờ sông. 

Phượng vàng khoe sắc khắp phố núi Bảo Lộc

Thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang thu hút du khách bởi vẻ đẹp của hoa phượng nở rộ như nắng mùa xuân. 

Hiện thành phố Bảo Lộc có khoảng 15 cây phượng vàng được trồng tại các khu vực như nhà thờ Tân Thanh (xã Lộc Thanh), tu viện Bát Nhã (xã Đam B’ri), trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế Bảo Lộc, trường THPT Châu Á Thái Bình Dương (đường Huỳnh Thúc Kháng, phường 2)…