7 thg 9, 2018
Phở khô – không chỉ là món ăn!
Cô nhớ Kon Tum, nhớ món phở khô quá. Cô chỉ muốn có dịp quay lại thăm Kon Tum, để cảm nhận những đổi thay của quê hương thứ hai đã thấm đẫm vào cô như máu thịt và còn để được thưởng thức vị beo béo, dai dai của bánh phở khô, vị ngọt dịu thanh thanh của nước dùng… Lời tâm tình của người mấy chục năm gắn bó với Kon Tum nay nghỉ hưu về quê sinh sống đã khiến tôi chợt nghĩ, phở khô Kon Tum - không chỉ là một món ăn…
6 thg 9, 2018
Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy
Trong bài vọng cổ Tình anh bán chiếu có câu:
Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào
Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào
và câu
Hỡi ôi, con sông Phụng Hiệp nó chảy ra bảy ngả, mà sao lệ của tôi nó cũng lai láng muôn dòng.
Bạn thấy có gì lạ không? Ngã Bảy thì dấu ngã, còn bảy ngả thì dấu hỏi!
Tui nói thiệt nghe, hồi nào tui vẫn quen viết chữ Ngả với ý nghĩa là hướng đi bằng dấu hỏi. Thí dụ như: Mỗi người đi mỗi ngả, Đôi ngả chia ly, Đường đời trăm ngả... Nhưng khi viết ngã ba, ngã tư, ngã bảy... thì lại viết dấu ngã (chắc chắn cách viết này đúng, vì có rất nhiều địa danh mang dạng Ngã x, và được thấy viết dấu ngã trên rất nhiều văn bản, bảng tên đường, bảng hiệu...).
Bạn thấy có gì lạ không? Ngã Bảy thì dấu ngã, còn bảy ngả thì dấu hỏi!
Tui nói thiệt nghe, hồi nào tui vẫn quen viết chữ Ngả với ý nghĩa là hướng đi bằng dấu hỏi. Thí dụ như: Mỗi người đi mỗi ngả, Đôi ngả chia ly, Đường đời trăm ngả... Nhưng khi viết ngã ba, ngã tư, ngã bảy... thì lại viết dấu ngã (chắc chắn cách viết này đúng, vì có rất nhiều địa danh mang dạng Ngã x, và được thấy viết dấu ngã trên rất nhiều văn bản, bảng tên đường, bảng hiệu...).
Chợ Ngã Bảy ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
Tuyến tham quan thành cổ Diên Khánh - thành cổ quân sự duy nhất miền Trung
Thành cổ Diên Khánh là thành lũy quân sự duy nhất của triều Nguyễn, nằm trên tuyến tham quan các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia ở Khánh Hòa.
Du khách khởi hành từ cửa sông Cái Nha Trang, trên cung đường đến thành cổ, sẽ đi qua nhiều di tích cấp quốc gia
Tranh kiếng Nam bộ
Ở Nam Bộ, tranh thờ ngày xưa, cực hiếm hoi là các bức chạm gỗ, phù điêu sơn son thiếp vàng và phổ biến là các bài vị khắc chữ Hán trên gỗ; kế đó là các sản phẩm cẩn xà cừ hay phổ biến là viết vẽ trên giấy hồng đơn... Đến đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của tranh kiếng đã cung ứng cho nhu cầu trang trí, thờ tự một loại đặc phẩm mỹ thuật thích dụng và đặc biệt, nhờ chúng có giá thành hạ nên nhanh chóng phổ biến khắp cả miền Nam, trong cả đình, chùa, đền, miếu đến tận gia đình, tiệm quán...
Nghề vẽ tranh kiếng được truyền vào Việt Nam do những di dân người Hoa vào đầu thế kỷ XX. Lúc đầu, các tiệm kiếng ở Chợ Lớn chỉ buôn bán các loại kiếng soi mặt, cắt kiếng lộng khuôn hình, lắp tủ kiếng và những loại kiếng màu xanh, vàng, đỏ để gắn khung cửa chớp, cửa gió... về sau họ còn vẽ những tấm đại tự trên kiếng thủy, chữ nhũ vàng dùng để mua tặng nhân dịp hiếu hỷ khai trương, tân gia, đám cưới, chúc thọ... và cả những bộ tranh thư họa.
Nghề vẽ tranh kiếng được truyền vào Việt Nam do những di dân người Hoa vào đầu thế kỷ XX. Lúc đầu, các tiệm kiếng ở Chợ Lớn chỉ buôn bán các loại kiếng soi mặt, cắt kiếng lộng khuôn hình, lắp tủ kiếng và những loại kiếng màu xanh, vàng, đỏ để gắn khung cửa chớp, cửa gió... về sau họ còn vẽ những tấm đại tự trên kiếng thủy, chữ nhũ vàng dùng để mua tặng nhân dịp hiếu hỷ khai trương, tân gia, đám cưới, chúc thọ... và cả những bộ tranh thư họa.
Ngũ Công Vương Phật, Chợ Lớn.
Hoang sơ thắng cảnh Bãi Cát Vàng-Bãi Đá Đen
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần nửa giờ chạy xe máy, Bãi Cát Vàng và Bãi Đá Đen (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) là một cụm thắng cảnh hoang sơ, nằm nép mình dưới núi rừng Sơn Trà.
Bãi Cát Vàng và Bãi Đá Đen nằm sát nhau trên cùng một đoạn dốc giữa lòng Sơn Trà. Đúng như tên gọi, mỗi thắng cảnh lại có những nét đẹp đặc trưng. Nếu như Bãi Cát Vàng có những "thảm cát" trải dài theo chân núi và những làn nước biển trong xanh thì Bãi Đá Đen gây ấn tượng mạnh cho du khách với những khối đá to lớn nhiều hình thù kỳ lạ.
Bãi Cát Vàng và Bãi Đá Đen nằm sát nhau trên cùng một đoạn dốc giữa lòng Sơn Trà. Đúng như tên gọi, mỗi thắng cảnh lại có những nét đẹp đặc trưng. Nếu như Bãi Cát Vàng có những "thảm cát" trải dài theo chân núi và những làn nước biển trong xanh thì Bãi Đá Đen gây ấn tượng mạnh cho du khách với những khối đá to lớn nhiều hình thù kỳ lạ.
Nét hoang sơ của Bãi Cát Vàng trong một ngày đầy nắng.
Lá cờ cách mạng trên đỉnh núi "Rồng"
Núi Long Phụng, chùa Ông Rau ở xã Đức Thắng (Mộ Đức) không chỉ là thắng cảnh, mà còn là một trong những cơ sở cách mạng gắn với phong trào chống Pháp và tay sai trong cao trào cách mạng 1930-1931 và khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Quảng Ngãi.
Từ trung tâm xã Đức Thắng đi theo hướng đông chừng 3km là đến bãi biển Tân Định, nơi có dãy núi Long Phụng chạy dọc theo bờ biển. Ở sườn đồi phía đông của núi là di tích chùa Ông Rau. Bao bọc quanh dãy núi Long Phụng là biển và những cách đồng lúa trù phú.
Từ trung tâm xã Đức Thắng đi theo hướng đông chừng 3km là đến bãi biển Tân Định, nơi có dãy núi Long Phụng chạy dọc theo bờ biển. Ở sườn đồi phía đông của núi là di tích chùa Ông Rau. Bao bọc quanh dãy núi Long Phụng là biển và những cách đồng lúa trù phú.
Bia di tích thắng cảnh núi Long Phụng, chùa Ông Rau.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)